Úc gây áp lực về vấn đề Biển Đông
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã thẳng thắn nêu lo ngại về Biển Đông trong các cuộc hội đàm với giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đón Thủ tướng Malcolm Turnbull tại Bắc Kinh – Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AAP ngày 16.4, cuộc gặp giữa Thủ tướng Turnbull và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tối 15.4 kéo dài đến 1 tiếng đồng hồ thay vì 30 phút như kế hoạch và khiến chuyến bay về nước của phái đoàn Úc bị hoãn tới 45 phút.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Turnbull kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 9.2015. Chuyến thăm thu hút sự chú ý của dư luận giữa lúc Úc và nhiều nước khác rất quan ngại về những biến động tại Biển Đông, vốn xuất phát từ những hành động phi pháp của Trung Quốc.
Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập, Thủ tướng Turnbull bày tỏ hy vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương gắn bó hơn với Trung Quốc, đặc biệt về thương mại. Ông nêu rõ Canberra sẵn sàng tăng cường trao đổi và phối hợp với Bắc Kinh trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, Thủ tướng Úc cũng thẳng thắn bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc giải quyết trong hòa bình mọi tranh chấp lãnh thổ.
“Sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong khu vực, bao gồm cả đất nước chúng tôi và Trung Quốc, lâu nay đều dựa trên nền tảng của hòa bình, ổn định. Bất cứ điều gì có thể làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định đều phương hại đến lợi ích của mọi quốc gia”, ông Turnbull nói.
Video đang HOT
Tờ The Australian dẫn lời lãnh đạo Úc cảnh báo thêm là Trung Quốc có nguy cơ bị ảnh hưởng đến lợi ích ngoại giao lẫn kinh tế nếu tình hình khu vực tiếp tục căng thẳng. Vấn đề Biển Đông đã được Thủ tướng Turnbull đề cập trong cuộc gặp trước đó với người đồng cấp nước chủ nhà Lý Khắc Cường, theo Đài ABC News. Hiện chưa có thông tin phản hồi của các lãnh đạo Trung Quốc.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) và người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin trên máy bay V-22 Osprey sau khi kết thúc chuyến thăm tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) ngày 15.4.2016 trên Biển Đông – Ảnh: Hải quân Mỹ
Chuyến thăm của ông Turnbull diễn ra giữa lúc Mỹ thông báo sẽ thường xuyên triển khai lực lượng đến Philippines và tiến hành thêm nhiều cuộc tuần tra chung tại Biển Đông. Ngày 15.4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã hủy chuyến thăm Trung Quốc để lên tàu sân bay USS John C.Stennis đang quá cảnh ở Biển Đông.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, Trung Quốc đã chỉ trích “sự hiện diện của Mỹ làm gia tăng quân sự trong khu vực” và Bộ Quốc phòng nước này ngang nhiên tuyên bố “quân đội Trung Quốc sẽ theo dõi sát sao tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc”. Đáp lại, Bộ trưởng Carter khẳng định chiến lược của Washington là nhằm duy trì hòa bình và hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo luật, chứ không nhằm khiêu khích xung đột với bên nào khác.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Thủ tướng Úc: Trung Quốc tự làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông kiềm chế, đồng thời cảnh báo Trung Quốc đang làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình khi tăng cường quân sự ở vùng biển này.
Thủ tướng Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc đang làm tổn hại quan hệ quốc tế của mình khi tăng cường quân sự ở Biển Đông - Ảnh: Reuters
"Họ (lãnh đạo Trung Quốc) hiểu rõ cam kết của chúng tôi đối với khu vực ổn định và hòa bình (như Biển Đông) và đó là lý do chúng tôi tiếp tục thúc giục các bên giải quyết tranh chấp trong hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế", AFP dẫn lời Thủ tướng Turnbull trong buổi chiêu đãi do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức tối 15.4, nhân chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của ông Turnbull.
Ông cảnh báo giới lãnh đạo Trung Quốc rằng việc quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông đang đe dọa gây tổn hại mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc, theo tờ The Straits Times ngày 16.4.
Phát biểu của Thủ tướng Úc được đưa ra trong bối cảnh tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy Trung Quốc, vừa có chuyến đi trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Chuyến đi của ông Long được Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố ngày 15.4 là nhằm "giám sát công trình xây dựng" ở đây (?).
Với tuyên bố trên, Trung Quốc muốn trả đũa tuyên bố tăng cường quân sự với Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter một ngày trước đó.
Thủ tướng Úc được người đồng cấp Lý Khắc Cường tiếp đón - Ảnh: Reuters
Là đồng minh của Mỹ, Úc đứng về phía Washington trong vấn đề Biển Đông, trong khi Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn của Úc.
Mỹ và nhiều nước châu Á muốn gây áp lực để Thủ tướng Turnbull bày tỏ quan ngại về những hoạt động quân sự hóa gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo đài ABC News, Thủ tướng Turnbull chỉ nêu vấn đề Biển Đông rất "ngoại giao" trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc cố lái vấn đề sang mối quan hệ lợi ích.
"Chắc chắn vấn đề Biển Đông đã được đề cập trong cuộc gặp, nhưng mặt khác Trung Quốc cũng đã trải thảm đỏ", cựu đại sứ Úc ở Trung Quốc, ông Geoff Raby nhận định.
"Ông ấy (Turnbull) đặt vấn đề này một cách rất ngoại giao và rất phức tạp. Điều tồi tệ nhất mà ông ấy có thể làm là đã sử dụng lối ngoại giao hình thức", ông nói tiếp. Trong ngoại giao, lối "ngoại giao hình thức" (megaphone diplomacy) thường được sử dụng thông qua tuyên bố, thông cáo báo chí thay vì đối thoại trực tiếp để phản ánh vấn đề quan tâm.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc trừng phạt hàng trăm quan chức trong vụ bê bối vắc xin Dưới áp lực của dư luận trong nước, chính quyền Trung Quốc phải mạnh tay đối với vụ bê bối vắc xin khi trừng phạt hơn 350 quan chức và bắt hơn 200 nghi phạm. Trung Quốc trừng phạt các quan chức trong vụ bê bối vắc xin - Ảnh minh họa: Reuters Các quan chức này thuộc Ủy ban sức khỏe quốc...