Úc có thể có tàu ngầm hạt nhân sớm hơn dự kiến?
Lãnh đạo đối lập Úc Peter Dutton vừa cho biết Mỹ có thể cung cấp 2 tàu ngầm hạt nhân cho Úc trước khi hết thập niên này thay vì chờ đến cuối thập niên 2030.
Phát biểu trong một chương trình của đài ABC ngày 19.6, lãnh đạo đảng Tự do đối lập, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton cho biết ông đã đến thăm các đối tác tại Connecticut, nơi có căn cứ tàu ngầm chính ở bờ đông Mỹ, và nói chuyện với họ về việc sở hữu tàu ngầm.
Tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Connecticut của Mỹ. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Video đang HOT
Bloomberg dẫn lời ông Dutton nói rằng Mỹ rất muốn nhìn thấy tình hình tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được giải quyết và ông đoán rằng Mỹ sẽ “dốc hết sức” để hỗ trợ Úc sở hữu tàu ngầm hạt nhân “nhanh nhất có thể”.
Trước đó, ông Dutton cho rằng Úc có thể sở hữu hai tàu ngầm hạt nhân đầu tiên từ cơ sở sản xuất ở Connecticut trong thập niên này, thay vì phải chờ đến năm 2038 mới nhận tàu ngầm tự sản xuất trong nước.
Úc tham gia liên minh an ninh mới với Mỹ và Anh có tên là AUKUS hồi tháng 9.2021, theo đó nước này sẽ được hỗ trợ để sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Việc này dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Úc và Pháp, khi Canberra chấm dứt hợp đồng trước đó để mua 12 tàu ngầm điện-diesel của Paris.
Ông Dutton không đưa ra dẫn chứng cho việc Úc sẽ có thể có tàu ngầm đến năm 2030 mà chỉ nói rằng Mỹ và Anh là những đối tác vô cùng sẵn lòng giúp đỡ.
Phát biểu của cựu bộ trưởng quốc phòng Úc được đưa ra trong lúc Thủ tướng Anthony Albanese chuẩn bị sang châu Âu vào cuối tháng 6 để dự hội nghị thượng đỉnh NATO mở rộng về cuộc xung đột tại Ukraine. Ông Albanese có thể sẽ sang thăm Pháp để hàn gắn lại mối quan hệ giữa hai nước.
Mỹ, Anh, Australia ký thỏa thuận chủ chốt trong liên minh tàu ngầm hạt nhân
Mỹ, Anh và Australia đã ký thỏa thuận công khai đầu tiên liên quan đến hợp tác phát triển tàu ngầm hạt nhân, sau khi công bố thỏa thuận lập liên minh quốc phòng có tên AUKUS hồi tháng 9.
Một tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Australia (Ảnh: China Daily).
AFP đưa tin, giới chức Mỹ, Anh và Australia ngày 22/11 đã ký thỏa thuận về chia sẻ "thông tin nhạy cảm" liên quan đến công nghệ hạt nhân dành cho hải quân. Lễ ký kết diễn ra tại Canberra với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton, Đại biện lâm thời Mỹ Michael Goldman và Cao ủy Anh Victoria Treadell.
"Thỏa thuận sẽ mở đường cho sự hợp tác, giúp tăng cường hơn nữa thế phòng thủ chung của chúng ta", Tổng thống Mỹ Joe Biden bình luận trong tuyên bố đưa ra trước lễ ký kết.
Đây là thỏa thuận công khai đầu tiên về công nghệ kể từ khi 3 nước công bố lập liên minh quốc phòng hồi tháng 9 có tên gọi AUKUS nhằm đối phó với những căng thẳng chiến lược ở khu vực Thái Bình Dương, nơi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng lớn.
Theo thỏa thuận AUKUS, Australia sẽ tiếp nhận 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hiện tại có khả năng tàng hình, thực hiện các nhiệm vụ tầm xa.
Thỏa thuận đã khiến Trung Quốc "nóng mặt" và cho rằng đó là một "mối đe dọa" đối với sự ổn định của khu vực. Thỏa thuận cũng khiến Pháp phật lòng vì bị tuột mất thỏa thuận đóng tàu ngầm trị giá 65 tỷ USD với Australia.
Tại sao tàu ngầm hạt nhân 3 tỷ USD của Mỹ lại có thể va vào núi ngầm? Một số người gọi tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut là chiếc ô tô thể thao xa hoa của thế giới tàu ngầm. Đây là một tài sản trị giá 3 tỷ USD của quân đội Mỹ mà những trang thiết bị điện tử tối tân trên tàu được lắp ráp mà không cần bận tâm tới giá cả. Theo kênh CNN, nhưng...