Úc nằm trong tầm tấn công của tên lửa Trung Quốc đặt ở Biển Đông?
Giới chuyên gia quốc phòng Úc lo ngại rằng nước này nằm trong tầm tấm công của Trung Quốc, khi Bắc Kinh có thể triển khai tên lửa và máy bay từ các đảo nhân tạo trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Hãng tin Fairfax cho biết, theo giới chuyên gia, từ căn cứ hải quân ở Trường Sa, Trung Quốc có thể tấn công Australia một cách dễ dàng với các dàn tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom H-6K hay máy bay tàng hình H-20 mang theo tên lửa hành trình.
Giới chuyên gia Úc kêu gọi chính phủ phải chú ý đến yếu tố tái quân bình sức mạnh tại châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có việc Mỹ đóng quân tại Canberra.
Họ dự đoán Trung Quốc sẽ “tuần tra khiêu khích” Úc, giống như Nga thường xuyên cho máy bay áp sát hoặc xâm phạm không phận Nhật Bản.
Nỗi lo ngại được nâng cao hơn nữa sau khi tướng không quân Trung Quốc Mã Hiểu Thiên công bố hôm thứ Sáu rằng, nước này đang phát triển một máy bay ném bom tầm xa để cải thiện khả năng tấn công từ xa.
Cựu cố vấn an ninh Andrew Shearer cho rằng Trung Quốc đã nhanh chóng cải tiến tên lửa đạn đạo để có thể vượt qua hệ thống lá chắn tên lửa Patriot của Úc do Mỹ cung cấp. Trong khi đó, chuyên gia Malcolm Davis của Viện Chính sách Chiến lược Úc cũng nhận định Trung Quốc đang chuẩn bị vũ khí “tàng hình” để đối đầu với “hệ thống chống tàng hình” của Canberra.
Video đang HOT
Các chuyên gia cũng đề nghị Canberra đưa máy bay chiến đấu F-35 lên phía Bắc để có thể nghênh chiến kịp thời và tăng cường hệ thống phòng không ở khu vực này.
Bộ Quốc phòng Úc thông báo đưa thêm 1000 quân cùng máy bay trinh sát và chiến hạm tới thành phố Derby, phía Tây Bắc nước này, để tham gia cuộc tập trận “Lá chắn phương Bắc” (Northern Shield), nhằm kiểm tra khả năng đối phó khi xảy ra khủng hoảng.
Theo Danviet
Mưu tính của Nga khi cùng Trung Quốc tập trận Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết nước này và Nga sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân "thường kỳ" trên Biển Đông vào tháng 9 tới.
Các cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông có tranh chấp, sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết hôm 12.7, trong đó khẳng định Trung Quốc không có các quyền lịch sử ở Biển Đông đồng thời chỉ trích hành động phá hoại môi trường tại đây.Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng tại Tòa Trọng tài và bác bỏ phán quyết trên.
Theo Tân Hoa xã, cuộc tập trận này được tiến hành cả trên biển và đất liền và sẽ "tăng cường khả năng của hải quân hai nước để cùng nhau đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải".
Trung Quốc và Nga đã thúc đẩy các hợp tác an ninh của họ trong những năm gần đây bằng những cam kết tăng số lượng các cuộc tập trận chung vào năm 2016. Cuộc tập trận trong tháng 9 sẽ đánh dấu lần tập trận hải quân chung thứ bảy giữa hai nước kể từ năm 2005, đặc biệt diễn ra thường niên kể từ năm 2012.
Một cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc năm 2014.
Năm 2015, cuộc tập trận trên biển diễn ra ở hai nơi, một ở Địa Trung Hải vào tháng Tư và một ở biển Nhật Bản vào tháng Tám. Như Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu trong báo cáo năm 2016 về hoạt động quân sự của Trung Quốc: "Giai đoạn một ở Địa Trung Hải tập trung vào việc bảo vệ đường biển (SLOCs) và chống khủng bố và cuộc tập trận thứ hai trong vùng biển Nhật Bản là nhằm diễn tập chống đổ bộ".
Chi tiết về cuộc tập trận trên Biển Đông vào tháng 9 tới chưa được tiết lộ, song Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói rằng, cuộc tập trận này là "hoạt động tập trận thường niên giữa hai quân đội, nhằm củng cố và phát triển hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc và tăng cường khả năng của hải quân hai nước để cùng nhau đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải ".
Ông Dương Vũ Quân nói thêm: "Cuộc tập trận không nhắm mục tiêu bất kỳ vào bên thứ ba nào".
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, việc tiến hành tập trận quân sự trong vùng Biển Đông vẫn là một chủ đề nhạy cảm chính trị, bất kể là nước có liên quan. Chính Trung Quốc đã lên án Mỹ tiến hành tập trận ở Biển Đông. Tháng 4.2016, khi Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc tập trận chung trong khu vực, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói với các phóng viên: "Các hành động của Mỹ và Philippines gây rối loạn quan hệ giữa các nước trong khu vực, gây xung đột trong khu vực, làm trầm trọng thêm căng thẳng và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định ở biển Đông".
Dù lên tiếng chỉ trích Mỹ và Philippines nhưng chính Trung Quốc đã sử dụng cuộc tập trận như tín hiệu chính trị trước. Đáng chú ý, Trung Quốc đã tổ chức tập trận hải quân trước và sau khi Tòa án Trọng tài ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Không quân Trung Quốc cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập gần khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough và tiết lộ hình ảnh của các máy bay ném bom H-6K bay qua khu vực này.
Đối với Nga, cuộc tập trận chung trên Biển Đông lần này sẽ có một chút khó khăn hơn. Nga không chỉ có quan hệ với Trung Quốc, mà Nga còn là đối tác, là bạn bè thân hữu của các nước có liên quan đến Biển Đông. Mặc dù muốn làm sâu sắc quan hệ an ninh với Trung Quốc, nhưng Nga đã cố gắng giữ trung lập trong vấn Biển Đông, thậm chí cho thấy một số dấu hiệu khó chịu với sự háo hức của Trung Quốc để có được sự hỗ trợ của Nga về vấn đề này.
Chưa kể đến việc Nga hiện đang trong quá trình cung cấp hai tàu khu trục và sáu tàu ngầm cho Việt Nam - mà chắc chắn sẽ được sử dụng để tuần tra lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Vậy mưu tính thực sự của Nga trong việc đồng ý tập trận chung với Trung Quốc trên Biển Đông là gì?
Tờ The Diplomat bình luận, lý do chính đằng sau cuộc tập trận chung Nga- Trung trên Biển Đông sẽ là chính trị chứ không phải nhu cầu thực tế.
Theo Danviet
Oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc điều ra Biển Đông dọa được Mỹ? Bắc Kinh công bố hình ảnh máy bay ném bom hiện đại nhất của Trung Quốc H-6K đã bay qua bãi cạn Scarborough vài ngày sau phán quyết của Tòa Trọng Tài về Biển Đông. Giới quan sát coi đây là hành động mới trong cuộc đọ sức giữa Mỹ với Trung Quốc trên không phận Philippines. Cuối tuần qua, hình ảnh máy...