Úc: Cháy rừng hai bang nhập một, “siêu hỏa ngục” hình thành
Hai vụ cháy rừng đã hợp nhất để hình thành một “hỏa ngục” khổng lồ ở miền Đông Nam nước Úc hôm 11-1.
Phần phía Bắc của đám cháy gần thị trấn Corryong ở bang Victoria đã hợp nhất với đám cháy khổng lồ ở bang New South Wales.
Đám cháy mới này bao phủ một diện tích hơn 700.000 ha và đang được lực lượng cứu hỏa cả hai bang Victoria và New South Wales nỗ lực khống chế.
Các nhà chức trách đang đánh giá thiệt hại từ cuộc khủng hoảng cháy rừng chưa từng có tại nước này.
Lính cứu hỏa đã phải vật lộn đối phó với các trận hỏa hoạn trong điều kiện gió to suốt đêm 10-1. Chưa hết, sét đánh gây ra thêm các vụ cháy mới ở hai bang New South Wales và Victoria.
Cháy rừng gần Maragle hôm 10-1. Ảnh: The New York Times
Lực lượng cứu hỏa tại bang Victoria. Ảnh: AAP
Video đang HOT
Ông Shane Fitzsimmons, Ủy viên Cơ quan chữa cháy nông thôn bang New South Wales, cho giới truyền thông biết họ “cực kỳ nhẹ nhõm” khi các đám cháy không hủy diệt hơn suốt đêm qua.
Dù vậy, một người đã bị thương nặng khi nỗ lực bảo vệ tài sản mình trước đám cháy rừng ở gần thị trấn Tumbarumba đêm 10-1. Ngoài ra, 4 lính cứu hỏa bị thương khi nỗ lực dập tắt lửa tại thị trấn Adaminaby.
Trong bối cảnh dự báo thời tiết cho thấy trời sẽ không sớm mưa, các đám cháy rừng dự kiến sẽ hoành hành trong những tuần tới.
Cuộc khủng hoảng cháy rừng cho đến giờ đã khiến ít nhất 26 người thiệt mạng và hơn 2.000 ngôi nhà bị thiêu rụi. Ngoài ra, số lượng động vật thiệt mạng trong mùa cháy rừng năm nay ở Úc được cho là đã tăng lên 1 tỉ con, làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng đối với một số loài.
Chính quyền Thủ tướng Scott Morrison đang đối mặt sức ép phải làm nhiều hơn để chống biến đổi khí hậu, bị các chuyên gia xem là yếu tố khiến các đám cháy thêm tồi tệ.
Đám cháy mới hợp nhất bao phủ một diện tích hơn 700.000 ha và đang được lực lượng cứu hỏa cả hai bang Victoria và New South Wales nỗ lực khống chế. Ảnh: AP
Lính cứu hỏa tại bang New South Wales. Ảnh: AAP
Hàng ngàn người tuần hành ở các thành phố Sydney và Melbourne hôm 10-1, kêu gọi bãi nhiệm ông Morrison và nước Úc hành động cứng rắn hơn để ngăn tình trạng toàn cầu ấm dần lên.
Cùng ngày, hàng ngàn người ở trên đường đi của các đám cháy buộc phải đi sơ tán nhưng vẫn có một số người chọn ở lại để bảo vệ nhà cửa.
P.Võ (Theo The Australian, AP)
Theo Nguoilaodong
Sydney vẫn tổ chức bắn pháo hoa giao thừa mặc cho hỏa hoạn
Các nhà chức trách thành phố Sydney vẫn giữ ý định tổ chức màn trình diễn bắn pháo hoa vào đêm giao thừa mặc dù đã có hơn 250.000 người ký đơn thỉnh cầu kêu gọi hủy bỏ sự kiện này.
Bản kiến nghị trên trang web Change.org cho biết các khoản tiền được sử dụng cho chương trình bắn pháo hoa rực rỡ nên được phân bổ cho các quỹ dùng để chữa cháy.
Thành phố Sydney đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để hủy bỏ sự kiện này trong những tuần gần đây. Bang New South Wales - nơi thành phố Sydney là thủ phủ, đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng hỏa hoạn kéo dài.
Linda McCormick, người khởi xướng đơn thỉnh cầu hơn một tháng trước, nói rằng nên số tiền tổ chức buổi lễ nên được dành cho "nông dân và lính cứu hỏa để cứu lấy động vật hoang dã của Australia". Cô cho rằng pháo hoa có thể "làm tổn thương một số người vì đã có đủ khói bụi trong không khí". Bản kiến nghị trực tuyến đã được hơn 265.000 người ký chấp thuận cho tới sáng Chủ nhật.
Thị trưởng Sydney Clover Moore cho biết bà rất "cảm động vì sự hỗ trợ và chăm sóc cho cộng đồng" của những người kêu gọi, nhưng sự kiện này sẽ tiếp tục diễn ra theo kế hoạch.
"Màn bắn pháo hoa của chúng tôi được lên kế hoạch trước 15 tháng và phần lớn ngân sách đã được phân bổ cho các biện pháp đảm bảo an toàn cho đám đông và dọn dẹp", bà Moore nói.
Đầu tháng này, các nhà tổ chức tại Sydney cho biết việc loại bỏ chương trình bắn pháo hoa "sẽ có ít lợi ích thiết thực cho các cộng đồng bị ảnh hưởng".
"Việc hủy bỏ sự kiện này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các doanh nghiệp Sydney. Nó cũng sẽ phá hỏng kế hoạch cho hàng chục ngàn người từ khắp đất nước và nước ngoài đã đặt chuyến bay, khách sạn và nhà hàng vào đêm giao thừa", ban tổ chức tuyên bố.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã cân nhắc về cuộc tranh luận gần đây và nói rằng "điều quan trọng là gửi một thông điệp tới thế giới".
"Vào đêm giao thừa mỗi năm, cả thế giới hướng về Sydney. Họ nhìn vào sự sống động của chúng ta, họ nhìn vào niềm đam mê của chúng ta, họ nhìn vào thành công của chúng ta và tất cả đều nghĩ rằng: 'Thật là một nơi tuyệt vời!' Họ đã đúng! Và vì vậy, giữa những thách thức mà chúng ta phải đối mặt, tuân theo những cân nhắc về an toàn, tôi có thể nghĩ rằng không có thời điểm nào tốt hơn để bày tỏ với thế giới rằng chúng ta lạc quan và tích cực như thế nào", ông Morrison cho biết.
Australia đã trải qua một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục vào tuần trước, khi nhiệt độ trung bình tối đa trên cả nước đạt 41,9 độ C. Ít nhất 8 9 người đã thiệt mạng, 1 người mất tích và gần 800 ngôi nhà đã bị phá hủy bởi các đám cháy.
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn/CNN
Australia ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng Ngày 19-12, nhà chức trách Australia đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang New South Wales (NSW) do nắng nóng kỷ lục làm bùng phát nhiều đám cháy rừng. Theo Thủ hiến bang NSW, Gladys Berejiklian, đây là lần thứ 2 chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng trong năm kể từ tháng 9 -...