Uber đang ‘mượn’ smartphone của tài xế và hành khách để phát hiện tai nạn giao thông
Tính năng RideCheck trên ứng dụng Uber sử dụng dữ liệu GPS, gia tốc kế, con quay hồi chuyển và các cảm biến khác trên điện thoại thông minh của người dùng để phát hiện tai nạn giao thông
Vào năm ngoái, Uber đã công bố một tính năng mới có tên là RideCheck, vốn được tích hợp sẵn trên ứng dụng gọi xe của hãng này, với chức năng chính là cảnh báo an toàn cho người dùng.
Sau một năm thí điểm và sàng lọc, RideCheck hiện đã chính thức trình làng ở Mỹ và sẽ sớm được triển khai ở các quốc gia khác.
RideCheck hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu GPS, gia tốc kế, con quay hồi chuyển và các cảm biến khác bên trong điện thoại thông minh để phát hiện các sự cố trong suốt chuyến đi, như tai nạn xe cộ hoặc xe dừng lâu bất thường.
Sau khi phân tích các dữ liệu, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo cho cả hành khách và tài xế khi phát hiện điều gì đó khác thường. Chẳng hạn, khi phát hiện smartphone của tài xế và hành khách bị rơi, RideCheck sẽ hiển thị một thông báo ngay trên smartphone để hỏi về tình trạng an toàn của người dùng. Đồng thời, hệ thống cũng đưa ra một danh sách các câu trả lời sẵn, như gọi cho cơ quan chức năng theo đường dây nóng của 911 hoặc Uber.
Nếu Uber xác minh rằng tai nạn đã thực sự xảy ra, hành khách sẽ được hỗ trợ để gọi 911. Một đội điều hành an toàn của Uber cũng có thể chủ động liên hệ để đảm bảo hành khách thực sự an toàn khi tính năng phát hiện tai nạn giao thông được kích hoạt.
Video đang HOT
Theo Uber, tính năng RideCheck sẽ chủ yếu sử dụng dữ liệu thu được từ cảm biến trên smartphone của tài xe Uber, thay vì hành khách. Lý do là vì các tài xế thường xuyên bật ứng dụng Uber hơn hành khách, vốn thường tắt hoặc giữ ứng dụng ở chế độ nền trong các chuyến đi.
Đáng chú ý, để tránh các trường hợp cảnh báo nhầm vì những lý do như người dùng vô tình đánh rơi điện thoại, Uber đã sử dụng công nghệ machine learning (máy học) để tính toán nhiều yếu tố khác nhau, bên cạnh việc sử dụng dữ liệu từ các cảm biến của điện thoại. Bản thân tài xế và hành khách khi nhận cảnh báo nhầm từ ứng dụng của Uber cũng có thể xác nhận lại tình trạng an toàn của bản thân, qua đó giúp hệ thống RideCheck có thể cải thiện tốt hơn theo thời gian.
Trên thực tế, việc sử dụng smartphone để phát hiện và ứng phó với các trường hợp tai nạn xe cộ không phải là một công nghệ quá mới mẻ. Trước đó, một số startup và công ty công nghệ khác như Zendrive đã nghiên cứu và phát triển một giải pháp tương tự từ vài năm nay. Một số hệ thống khác như Onstar của hãng xe hơi General Motors sử dụng chính các cảm biến được cài đặt sẵn trên ô tô để phát hiện sự cố và tự động cảnh báo cho nhà chức trách.
Theo GenK
Grab ủng hộ taxi truyền thống chuyển mô hình sang xe công nghệ
Các hãng taxi cũng đang muốn chuyển đổi mô hình sang ứng dụng gọi xe công nghệ nhằm đem lại nhiều tiện ích cho cả người sử dụng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước.
Liên quan đến việc Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa có đề nghị các cơ quan Nhà nước cho xe taxi được chuyển đổi sang , đại diện Grab cho rằng, việc chuyển đổi mô hình sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa quyền lợi cơ bản của mình, đem lại nhiều lợi ích tích cực cho toàn ngành dịch vụ vận tải nói riêng, người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Theo đại diện Grab, Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành đảm bảo quyền cơ bản của tất cả các doanh nghiệp là được phép lựa chọn bất kỳ mô hình kinh doanh nào phù hợp nhất và tạo ra nhiều lợi ích nhất cho thị trường, xã hội.
