Uber đóng cửa trụ sở chính tại Singapore, cắt giảm thêm 3.000 nhân sự do Covid-19
Vụ sa thải nhân sự mới nhất tại Uber khiến tổng cộng 6.7000 nhân viên đã phải mất việc kể từ khi khủng hoảng do Covid-19 bùng phát.
Trong một thông báo đưa ra vào hôm qua (18/5), Uber nói rằng công ty này sẽ tiếp tục sa thải thêm 3.000 nhân viên, loại bỏ những dự án lớn và đóng cửa 45 văn phòng trên toàn cầu, trong đó có trụ sở chính tại Singapore, vì gặp quá nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19.
Trong 12 tháng tới, Uber sẽ tiếp tục sa thải thêm 3.000 nhân viên, loại bỏ những dự án lớn và đóng cửa 45 văn phòng trên toàn cầu do ảnh hưởng của Covid-19.
“Trong 12 tháng tới, chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình đóng cửa văn phòng tại Singapore và chuyển đến một khu vực trung tâm Châu Á- Thái Bình Dương mới – một thị trường nơi chúng tôi sẽ vận hành các dịch vụ của mình”, Giám đốc điều hành của Uber, Dara Khosrowshahi, thông báo trong email gửi đến nhân viên vào thứ Hai vừa quan. Tuy nhiên, CEO Uber không tiết lộ rõ thị trường mới mà hãng muốn nhắm đến nằm ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào.
Năm 2019, một năm sau khi sáp nhập các hoạt động tại Đông Nam Á với đối thủ Grab, Uber đã mở văn phòng tại Singapore để giám sát hoạt động dịch vụ tại 9 khu vực, gồm: Úc, New Zealand, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Vào thời điểm đó, trụ sở này có 165 nhân viên, theo một nguồn tin cho biết.
Hồi đầu tháng này, Uber cũng đã sa thải 3.700. Vụ sa thải nhân sự mới nhất tại công ty khiến tổng cộng 6.7000 nhân viên Uber đã phải mất việc kể từ khi khủng hoảng bắt đầu. Việc cắt giảm nhân sự hiện chiếm 1/4 lực lượng lao động của dịch vụ gọi xe công nghệ này.
Video đang HOT
Trong bức thư gửi nhân viên vào ngày hôm qua, CEO Dara Khosrowshahi cũng khẳng định rằng đây sẽ là đợt sa thải cuối cùng của công ty vì ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Uber cho biết sẽ tái định hướng lại cho công ty thành 2 mảng kinh doanh cốt lõi: Gọi xe và giao đồ ăn.
Đồng thời, vị CEO của Uber cũng cho biết rằng, công ty sẽ tái định hướng lại cho công ty thành 2 mảng kinh doanh cốt lõi: Gọi xe và giao đồ ăn. Những mảng đầu cơ gồm Uber Incubator, phòng nghiên cứu trí thông minh nhân tạo và dịch vụ tìm kiếm việc làm Uber Works sẽ bị đóng cửa. Uber cũng sẽ đóng hoặc hợp nhất 45 trong số hàng trăm văn phòng trên toàn cầu của hãng.
Hoạt động kinh doanh của Uber, dịch vụ tạo ra lợi nhuận chính của công ty, đã giảm 80% trong tháng 4 so với cùng tháng năm ngoái. Công ty cũng đã lỗ 2,9 tỷ USD trong quý đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Uber ước tính sẽ cắt giảm được 175 triệu đến 220 triệu USD chi phí liên quan đến việc tái cấu trúc, bao gồm sa thải nhân viên, đóng cửa văn phòng,… theo một hồ sơ liên bang. Kết hợp với việc sa thải nhân sự trước đó, Uber kỳ vọng có thể cắt giảm chi phí khoảng 1 tỷ USD hàng năm.
Nhiều cửa hàng di động đóng cửa, nhân viên tạm nghỉ vì dịch Covid-19
Kinh doanh khó khăn, cắt giảm nhân sự là tình cảnh chung của thị trường di động Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát trên diện rộng.
Kể từ 0h00 ngày 28/3/2020, các cơ sở kinh doanh không cần thiết tại nhiều địa phương sẽ phải tạm thời đóng cửa dừng hoạt động nhằm phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Điều này đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với hoạt động của nhiều cơ sở kinh doanh, trong đó có ngành hàng di động.
