Úc buộc Facebook, Google trả tiền nội dung cho các công ty truyền thông
Hôm 20-4, AFP đưa tin Úc bắt đầu buộc hai “ông lớn” công nghệ của Mỹ là Google và Facebook trả tiền nội dung cho các công ty truyền thông sản xuất tin tức.
Đây được xem là bước đi quan trọng của nước này nhằm mục tiêu bảo vệ ngành truyền thông truyền thống khỏi sự thống trị của nền tảng kỹ thuật số từ các ông lớn công nghệ.
Bộ quy tắc ứng xử này trước đó đã được công bố vào tháng 7-2019 buộc các công ty công nghệ trả tiền cho các công ty truyền thông Úc khi sử dụng tin tức và các nội dung khác của họ.
Các quan chức Úc cho biết việc áp dụng nhằm tạo một sân chơi bình đẳng, đem lại sự công bằng cho các công ty sản xuất nội dung báo chí ở nước này.
Úc bắt đầu buộc Facebook, Google trả tiền nội dung tin tức trên các nền tảng của họ
Video đang HOT
Quyết định của Úc diễn ra chỉ vài tuần sau khi Pháp yêu cầu Google đàm phán với các nhà xuất bản về việc trả tiền khi tái sử dụng nội dung sản phẩm của họ trên trang tin tức tổng hợp của Google cũng như trên công cụ tìm kiếm của hãng này.
Google và Facebook hiện có tác động rất lớn đến ngành công nghiệp tin tức của Úc, với số lượng nhà báo tham gia sản xuất báo in mvà nhà báo làm báo trực tuyến giảm hơn 20% kể từ năm 2014 khi doanh thu quảng cáo kỹ thuật số của họ bị áp đảo bởi hai gã khổng lồ.
Các quy định mới được đưa ra sau một cuộc điều tra kéo dài 18 tháng về sức mạnh của các nền tảng kỹ thuật số do Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) tiến hành, trong đó khuyến nghị chỉnh sửa lại các quy định hiện hành.
Anh Duy
Truy cập tăng, doanh thu Facebook, Google vẫn giảm
Covid-19 kéo dài khiến nguồn thu từ quảng cáo của các đại gia Internet như Facebook, Google bị ảnh hưởng lớn.
Facebook và Google đã mở rộng gấp ba hoạt động kinh doanh quảng cáo và chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu trong 5 năm qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích phố Wall nhận định Covid-19 đang khiến doanh thu hàng năm của cả hai lần đầu tiên trong lịch sử sụt giảm.
Theo New York Times , cả hai đang đối mặt với tình trạng suy thoái, nhưng vẫn khả quan hơn nhiều so với các nền tảng nhỏ. "Đến lúc cần quảng cáo, đa số sẽ vẫn lựa chọn dịch vụ của Google và Facebook. Cả hai sẽ trở lại mạnh mẽ khi đại dịch đi qua", Nicole Perrin, chuyên gia phân tích của eMarketer, nhận định.
Đầu tháng 4, dịch vụ đánh giá địa điểm Yelp yêu cầu 1.100 nhân viên tạm nghỉ. Jeremy Stoppelman, Giám đốc điều hành Yelp, cho biết họ buộc phải giảm chi phí do hầu hết cửa hàng, quán bar... đang quảng cáo trên nền tảng của họ phải đóng cửa. Twitter cũng thông báo doanh thu quý I sẽ giảm nhẹ, trong khi Pinterest hạ 30% kỳ vọng doanh thu cả năm, sau khi chứng kiến nhu cầu quảng cáo giảm mạnh trong tháng trước.
Theo David Rodnitzky, Giám đốc điều hành 3Q Digital, các công ty quảng cáo có xu hướng lựa chọn giải pháp an toàn và tiếp thị sản phẩm trên những nền tảng có lượng người truy cập trực tiếp nhiều nhất như Facebook và Google. Tuy nhiên, thị phần lớn cũng không thể đảm bảo cho nguồn thu quảng cáo của Facebook và Google.
