Úc buộc Big Tech trình báo cách xử lý thông tin sai lệch
Cơ quan quản lý truyền thông Úc (ACMA) có thể sẽ bắt buộc các công ty công nghệ lớn ( Big Tech) chia sẻ dữ liệu về cách họ xử lý thông tin sai lệch theo luật mới.
Ngày 21.3, ACMA thông báo luật thông tin sai lệch mới (Disinformation Law) sẽ được chính phủ Úc ban hành trong cuối năm nay nhằm giảm thiểu tin giả và nội dung sai lệch lan truyền trên không gian mạng. Với luật mới, ACMA sẽ được cấp “quyền hạn quản lý để buộc các Big Tech phải chịu trách nhiệm về nội dung có hại [xuất hiện] trên nền tảng của họ”.
Luật mới của Úc sẽ ép các Big Tech phải chia sẻ cách thức xử lý tin giả của họ
Kế hoạch ban hành luật mới được cho là phản ứng của chính phủ Úc sau cuộc điều tra của ACMA hồi tháng 6.2021: có đến 4/5 người trưởng thành ở Úc đã gặp phải thông tin sai lệch về Covid-19 và 76% cho rằng các nền tảng trực tuyến nên làm nhiều hơn nữa để cắt giảm lượng nội dung trực tuyến sai và gây hiểu lầm.
Nghiên cứu của ACMA cho thấy 76% người dân Úc cho rằng các nền tảng trực tuyến nên làm nhiều hơn nữa để cắt giảm lượng nội dung sai và gây hiểu lầm
Đáng chú ý, báo cáo của ACMA chỉ ra rằng các nguồn tin từ mạng xã hội có tỷ lệ thông tin sai lệch về Covid-19 cao nhất và những gương mặt “dẫn đầu” top 5 trong bảng này bao gồm Facebook, WeChat, Twitter, Reddit và TikTok.
Video đang HOT
Mạng xã hội là nơi “chứa chấp” thông tin sai lệch về COVID-19 nhiều nhất, trong đó có đến gần 50% số người dùng Facebook được khảo sát cho biết họ đã gặp phải tin giả trên nền tảng này
“Báo cáo của ACMA khẳng định rằng thông tin sai lệch là một vấn nạn đáng báo động và hiện nó vẫn đang diễn ra”, Nghị sĩ Hon Paul Fletcher, Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Cơ sở hạ tầng Đô thị, Thành phố và Nghệ thuật Úc, kết luận. “Các nền tảng kỹ thuật số phải chịu trách nhiệm về những gì trên trang web của họ và thực hiện hành động khi nội dung có hại hoặc gây hiểu lầm xuất hiện”, ông Fletcher nói thêm.
ACMA cũng cảnh báo rằng thông tin sai lệch, liên quan đến việc cố ý truyền bá thông tin sai lệch để ảnh hưởng đến chính trị hoặc gieo rắc mối bất hòa, đang tiếp tục nhắm vào người Úc.
Luật thông tin sai lệch mới là một động thái mạnh mẽ trong nỗ lực kiềm chế các big tech và “thanh lọc” không gian mạng của chính phủ Úc đương nhiệm, dẫn đầu là Thủ tướng Scott Morrison (còn được người dân Úc gọi tắt là ScoMo) và đảng bảo thủ. Trong suốt nhiệm kỳ, chính quyền ScoMo đã luôn có những động thái cứng rắn nhằm kiểm soát chặt các big tech và bảo vệ quyền lợi của Úc, có thể kể đến như cuộc chiến với Facebook để đạt thỏa thuận trả tiền cho báo chí, yêu cầu các mạng xã hội cung cấp danh tính người dùng gây rối, lừa đảo hay gần đây nhất là kiện Meta với cáo buộc dung túng cho thông tin giả mạo, sai lệch.
DIGI, một cơ quan trong ngành của Úc đại diện cho Facebook, Alphabet (công ty mẹ của Google), Twitter và trang video TikTok, cho biết họ ủng hộ luật mới của nội các ScoMo và cho biết đã chuẩn bị hoàn tất một hệ thống để xử lý các khiếu nại về thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, hiện tại thì ScoMo và đảng bảo thủ đang phải đối mặt với một áp lực rất lớn – cuộc bầu cử liên bang Úc, diễn ra vào tháng 5 tới, mà theo các cuộc thăm dò gần đây thì kết quả hầu hết cho rằng phe ScoMo sẽ thua trước phe đối lập – đảng lao động.
Tin giả, tin sai lệch 'đổ bộ' vũ trụ ảo metaverse
Metaverse đang bùng nổ và sẽ là xu thế phát triển của xã hội trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên tin giả, tin sai lệch đã bắt đầu xuất hiện và có dấu hiệu mất kiểm soát ở vũ trụ ảo này.
Sự cố hi hữu, dấy lên lo ngại
Một công ty khởi nghiệp có tên gọi là Sensorium đã tạo ra một vũ trụ ảo vui nhộn của riêng họ. Tại đây, người dùng có thể tham gia một chuyến tham quan ảo vào một thế giới dưới đáy biển bị bỏ hoang, xem một buổi hòa nhạc được phát trực tiếp với DJ người Pháp Jean-Michel Jarre hoặc trò chuyện với bot.