Đặc biệt, Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 của Bộ Giao thông Vận tải về thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (gọi tắt là Đề án 24) cho phép không chỉ các mô hình kinh doanh mới như Grab, Uber, Emddi mà cả các đơn vị vận tải truyền thống có thể triển khai hoạt động kết nối dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Dẫn chứng, nhiều doanh nghiệp taxi như Vinasun, Mai Linh, Thành Công... đã chủ động tham gia Đề án ngay từ những ngày đầu, đầu tư công nghệ phần mềm và đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ hành khách ngày càng tốt hơn. Chất lượng dịch vụ của hoạt động vận tải hành khách bằng xe ôtô dưới 9 chỗ trên thị trường nói chung đã được cải thiện đáng kể.
Hơn nữa, phía Grab cũng chỉ ra những ưu điểm của việc sử dụng ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam của cả người sử dụng và cơ quan quản lý Nhà nước.
Đơn cử, việc ứng dụng công nghệ trong dịch vụ vận tải hành khách sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng trên đường cũng như gia tăng hiệu suất và thu nhập của tài xế.
Theo thống kê, các xe hoạt động theo phương thức này có hiệu suất sử dụng lên đến hơn 70%, có nghĩa là cứ 10 giờ chạy trên đường thì có đến hơn 7 giờ được sử dụng để chở khách (so với hiệu suất sử dụng phương tiện của ngành dịch vụ vận tải hành khách chỉ đạt 20-30% trước khi có sự xuất hiện của các ứng dụng kết nối). Thu nhập trung bình mỗi giờ của tài xế do vậy cũng cao hơn 55% so với mức lương trung bình theo giờ của quốc gia.
Ứng dụng phần mềm gọi xe của Grab.
Với người tiêu dùng, mô hình kinh doanh vận tải bằng xe hợp đồng điện tử cũng đem lại những tiện ích đáng kể như cung cấp dịch vụ di chuyển minh bạch, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho người dùng
Từ khi mô hình này được triển khai thông qua các ứng dụng đặt xe như Grab, Uber, người tiêu dùng Việt Nam đã được tiếp cận với một dịch vụ giúp cho việc di chuyển hằng ngày có thể trở nên an toàn, tiện lợi và tiết kiệm hơn rất nhiều. Hành khách có thể biết được thông tin của tài xế và phương tiện (tên, số điện thoại, biển số xe, loại xe), biết trước được giá cước, tăng khả năng tìm lại hành lý, tài sản, chia sẻ thông tin chuyến đi khi cần nhằm nâng cao an toàn cho hành khách.
Bên cạnh đó, các ứng dụng đặt xe công nghệ cũng rút ngắn được thời gian chờ xe đến đón của hành khách tới hơn 50% so với sử dụng các phương tiện giao thông công cộng khác.
Mặt khác, các cơ quan chức năng quản lý hiệu quả việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông khi việc sử dụng ứng dụng trong kinh doanh vận tải với dữ liệu hành trình và giá cước được ghi nhận trên từng chuyến đi đã góp phần làm minh bạch hoạt động vận tải hành khách đồng thời quản lý hiệu quả được việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Nhấn mạnh cách tiếp cận của Chính phủ khi loại bỏ các rào cản và điều kiện kinh doanh không cần thiết, theo đại diện Grab, doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả nền kinh tế đều sẽ hưởng lợi khi các đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống đều áp dụng công nghệ vào việc vận tải hành khách để tăng hiệu quả kinh doanh, hạ giá thành và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Theo VietNamPlus
Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trong ứng dụng công nghệ 4.0 Trước tác động của thời kỳ công nghiệp 4.0, đang ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Việc ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế đang là mục đích hướng đến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu sức lao động cho con người. Theo đó, ngành Vận tải...