Cuối tháng 3, Facebook cho biết lượng truy cập mạng xã hội này tại các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 tăng đột biến, trong đó số tin nhắn trên Messenger tăng 50% so với tháng trước. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thoại và cuộc gọi video cũng tăng gấp đôi trên Messenger và WhatsApp. Tương tự, lưu lượng sử dụng các dịch vụ video, như YouTube, cũng tăng cao khi người dân ở nhiều nước bị hạn chế đi lại.
Tuy nhiên, trong báo cáo gửi nhà đầu tư, John Blackledge, chuyên gia phân tích của Cowen, cho rằng doanh thu 2020 của cả Facebook và Google sẽ giảm 20% so với dự báo ban đầu. Trong khi đó, Alex Palmer, chuyên gia của Gupta Media, cho biết giá trung bình của dịch vụ quảng cáo trên Facebook giảm khoảng 35-50% từ vài tuần qua.
Facebook không thể duy trì doanh thu quảng cáo và phải hạ giá dịch vụ 35-50%.
"Hoạt động kinh doanh của chúng tôi bị ảnh hưởng tương tự những công ty khác trong ngành", Alex Schultz và Jay Parikh, hai phó chủ tịch Facebook thừa nhận trên blog. "Chúng tôi nhận thấy tình trạng suy yếu trong kinh doanh quảng cáo ở các nước áp dụng biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn Covid-19. Chúng tôi không còn kiếm được tiền từ nhiều dịch vụ".
Mark Mahaney, nhà phân tích của RBC Capital Markets, cho hay, ông không hề gặp quảng cáo trả phí nào khi tìm kiếm theo 50 từ khóa du lịch phổ biến trên Google tháng trước. "Chúng tôi chưa từng thấy hiện tượng này khi tìm từ khóa khách sạn ở Las Vegas. Dấu hiệu này cho thấy thay đổi trong xu hướng quảng cáo trực tuyến", ông nói.
Theo thống kê của Pathmatics, mức chi tiêu trung bình mỗi ngày dành cho quảng cáo trực tuyến của các công ty trong lĩnh vực thể thao và giải trí đã giảm hơn 20% một tháng qua.
Ví dụ, ngân sách quảng cáo của Cirque du Soleil, nền tảng bán vé xem phim và chương trình nghệ thuật, giảm từ 140.000 USD mỗi ngày vào cuối tháng 2 xuống 40.000 USD mỗi ngày vào cuối tháng 3. Đầu tháng 4, công ty quyết định ngừng chi tiền cho quảng cáo. Các hãng du lịch, như Korean Air, Airbnb và Norwegian Cruise Line đình chỉ hầu hết hoạt động quảng cáo trực tuyến từ giữa tháng 3. Tuy nhiên, sau thời gian tạm ngừng, một số thương hiệu như United Airlines, Coldwell Bankers và Panera Bread đã quay lại tiếp thị sản phẩm trên Facebook và Google.
Facebook và Google cũng đang thực hiện các bước để trấn an đối tác. Google hạn chế, cấm tiếp thị khẩu trang, khăn và nước khử trùng trùng. Trong tháng 3, họ gỡ 50 triệu quảng cáo, gồm 10 triệu quảng cáo lừa đảo liên quan đến Covid-19. Facebook cũng áp dụng biện pháp tương tự.
Việt Anh
Điểm lại loạt "phốt" liên tiếp của Zoom: Từ "cảnh nóng" xuất hiện cho đến vi phạm bảo mật, liên quan Trung Quốc khiến Google cũng sợ Ứng dụng trò chuyện nhóm Zoom hiện nay rất nổi tiếng trong bối cảnh đại dịch, nhưng nó cũng có nhiều vấn đề khiến cộng đồng người dùng hoang mang. Liên tục bị các đối tượng ẩn danh chiếu cảnh nóng để phá đám Trước đây khi chưa có tính năng xét duyệt người vào bởi host, chỉ cần có ID và password...