Uber ra tính năng cho phép nữ tài xế chọn khách hàng là nữ tại Arab Saudi
Uber hiện đã cho phép nữ tài xế được chọn hành khách là nữ giới để phục vụ tại Arab Saudi.
Uber đã công bố dịch vụ trên vào tuần này sau nhiều tháng nghiên cứu sở thích và xu hướng của các lái xe nữ trên thị trường Arab Saudi.
Uber cho phép nữ lái xe lựa chọn hành khách nữ giới tại Arab Saudi
Dịch vụ có tên Women Preferred View là một cố gắng của Uber trong việc cung cấp các lựa chọn cho tài xế của mình. Arab Saudi đã tiến hành dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm phụ nữ lái xe ở nước này từ tháng sáu năm ngoái.
Arab Saudi đặt ra nhiều hạn chế đối với phụ nữ và cấm sự có mặt của cả hai giới ở một số sự kiện công cộng. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, nhiều lệnh cấm đối với phụ nữ đã bị dỡ bỏ.
Uber cho biết, hãng đã thực hiện khảo sát gần đây và thấy rằng có rất nhiều nữ tài xế chỉ thích phục vụ khách hàng là nữ giới. “ Tính năng mới được tung ra sẽ mở những cánh cửa và cơ hội cho những phụ nữ là đối tác lái xe của Uber và cũng phù hợp với văn hóa địa phương” – Abdellatif Waked, Giám đốc Uber Trung Đông và Bắc Mỹ cho biết.
Uber cũng thông báo thêm sẽ đưa tính năng mới này tới các thị trường khác.
Video đang HOT
Tại Mỹ, các nhà làm luật và khách hàng đã thúc giục các công ty taxi công nghệ tung ra các tính năng mới để tăng cường sự an toàn cho khách hàng.
Bang South Carolina gần đây đã yêu cầu các xe dịch vụ của Uber hoặc Lyft phải gắn đèn trên xe của mình, sau vụ một sinh viên đã chết hồi tháng 3 vừa qua khi cô này vào nhầm một chiếc xe mà cô tưởng đó là xe Uber mình đã đặt.
Trong một nỗ lực khác, trang web MoveOn.org đã kêu gọi các hãng xe ra tính năng mới cho phép khách hàng chọn nữ tài xế cho mình.
Theo tài liệu gửi đi cho đợt IPO của mình vào tuần trước, Uber cho rằng mối quan tâm hàng đầu của hãng là sự an toàn của hành khách và các tài xế của mình. Uber cũng cho biết sẽ công bố điều tra của mình vào năm nay với dữ liệu của các vụ tấn công trên nền tảng đặt xe của mình.
Năm ngoái CNN đã tiến hành điều tra và cho biết, có 103 tài xế Uber bị kiện tại Mỹ do lạm dụng quan hệ hành khách của mình trong vài năm gần đây.
Theo TGTT
Tài xế chạy taxi công nghệ phơi bày thực tế khắc nghiệt: Ngày kiếm 1 triệu đồng nhưng chi phí lên tới 1,3 triệu
Cũng theo người này, so với mô hình taxi công nghệ, xe ôm công nghệ là lựa chọn phù hợp hơn khi không có quá nhiều áp lực.
Những mô hình như Uber, Grab xuất hiện tại Việt Nam đã thu hút không ít tài xế tham gia bởi thời gian làm việc linh hoạt cùng niềm tin vào một mức thu nhập ổn định so với mặt bằng chung. Với những người có sẵn phương tiện, việc hành nghề khá thuận lợi, nhưng với người phải vay ngân hàng trả góp hàng tháng mua phương tiện, mọi chuyện không hề dễ dàng như vậy.
Lời tâm sự trên diễn đàn tài xế công nghệ.
Trên diễn đàn dành cho cộng đồng tài xế công nghệ Việt Nam, một tài xế mới đây đã có nhiều chia sẻ thực tế liên quan đến công việc này.
