Ubuntu sẵn sàng cho máy tính bảng và điện thoại
Công ty Canonical (Anh) vừa tuyên bố hệ điều hành nguồn mở và miễn phí Ubuntu của hãng này sẽ hoạt động được trên các thiết bị di động cũng như thiết bị xem truyền hình Internet.
Thời gian chính thức để thiết bị di động đầu tiên dùng nền tảng Ubuntu ra mắt vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên theo trang công nghệ Technewsworld, máy mẫu đang được các nhà phát triển gấp rút nghiên cứu.
Để hoạt động được trên điện thoại di động, Canonical dựa vào giao diện Unity, được trang bị các phiên bản mới nhất của Ubuntu. Unity sẽ thay thế môi trường Gnome để có thể thích ứng được với nhiều loại thiết bị, nhất là những thiết bị dùng màn hình nhỏ.
Giao diện hệ điều hành Ubuntu.
Canonical cũng cung cấp các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây cho phép đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau. Hệ điều hành có thể tương thích với nhiều bộ xử lý máy tính như Intel và AMD cũng như trên cấu trúc ARM của điện thoại di động.
Tuy Canonical tự tin Ubuntu có đầy đủ thế mạnh để chiếm lĩnh thị phần thiết bị di động, thực tế nhiều khó khăn đang chờ đón hệ điều hành mới này. Trong lĩnh vực PC, Windows ngự trị với 92 % thị phần, Mac OS chiếm 7 % và hệ điều hành dựa trên Linux chỉ có 1 %. Hệ thống Linux chỉ chiếm ưu thế trong lĩnh vực về siêu máy tính.
Còn về các thiết bị di động, Ubuntu sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với Android, một hệ thống dựa trên nhân Linux và iOS của hãng Apple. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, Android chiếm 38,5 % thị phần smartphone trong năm 2011, tiếp theo là iOS (19,4 %) và hệ điều hành cho BlackBerry (13,4 %).
Theo
Video đang HOT
Mẹo sử dụng Ubuntu song song với Windows
Linux thực sự hữu ích khi bạn muốn cứu dữ liệu trong ổ cứng khi Windows hỏng hóc. Nhưng liệu với những bộ ứng dụng cơ bản đi kèm, Linux có đủ khả năng trở thành 1 hệ điều hành cài độc lập trên máy tính, thay thế Windows?
Linux thực sự là hệ điều hành nguồn mở với sức mạnh có thể nhỉnh hơn Windows đôi chút, nhưng liệu bạn có thể sử dụng Linux thay cho Windows luôn được không?
Vấn đề đầu tiên mà người dùng cần biết đó là bạn sẽ phải làm quen lại từ đầu với giao diện và cách quản lý file của Linux. Cho dù Linux hiện giờ đã dễ sử dụng hơn trước kia rất nhiều, nhưng tính thân thiện với người dùng vẫn chưa thể bằng Microsoft Windows được. Nếu bạn đang quen sử dụng hệ điều hành của Microsoft, thì khi chuyển sang Ubuntu chắc hẳn bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Việc tìm kiếm các phần mềm, ứng dụng thay thế các ứng dụng trên Windows quả thực cũng là vấn đề hết sức nan giải. Mặc dù có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ Linux có thể tìm thấy trên Internet, nhưng bạn sẽ khó có thể thấy được sự phong phú về chủng loại và sự tiện dụng về chức năng như những phần mềm viết cho Windows.
Điển hình như các ứng dụng văn phòng. Windows có bộ Microsoft Office thì trên Ubuntu bạn cũng sẽ có bộ ứng dụng văn phòng tương tự là OpenOffice; thậm chí bộ ứng dụng này đã được cài đặt miễn phí trong Ubuntu.
Có thể nhiều người cho rằng Windows có Microsoft Office còn Linux có OpenOffice miễn phí là cân bằng, hay thậm chí là Linux còn có lợi hơn do cả hệ điều hành và phần mềm đều không mất tiền. Nhưng nếu đã từng dùng thử 2 bộ phần mềm này bạn sẽ phải nghĩ khác. OpenOffice chỉ là phần mềm miễn phí, vì thế, so về tính năng, nó sẽ không thể đánh bại được Microsoft Office. Mặt khác, giả như bạn cần sử dụng những tính năng hơi nâng cao khi soạn thảo văn bản, bạn sẽ nhận thấy rằng tính năng của Microsoft Office tỏ ra vượt trội hơn hẳn, luôn là thế.
