UBS – ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ chính thức mua lại Credit Suisse
Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ đã đồng ý mua lại đối thủ đang chìm trong khủng hoảng Credit Suisse với giá 3 tỉ franc (3,23 tỉ USD), đồng thời tiếp quản khoản lỗ lên đến 5,4 tỉ USD.
Thỏa thuận sáp nhập Credit Suisse vào UBS được nhà chức trách Thụy Sĩ hỗ trợ nhằm giúp thị trường ổn định trở lại giữa cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng thời gian gần đây.
Theo một phần thỏa thuận, ngân hàng trung ương Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ cho UBS và Credit Suisse mức thanh khoản 100 tỉ franc (108 tỉ USD), theo Reuters.
Logo của UBS và Credit Suisse tại Zurich. Ảnh REUTERS
Bên cạnh đó, chính quyền còn cung cấp một khoản đảm bảo “gánh” thua lỗ tối đa 9 tỉ franc cho một phần danh mục đầu tư. Khoản đảm bảo này sẽ được kích hoạt nếu danh mục đầu tư này thật sự bị thua lỗ. Trong trường hợp đó, UBS sẽ chịu 5 tỉ franc tổn thất đầu tiên, chính quyền sẽ chịu phần thua lỗ 9 tỉ franc tiếp theo, và UBS sẽ chịu những phần thua lỗ sau đó nữa nếu có.
Sau khi bị rơi tự do hồi tuần trước, giá cổ phiếu của Credit Suisse vào thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 17.3 là 1,86 franc/cổ phiếu, và giá trị ngân hàng là hơn 8,7 tỉ USD.
Khủng hoảng Credit Suisse: Chuyện gì đã xảy ra, và ảnh hưởng các thị trường ra sao?
Credit Suisse là ngân hàng thương mại lớn thứ hai của Thụy Sĩ, xếp sau UBS. Cả hai đều nằm trong danh sách 30 ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu, nghĩa là quá lớn để bị sụp đổ. Năm ngoái, UBS lãi 7,6 tỉ USD trong khi Credit Suisse lỗ 7,9 tỉ USD, theo Reuters. Giá cổ phiếu của Credit Suisse giảm 74% so với một năm trước trong khi cổ phiếu của UBS tương đối bình ổn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị UBS Colm Kelleher bắt tay Chủ tịch Hội đồng quản trị Credit Suisse Axel Lehmann bắt tay sau vụ sáp nhập. Ảnh REUTERS
Giá cổ phiếu của Credit Suisse bị giảm hơn 30% vào ngày 15.3 sau khi cổ đông chính tuyên bố không mua thêm cổ phần. Dư âm từ vụ sụp đổ của các ngân hàng Silicon Valley và Signature tại Mỹ trước đó càng làm gia tăng khủng hoảng. Credit Suisse sau đó được ngân hàng trung ương cung cấp hỗ trợ thanh khoản 54 tỉ USD.
Bộ trưởng Tài chính Karin Keller-Sutter nói rằng khả năng Credit Suisse vỡ nợ có thể gây bất ổn kinh tế không thể bù đắp và thiệt hại liên quan to lớn cho thị trường tài chính trong nước, chưa kể nguy cơ cho các ngân hàng khác.
Do đó, vụ sáp nhập tạo nền tảng cho sự ổn định tại Thụy Sĩ cũng như quốc tế. Theo AFP, thương vụ UBS tiếp quản Credit Suisse đã được châu Âu và Mỹ đón nhận một cách tích cực.
UBS muốn Chính phủ Thụy Sỹ bảo lãnh khoảng 6 tỷ USD nếu họ mua Credit Suisse
Ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS AG đang yêu cầu Chính phủ Thụy Sỹ hỗ trợ khoảng 6 tỷ USD nếu họ mua Credit Suisse, khi hai bên đang cố gắng để đạt được thỏa thuận nhằm khôi phục lòng tin trong ngành ngân hàng Thụy Sỹ đang "ốm yếu".
Logo ngân hàng UBS lớn nhất Thụy Sĩ tại Basel. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngân hàng 167 tuổi Credit Suisse bị mắc kẹt trong tình trạng bất ổn sau khi hai ngân hàng Mỹ là Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ trong tuần qua, khiến cổ phiếu ngân hàng sụt giảm và các nhà chức trách phải gấp rút đưa ra các biện pháp giải quyết.
Hãng tin Reuters cho biết khoản bảo lãnh của chính phủ trị giá 6 tỷ USD mà UBS đang tìm kiếm sẽ trang trải chi phí đóng cửa các chi nhánh của Credit Suisse và các khoản phí kiện tụng tiềm ẩn.
Một trong những nguồn tin cảnh báo rằng các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin vào Credit Suisse đang gặp trở ngại và có thể phải cắt giảm 10.000 việc làm nếu hai ngân hàng sáp nhập với nhau.
UBS đã chịu áp lực từ chính quyền Thụy Sỹ trong việc tiếp quản Credit Suisse để kiểm soát cuộc khủng hoảng, cũng theo các nguồn tin. Kế hoạch này có thể khiến hoạt động kinh doanh tại Thụy Sỹ của Credit Suisse bị tách ra.
Tờ Financial Times đưa tin, Thụy Sỹ đang chuẩn bị sử dụng các biện pháp khẩn cấp để đẩy nhanh tiến độ thương vụ này.
Thụy Sĩ hủy hệ thống phòng không thay vì chuyển cho Ukraine Ngoài Hungary và Áo đã thẳng thừng từ chối việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine, mới đây, Thụy Sĩ đã có động thái tương tự. Thậm chí, nước này còn tự hủy các hệ thống phòng không đã ngừng hoạt động thay vì bàn giao cho Kiev. Thụy Sĩ tiêu hủy nhiều hệ thống phòng không Rapier sau đề nghị chuyển giao...