Úc kêu gọi các nhà thuốc tham gia tiêm ngừa COVID-19
Người dân Úc có thể không cần phải tới bệnh viện để tiêm ngừa COVID-19 sau khi chính phủ cho biết sẽ mời các nhà thuốc tham gia triển khai chương trình tiêm ngừa miễn phí.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Sydney, Úc ngày 21-12-2020 – Ảnh: REUTERS
“Chúng tôi sẽ mời họ, trong trường hợp họ đáp ứng các tiêu chuẩn, cùng tham gia triển khai tiêm ngừa, cũng giống như đối với cúm vậy. Họ có kinh nghiệm và được đào tạo trong việc phân phối thuốc… và cũng có nghĩa là sẽ có thêm nhiều điểm để người Úc tiêm vắc xin COVID-19″, trang 9 News của Úc dẫn lời Bộ trưởng Y tế Greg Hunt nói ngày 31-1.
Video đang HOT
Úc hiện có khoảng 5.800 nhà thuốc. Nếu đăng ký tham gia, họ cũng sẽ được trả tiền như các bác sĩ, nhân viên y tế trong bệnh viện.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh Úc đã 14 ngày liên tiếp không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, với tổng số ca bệnh dừng lại ở mốc 29.000 và 909 ca tử vong.
Chính phủ Úc dự kiến tiêm ngừa vắc xin của hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech SE cho các nhóm ưu tiên như người già vào cuối tháng 2-2021. Loại này được triển khai tiêm tại các bệnh viện do yêu cầu lưu trữ ở nhiệt độ cực thấp.
Vắc xin của hãng AstraZeneca, hiện vẫn chưa được phê duyệt tại Úc, dự kiến sẽ bắt đầu được tiêm từ tháng 5-2021.
Các nhà thuốc tham gia tiêm ngừa sẽ được đào tạo để tiêm vắc xin của AstraZeneca.
“Điều quan trọng nhất của việc tiêm ngừa là đạt được tỉ lệ càng cao càng tốt. Các nhà thuốc là môi trường an toàn, người dân rất thoải mái khi đến nhà thuốc ở địa phương mình và họ thường đến nhà thuốc để tiêm ngừa cúm trong những năm gần đây”, ông George Tambassis, lãnh đạo Hội dược Úc, nhận định.
Australia tuyên bố nhanh chóng đánh bại làn sóng lây nhiễm thứ ba
Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố nước này đã đánh bại làn sóng lây nhiễm thứ ba của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia, ngày 20/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Morrison đã triệu tập phiên họp Nội các ngày 22/1, với sự tham gia của lãnh đạo các bang và vùng lãnh thổ, để thảo luận cách ứng phó với dịch hiện nay của Australia. Phát biểu với báo giới sau phiên họp, ông Morrison khẳng định: "Chúng ta đã đánh bại làn sóng thứ ba".
Làn sóng lây nhiễm thứ ba đã bùng phát từ các bãi biển phía Bắc Sydney, khiến hoạt động đi lại đến bang New South Wales, Western Australia và Queensland phải giảm bớt từ đầu tháng 1/2021 nhằm ngăn chặn mối đe dọa của biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, đến ngày 22/1, Australia đã ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp không có ca nhiễm nào.
Tại phiên họp trên, Nội các cũng thảo luận chương trình vaccine, dự kiến tiêm đại trà tại Australia từ tháng 2 tới, cũng như các vấn đề nguồn cung vaccine của Pfizer trong bối cảnh nhu cầu tăng cao. Ông Morrison cho biết hiện nhu cầu vaccine trên toàn châu Âu và nhiều nơi khác đang rất lớn nên "chúng ta có thể bắt đầu tiêm chủng với quy mô nhỏ trước khi có thể tiêm đại trà trên diện rộng hơn".
Hiện nhiều bang của Australia đã đề xuất tăng tiếp nhận công dân hồi hương. Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison khẳng định ưu tiên cao nhất của chính quyền liên bang và các địa phương vẫn là đảm bảo an toàn cao nhất cho người dân. Chính vì vậy, giới hạn về số lượng người dân trở về trên các chuyến bay hồi hương sẽ không thay đổi cho đến cuộc họp của Nội các liên bang mở rộng tiếp theo vào giữa tháng sau.
Theo tin từ Chính phủ Australia, tính từ giữa tháng 9/2020 đến nay, nước này đã cung cấp các chuyến bay và bố trí cơ sở cách ly để đón gần 79.000 người dân trở về nước. Vào thời điểm hiện tại, hơn 40.000 người dân vẫn đang mắc kẹt ở nước ngoài và mong muốn được sớm trở về.
Chặn ảnh hưởng Trung Quốc, Australia 'lấy lòng' các quốc đảo ở Thái Bình Dương Australia đang tăng cường quan hệ với các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương nhằm đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực này. Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison cam kết cung cấp cho các nước láng giềng vaccine COVID-19 vào năm 2021, coi đây như một phần của gói hỗ trợ trị giá 385...