Công ty này đã đem bản demo (mẫu) vũ trụ ảo của họ đến với một hội thảo công nghệ tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha). Một số đại biểu đã được giới thiệu và trò chuyện cùng bot ảo David, thế nhưng một sự cố bất ngờ ập đến khi David được hỏi về vắc xin. Cụ thể, David đã đưa ra hàng loạt thông tin sai lệch, khẳng định là vắc xin nguy hiểm hơn cả những căn bệnh mà con người đang cố gắng ngăn ngừa.
David (bot của Sensorium) cung cấp thông tin sai lệch về vắc xin
Mặc dù phía công ty Sensorium cho biết họ sẽ thêm các bộ lọc chủ đề nhạy cảm nhằm tránh những sự cố tương tự tái diễn, tuy nhiên vụ việc chỉ ra rằng kiểm duyệt thông tin trên vũ trụ ảo là một vấn đề cần quan tâm.
Chạy đua metaverse, pháp lý cần đặt lên đầu
Các ông lớn công nghệ như Apple, Microsoft hay Meta (Facebook trước đây) đang ra sức chạy đua với xu hướng metaverse, nơi mà người dùng có thể nhập vai vào một vũ trụ ảo và phần nào đó thay đổi sự tương tác giữa người với người trong thời đại mới.
Công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, thế nhưng giới quan sát đã đưa ra nhiều cảnh báo, trong đó có những vấn đề vốn đã nhức nhối trên các nền tảng xã hội hiện nay như tin giả, tin sai lệch.
"Kiểm duyệt thông tin trên vũ trụ ảo sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều so với mạng xã hội", nhận định của nhóm phóng viên đến từ Bloomberg. Xuất phát từ các chính sách lỏng lẻo, fact-checker (công cụ kiểm chứng thông tin) kém cỏi của các công ty công nghệ, đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp những thông tin sai lệch như thuyết âm mưu, ngôn ngữ kích động hận thù và bạo lực, được phép tồn tại và lan truyền nhanh chóng.
"Đổi tên gọi là vậy, thế nhưng Meta vẫn đang dung túng cho các thông tin sai lệch tồn tại trên các ứng dụng, nền tảng của họ. Nếu không kiểm duyệt được các thông tin độc hại trên những nền tảng như Facebook và Instagram, sự kiểm soát thông tin trên metaverse là điều không thể", Alex Cadier, Giám đốc quản lý tại công ty chống tin giả NewsGuard (Vương quốc Anh) nói.
Trước làn sóng nghi ngờ của giới quan sát, các lãnh đạo của Meta liên tục cam kết sẽ tính đến quyền riêng tư và phúc lợi của người dùng khi phát triển vũ trụ ảo. Công ty cũng lập luận rằng những thế giới ảo thế hệ tiếp theo này sẽ không thuộc sở hữu độc quyền của Meta mà sẽ đến từ một tập hợp các kỹ sư, người sáng tạo, các công ty công nghệ có môi trường và sản phẩm hoạt động cùng nhau.
Đồng thời, các cơ quan quản lý trên toàn thế giới có thể bắt đầu tranh luận về các chính sách có thể duy trì sự an toàn của metaverse ngay cả trước khi công nghệ cơ bản được phát triển đầy đủ. "Trước đây, tốc độ mà công nghệ mới đến đôi khi khiến các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý phải bắt kịp. Tuy nhiên, với metaverse thì phải cần đến vài năm nữa để ứng dụng hoàn chỉnh và chúng ta có đủ thời gian để hoàn thiện pháp lý trước đó", Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta phát biểu tại Hội nghị Connect vào 10.2021.
Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta
AI kiểm duyệt thông tin trên metaverse
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để rà soát những nội dung độc hại, vi phạm chính sách cộng đồng vốn đã được những nền tảng mạng xã hội như Meta (Facebook & Instagram), Twitter và YouTube sử dụng. Khi bị nhận diện, các nội dung xấu sẽ được tự động xử lý như xóa bỏ, gắn nhãn độc hại hoặc giới hạn lượt tiếp cận.
Dù không thể nhận diện và xử lý triệt để 100%, việc áp dụng AI để rà soát thông tin là điều tất yếu và cần được duy trì, phát triển liên tục trên mỗi nền tảng mạng xã hội. Tương tự với nền tảng vũ trụ ảo, ứng dụng AI để kiểm duyệt thông tin là rất cần thiết và đòi hỏi AI phải thông minh hơn rất nhiều so với hiện tại.
AI kiểm duyệt thông tin đóng vai trò quan trọng trong metaverse
Nhận định về tầm quan trọng của AI kiểm duyệt thông tin trên vũ trụ ảo, giáo sư Andrea Emilio Rizzoli đến từ Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Dalle Molle (Thụy Sĩ) cho rằng vũ trụ ảo metaverse có an toàn hay không phụ thuộc vào việc các công ty "dạy" AI như thế nào.
Mạng xã hội thất bại trước tin giả, vũ trụ ảo liệu có khá hơn? Thông tin sai lệch là căn bệnh chưa có giải pháp trên các nền tảng xã hội hiện nay. Sự phát triển của vũ trụ ảo (metaverse) có thể sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Cuộc chiến chưa có hồi kết Trong một hội thảo về công nghệ tổ chức tại Lisbon, một số đại biểu đã được giới thiệu...