Úc đầu tư 73 triệu USD vào khoa học lượng tử
Úc xác định khoa học lượng tử là một trong những lĩnh vực công nghệ quan trọng đối với quốc gia.
Theo Reuters, Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 17.11 cho biết chính phủ sẽ chi 100 triệu đô la Úc (khoảng 73 triệu USD) để phát triển công nghệ lượng tử, sau khi xác định 9 lĩnh vực công nghệ được tin là sẽ đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích quốc gia.
Thủ tướng Úc Scott Morrison
Mặc dù công nghệ lượng tử, dựa trên các nguyên lý cốt lõi của vật lý, vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng nó đã trở thành ưu tiên của các nhà đầu tư có tham vọng cách mạng hóa các ngành từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến trí tuệ nhân tạo (AI) và dự báo thời tiết.
Trong những tháng gần đây, Úc đã hứa chi hàng tỉ USD để hiện đại hóa nền kinh tế và cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, bằng cách thúc đẩy sản xuất trong các ngành như tài nguyên, khoáng sản quan trọng, cũng như hỗ trợ phát triển công nghệ phát thải thấp.
Để đẩy nhanh kế hoạch kinh tế, Úc sẽ hỗ trợ 9 công nghệ, trong đó lĩnh vực đầu tiên là công nghệ lượng tử. Phần lớn trong số gói chi tiêu 100 triệu đô la Úc sẽ được dùng cho việc thương mại hóa nghiên cứu lượng tử, tạo liên kết với các thị trường và chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
Video đang HOT
“Khoa học và công nghệ lượng tử có tiềm năng cách mạng hóa toàn bộ các ngành công nghiệp”, ông Morrison nói.
Thông báo của Úc đã được ngành công nghệ thông tin nước này vô cùng hoan nghênh. “Công nghệ lượng tử có tiềm năng trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỉ USD, tạo ra hàng ngàn việc làm cho người Úc”, Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Thông tin Úc Ron Gauci nói.
Ông Morrison cho biết thêm, chính phủ cũng sẽ hỗ trợ các công nghệ khác, bao gồm an ninh mạng tiên tiến, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản, phương tiện tự hành và thuốc kháng sinh mới. Tuy nhiên, ông cảnh báo về những tác động đạo đức liên quan đến những phát triển mới này. “Chúng ta cần phải tự hỏi bản thân điều gì nên làm với công nghệ, thay vì chỉ quan tâm đến việc điều gì công nghệ có khả năng làm”.
Điểm sáng Việt Nam trên bản đồ AI thế giới
"Hành trình mang trí tuệ nhân tạo vào y tế của DrAid" là nội dung được VinBrain mang tới hội nghị ảo AI toàn cầu (GTC) do Nvidia tổ chức từ 8/11 đến 11/11.
Trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam đang từng bước vươn lên trở thành điểm sáng và nhận sự ghi nhận từ cộng đồng quốc tế. Minh chứng là việc nhiều đại diện AI Việt Nam được mời chia sẻ về những nghiên cứu, sản phẩm tại các hội nghị, sự kiện AI toàn cầu.
Theo số liệu mới nhất năm 2018 từ WIPO, trong 6 nước thuộc khu vực Đông Nam Á có phát minh, sáng chế về AI, Việt Nam đứng thứ 2 với tổng cộng 372 hồ sơ. Từ năm 2016 đến 2020, Việt Nam có 96 dự án quốc gia liên quan đến AI được đầu tư, với tổng số vốn 169,2 tỷ đồng.
Anh tài hội tụ tại GTC 2021
Hội nghị GTC 2021 do Nvidia, tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ, tổ chức đã thu hút sự tham gia của hơn 200.000 nhà nghiên cứu và lãnh đạo AI trên thế giới. Sự kiện tập trung vào AI, một trong những công nghệ mũi nhọn trên các thiết bị hiện đại ngày nay.
Ông Trương Quốc Hùng, Tổng giám đốc VinBrain, là một trong 3 đại diện Việt Nam góp mặt tại GTC 2021.