Một điểm cộng cho Linux đó là hệ điều hành này được tích hợp sẵn trình duyệt Mozilla Firefox, trong khi Windows sử dụng Internet Explorer "cây nhà lá vườn". Firefox được đánh giá tốt hơnInternet Explorer ở những điểm nào thì hẳn ai cũng biết. Nhưng vì Firefox là một hãng phát triển phần mềm riêng biệt không liên quan tới Ubuntu, nên để phát triển thị phần, họ cũng phải ra mắt các phiên bản Firefox cho các hệ điều hành phổ biến khác mà chắc chắn là người dùng Windows sẽ không phải tốn quá nhiều công sức để có được phần mềm; còn người dùng Linux thì sẽ chẳng bao giờ có thể cảm nhận được sự mới mẻ của Internet Explorer 9 vừa ra mắt.
Riêng về tốc độ, có lẽ Linux hoạt động êm ái hơn Windows rất nhiều do nhiều yếu tố, mà đặc biệt là do các ứng dụng cho Linux khá nhẹ và không phải chịu bất cứ hư hỏng nào về phần mềm khi nhiễm Virus của đối thủ Windows đang đầy rẫy trên Internet. Nhưng với tốc độ phát triển phần cứng nhanh như hiện nay thì Linux sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời do không thể nhận diện được các thiết bị công nghệ đời mới.
Điều tuyệt vời nhất mà Linux có là bạn có thể thoải mái cài đặt hệ điều hành này cũng như các ứng dụng khác đi kèm, mà không cần biết đến vấn đề trả phí hay bản quyền. Nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các cá nhân hay tổ chức không có nhiều kinh phí cho những bộ phần mềm đắt tiền của Microsoft.
Nếu bạn muốn chạy thử Linux trên máy tính của mình mà không gây ảnh hưởng đến Windows, GenK.vn xin bày cho bạn 1số cách.
Cách 1: cài Ubuntu trên USB
Bước 1: Tải về và chạy ứng dụng Universal USB Installer.
Bước 2: Chọn Ubuntu 10.10 (hoặc bất cứ phiên bản nào bạn muốn cài vào USB). Hãy chọn "Download the ISO" để tải về tập tin ảnh của đĩa cài đặt Ubuntu.
Bước 3: Khai báo đường dẫn tới file ISO đã tải ở bước trên.
Bước 4: Chọn tên ổ USB của bạn (cẩn thận khi làm việc này, vì nếu lựa chọn sai samg ổ đĩa chứa Windows, bạn sẽ gây hỏng toàn bộ dữ liệu có trên Windows).
Vậy là bạn đã tạo xong ổ đĩa chứa hệ điều hành Linux, hãy cắm USB chứa Linux vào máy và chọn chế độ Boot từ USB để chạy hệ điều hành nguồn mở.
Cách 2: Cài đặt Ubuntu như một chương trình của Windows
Nghe có vẻ khó tin nhưng đó lại hoàn toàn là sự thật. Chỉ cần tải và cài đặt phần mềm có tên Wubi tại đây, nó sẽ cài đặt Ubuntu ngay trên phân vùng chứa Windows và tạo ra một file chiếm khoảng 17GB, hoạt động như một ổ đĩa riêng biệt cho Linux khi bạn sử dụng Ubuntu.
Sau khi cài đặt xong, trình Windows Boot Manager sẽ cho bạn lựa chọn Boot vào hệ điều hành Windows hay vào Linux.
Nếu không thích, bạn hoàn toàn có thể gỡ bỏ Ubuntu như bất kỳ chương trình Windows nào. Sau khi chạy thử nhiều người sẽ cho rằng, Linux có lẽ chỉ trở thành một hệ điều hành cứu hộ hệ thống tốt, chứ không thể trở thành kẻ sẽ cạnh tranh với các hệ điều hành trả phí như Windows hay Mac OS.
Tham khảo: PC World
Theo PLXH