UBS hoàn tất thương vụ thâu tóm Credit Suisse
Ngày 12/6, ngân hàng UBS của Thụy Sĩ thông báo đã hoàn tất thương vụ thâu tóm Credit Suisse, qua đó cho ra đời một ngân hàng khổng lồ với tổng giá trị tài sản và nguồn vốn lên tới 1.600 tỷ USD.
Trụ sở ngân hàng Credit Suisse ở Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều tờ báo của Thụy Sĩ đã đăng tải bức thư mở của Giám đốc điều hành của ngân hàng UBS Sergio Ermotti và Chủ tịch Colm Kelleher, trong đó đánh giá thỏa thuận giải cứu ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2018 này “là sự khởi đầu của một chương mới”.
Theo thỏa thuận giải cứu, do Chính phủ Thụy Sĩ đưa ra hồi tháng 3 vừa qua, UBS đã đồng ý mua Credit Suisse với giá 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,4 tỷ USD) dưới dạng cổ phiếu và chịu khoản lỗ lên tới 5 tỷ franc do việc đóng cửa một phần hoạt động kinh doanh.
Thương vụ này sẽ tạo ra một ngân hàng quản lý khối lượng tài sản trị giá 5.000 tỷ USD, đưa UBS lên vị trí dẫn đầu tại các thị trường chủ chốt mà lẽ ra ngân hàng này sẽ mất nhiều năm tăng trưởng về quy mô và phạm vi hoạt động mới có thể đạt được. Ngoài ra, thỏa thuận giải cứu cũng sẽ chấm dứt lịch sử 167 năm hoạt động của Credit Suisse, vốn bị xói mòn nghiêm trọng trong những năm gần đây.
Sau thương vụ, các cổ đông của Credit Suisse sẽ nhận 1 cổ phiếu của UBS cho mỗi 22,48 cổ phiếu của Credit Suisse mà họ đang nắm giữ. Ngân hàng mới sẽ sử dụng 120.000 nhân viên trên toàn cầu, mặc dù UBS từng thông báo sẽ cắt giảm lao động nhằm phát huy lợi thế của sự đồng bộ và nhằm cắt giảm chi phí.
EC 'bật đèn xanh' cho thương vụ UBS mua lại Credit Suisse
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 25/5, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã nhận được sự chấp thuận từ Ủy ban châu Âu (EC) về việc mua lại ngân hàng Credit Suisse.
Chi nhánh ngân hàng Credit Suisse ở Lucerne, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo của EC đánh giá "vụ sáp nhập không làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường. Chưa kể, ngân hàng sắp tới cũng sẽ đối mặt với sức ép từ các đối thủ khác trên toàn cầu, bao gồm các ngân hàng lớn của thế giới".
Hồi tháng 3 vừa qua, Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) đã phê duyệt việc UBS tiếp quản Credit Suisse để duy trì tất cả các hoạt động kinh doanh của cả hai ngân hàng mà không bị hạn chế hoặc gián đoạn.
Sau 167 năm tồn tại độc lập, Credit Suisse đứng trước nguy cơ đổ vỡ và ngân hàng UBS sẽ tiếp quản lại trong cuộc giải cứu khẩn cấp do Chính phủ Thụy Sĩ làm trung gian. Thỏa thuận này là vụ "siêu sáp nhập" đầu tiên của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Credit Suisse nằm trong số 30 tổ chức tài chính được coi là ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu và giới chức lo lắng về hậu quả nếu ngân hàng sụp đổ. UBS lớn hơn nhưng Credit Suisse có ảnh hưởng đáng kể, với tài sản trị giá 1.400 tỷ USD được quản lý. UBS có các chi nhánh giao dịch quan trọng trên khắp thế giới, phục vụ giới thượng lưu thông qua hoạt động kinh doanh quản lý tài sản và là cố vấn cho các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn.
Quốc hội Thụy Sĩ thông báo điều tra ngân hàng Credit Suisse Ngày 17/5, Văn phòng Hội đồng nhà nước (Thượng viện) Thụy Sĩ cho biết một ủy ban của quốc hội nước này sẽ tiến hành điều tra nguyên khiến ngân hàng Credit Suisse đến "bờ vực" phá sản và quá trình ngân hàng UBS tiếp quản Credit Suisse. Biểu tượng Credit Suisse tại một tòa nhà ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 4/4/2023. Ảnh:...