Các diễn giả tại GTC 2021 gồm nhiều gương mặt nổi tiếng trong lĩnh vực AI toàn cầu như Anima Anandkumar - Giám đốc Nghiên cứu của Nvidia, Alan Aspuru-Guzik - Giáo sư hóa học và khoa học máy tính tại Đại học Toronto (Canada), Kay Firth-Butterfield thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới, Samy Bengio - Giám đốc cấp cao về nghiên cứu AI và ML của Apple...
Bên cạnh đó, lãnh đạo từ hàng trăm tổ chức khác như Amazon, AstraZeneca, Baidu, BMW, Facebook, Ford, Google, Microsoft, Rolls-Royce, Samsung, Volvo... cũng góp mặt tại sự kiện.
GTC 2021 là cơ hội lớn để các nhà phát triển và lãnh đạo doanh nghiệp học hỏi nhiều tiến bộ trong lĩnh vực AI, tăng tốc tính toán, đồ họa máy tính từ những nhà đổi mới, khoa học và nghiên cứu hàng đầu thế giới.
Trong 3 đại diện Việt Nam góp mặt tại sự kiện, ông Trương Quốc Hùng, Tổng giám đốc VinBrain, sẽ chia sẻ về hành trình mang AI vào y tế của DrAid, sản phẩm tạo được tiếng vang trên bản đồ AI quốc tế trong năm qua. Giữa hàng trăm chia sẻ của các diễn giả trên thế giới, chủ đề VinBrain mang tới hội nghị là nội dung được quan tâm hàng đầu trong nhóm thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tính ứng dụng của DrAid
Khi AI phần lớn chỉ dừng ở mức đề tài nghiên cứu, hoặc được thử nghiệm trên quy mô nhỏ, DrAid của Việt Nam tạo dấu ấn nhờ tính ứng dụng thực tiễn với hơn 600 bác sĩ từ gần 100 bệnh viện trên toàn quốc sử dụng.
Ra mắt tháng 6/2020, DrAid là sản phẩm AI hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán hình ảnh y tế hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam. Sản phẩm có khả năng phát hiện, sàng lọc trên 21 dấu hiệu bất thường và bệnh lý về tim, phổi, xương trong 5 giây với độ chính xác trên 90,2%. DrAid cũng giành chiến thắng tại giải thưởng quốc tế ACM SIGAI 2021 cho sản phẩm ứng dụng AI xuất sắc nhất.
Bác sĩ tại bệnh viện Trung ương Huế sử dụng ứng dụng DrAid của VinBrain.
Tính năng cảnh báo và tiên lượng điều trị Covid-19 của DrAid đã được Hội đồng Khoa học Bộ Y tế Việt Nam nghiệm thu. Đây được coi là công cụ hỗ trợ sàng lọc và tiên lượng điều trị Covid-19 mới hữu hiệu, góp phần chủ động dự phòng và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn virus đang tiếp tục lây lan như hiện nay.
Tại Việt Nam, chụp X-quang vẫn là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dễ tiếp cận nhất và được ứng dụng rộng rãi trong y tế ở các cấp thuộc mọi vùng miền. Mô hình AI của DrAid cho Covid-19 lại được đào tạo dựa trên bộ dữ liệu lớn ảnh X-quang ngực thẳng. Bởi vậy, việc ứng dụng DrAid vào sàng lọc, chẩn đoán và tiên lượng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở y tế rất thuận lợi và dễ dàng nhân rộng trên toàn quốc.
Hiện DrAid cho Covid-19 được Sở Y tế TP.HCM đưa vào sử dụng tại các bệnh viện, trung tâm y tế và bước đầu mang lại kết quả khả quan, có ý nghĩa trong hỗ trợ tiên lượng tình hình nhiễm Covid-19. Với sự hỗ trợ đắc lực của DrAid cho Covid-19, việc dự phòng và kiểm soát dịch bệnh được kỳ vọng diễn ra chủ động, mọi lúc mọi nơi, tối ưu nguồn nhân lực và ngân sách y tế.
Chuyên gia 'săn' giải thưởng dùng AI giải bài toán cung ứng Phạm Nam Long từng đưa công ty của anh thành startup Việt đầu tiên vô địch đấu trường khởi nghiệp thế giới nhờ dùng AI tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Phạm Nam Long sinh năm 1989 tại Hà Nội và là gương mặt quen thuộc trong các cuộc thi toán - tin cấp quốc gia thời trung học. Hoàn thành chương trình...