Theo anh lý giải, các mô hình taxi công nghệ thường chỉ khuyến mãi cao trong 6 tháng đầu tiên, nên những ai đầu tư sớm sẽ đủ tiền trả góp cho xe, chứ đầu tư sau này thì "đều ăn mày cả".
"Tôi có 11 người quen chạy Grab, Uber tới nay hết 9 tài xế bán xe lỗ. Còn lại 2 tài xế, một anh có đứa con gửi về nội xong chạy 24/24 lấy xe làm nhà; một anh thì giao toàn bộ gia đình cho vợ, 5h sáng ra xe xong đến 22h mới về".
Tuy nhiên quan trọng hơn, theo như quan niệm của người này, mức thu nhập của tài xế xe công nghệ nếu "hên" thì khoảng 2 triệu/ngày, còn không thì là 1 triệu. Với những người mua taxi trả góp, thu nhập này không đủ bù chi phí bỏ ra.
"Xe trả góp hãy tính thử: Trả ngân hàng mỗi ngày 500.000 100.000 bảo dưỡng 200.000 ăn uống 500.000 xăng 300.000 mang về lo gia đình. Tổng cộng là 1,6 triệu. Vậy bạn muốn chạy hay không thì tuỳ. Chạy bike ngon nhất mà lại không áp lực lắm", tài xế đưa ra lời khuyên.
Trên thực tế, Uber hay Grab đều là mô hình của kinh tế chia sẻ, bản chất là sử dụng xe nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập. Nhưng khi về Việt Nam, nhiều người coi là "cần câu cơm" chính, sẵn sàng vay trả góp để tham gia vào mạng lưới.
Vì số lượng tài xế ngày càng tăng, thu nhập trung bình tài xế giảm theo, trong khi các hãng cắt giảm chương trình thưởng ban đầu, những tài xế mua xe trả góp sẽ có khả năng cao rơi vào tình trạng thua lỗ, đi làm không công.
Sở hữu một chiếc ô tô 7 chỗ, ông Nguyễn Văn Dũng, đối tác tài xế cho Uber trước đây và hiện nay là Grab cho biết, ông chỉ dành thời gian buổi tối và cuối tuần để chạy taxi công nghệ, còn công việc chính vẫn là lái xe cho một doanh nghiệp tư nhân.
Ông phân tích: "Đi vay tiền ngân hàng để mua xe chạy Grab thì áp lực lắm. Ví dụ bạn vay ngân hàng 500 triệu, để mua một chiếc xe Hyundai i10, trong vòng 5 năm bạn phải trả hết nợ, nghĩa là mỗi tháng bạn cần trả hơn 8 triệu. Trong khi đó doanh thu từ Grab khoảng 30 triệu, trừ hết các khoản chiết khấu của hãng, rồi xăng dầu thì chắc còn lại 55%, đấy là nếu bạn chạy tốt nhé. Nếu không chẳng còn lại bao nhiêu".
Ông Dũng cho biết rất nhiều tài xế chưa hiểu hết về Uber hay Grab, bởi những mô hình này chỉ hợp với các lái xe giống như ông: sở hữu xe nhàn rỗi và tranh thủ kiếm thêm thu nhập.
"Con đường kiếm thu nhập từ Grab không phải thiên đường. Nó chỉ là thiên đường khi tài xế biết sắp xếp, biết tính toán để tham gia; còn để 'cày' chuyên nghiệp thì tôi cho rằng đây không phải thiên đường", ông Dũng kết luận.
Theo GenK
Fastgo để lộ thông tin email của hàng trăm tài xế Singapore Có khoảng 300 trên tổng số 1.000 tài xế Singapore bị ảnh hưởng bởi sự cố này của FastGo. Ứng dụng gọi xe công nghệ FastGo của Việt Nam vừa gia nhập thị trường Singapore và cho phép tài xế đăng ký từ ngày 1/4 và sau đó khách hàng có thể đặt xe từ ngày 30/4. Ngày 5/4 vừa qua, FastGo đã...