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, đại diện chuỗi bán lẻ CellphoneS cho biết, tính đến sáng 30/3, đã có tổng cộng 13 cửa hàng của đơn vị này phải tạm ngưng hoạt động. Đây đều là các cửa hàng tại khu vực Hà Nội, trong khi đó, 23 cửa hàng tại TP.HCM vẫn hoạt động bình thường.
Theo đó, các cửa hàng tạm ngưng phần lớn là đóng cửa ngừng hoạt động hẳn. Đơn vị này cũng không tiếp khách tại cửa hàng, chỉ duy trì một số ít cơ sở hoạt động bên trong để đóng hàng và giao hàng.
Một cửa hàng trên phố Bạch Mai (Hà Nội) đang phải ngừng hoạt động do dịch bệnh.
Chia sẻ thêm về tình cảnh của mình, doanh nghiệp này cho biết, do cửa hàng đóng cửa nên các nhân viên được cho nghỉ tạm thời ở nhà. Một số nhân viên lo lắng vì tình hình dịch bệnh kéo dài nên đã chủ động xin nghỉ, một số khác bị buộc phải cắt giảm do cửa hàng thắt chặt chi tiêu.
Với những nhân sự còn lại, họ được chuyển đổi từ công việc offline sang online, phục vụ việc đóng và giao hàng hoá tại nhà. Đây cũng là cách để đơn vị này có thể duy trì một phần doanh thu và giữ chân được khách hàng.
"Hi vọng dịch bệnh tại Việt nam có thể mau chóng được kiểm soát. Sau 2 tuần nữa, chúng tôi sẽ có các bước hành động tiếp theo về nhân sự khi thông tin về tình hình dịch bệnh rõ ràng hơn.", đại diện CellphoneS nói.
Không chỉ riêng chuỗi bán lẻ này, nhiều doanh nghiệp trong ngành hàng di động, máy tính khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Mới đây, chuỗi siêu thị máy tính Phong Vũ cho biết sẽ tiến hành tạm dừng hoạt động 3 cơ sở tại Hà Nội trên các tuyến phố Trần Đại Nghĩa, Xuân Thuỷ, Thái Hà và một cơ sở tại Thái Nguyên. Việc giao dịch mua bán sẽ vẫn được tiếp tục dưới dạng online thay vì offline như trước.
Với một đơn vị khác là chuỗi bán lẻ FPT Shop, đại diện hệ thống này cho biết, các cửa hàng tại khu vực Hà Nội đã hoàn toàn đóng cửa. Trong khi đó, các cửa hàng của FPT Shop tại TP. HCM vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy vậy, đơn vị này sẽ lập tức triển khai việc tạm dừng hoạt động các cơ sở ở những nơi khác ngoài Hà Nội nếu phía chính quyền địa phương có yêu cầu.
Hiện tất cả các chuỗi bán lẻ di động lớn tại địa bàn Hà Nội đều đã ngừng hoạt động và chuyển sang bán hàng online.
Với các cửa hàng vẫn còn đang mở bán, chuỗi bán lẻ này sẽ thực hiện việc tối ưu nhân sự, chỉ duy trì dưới 20 người tại mỗi cửa hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc cũng như phục vụ khách hàng, các nhân viên tại đây cũng được yêu cầu phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
Chia sẻ thêm, đại diện FPT Shop cho biết, các cửa hàng trong hệ thống sẽ thường xuyên thực hiện việc tiêu độc khử trùng và bảo đảm các nguyên tắc vệ sinh phòng dịch theo đúng hướng dẫn từ phía Bộ Y tế. Các biện pháp này bao gồm việc đeo khẩu trang, rửa tay, thường xuyên đo nhiệt độ,...
Tuy mỗi doanh nghiệp lại có một cách thức khác nhau để duy trì hoạt động của mình trong hoàn cảnh dịch bệnh, thế nhưng có thể dễ dàng nhận thấy những tác động của Covid-19 tới thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp và mỗi người dân đều mong muốn dịch bệnh sớm qua đi để việc kinh doanh sớm có thể trở lại bình thường.
Trọng Đạt
Apple liên tục mở lại cửa hàng ở Mỹ sau khi đóng cửa vì COVID-19 Tuần trước, Apple đã mở lại năm cửa hàng đầu tiên tại Mỹ, yêu cầu khách hàng và nhân viên phải trải qua kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang trước khi vào cửa hàng. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Apple tuần này sẽ mở lại hơn 25 cửa hàng tại Mỹ, trong tiến trình dần dần trở lại hoạt động bình thường...