‘Uber cho thợ ảnh’ cập bến thị trường Đông Nam Á
Pinpic là ứng dụng dạng kinh tế chia sẻ, cho phép người dùng truy cập để tìm kiếm một người thợ chụp ảnh với mức giá ưng ý.
Pinpic gây chú ý với giới công nghệ từ tháng 2 khi bắt tay vào chiến dịch gọi vốn trên Kickstarter. Họ không đạt được mục tiêu gây quỹ cần thiết nhưng không muốn dừng dự án lại.
Dịch vụ chụp ảnh theo yêu cầu này có cách hoạt động tương tự Uber. Họ huy động các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đăng ký thông tin. Khách hàng có nhu cầu chụp ảnh sẽ tìm kiếm thông qua ứng dụng, lọc kết quả thông qua mức giá và tỉ lệ đánh giá của người dùng, từ đó chọn người phù hợp với nhu cầu. Toàn bộ việc thanh toán được tiến hành qua mạng.
Pinpic vừa có mặt tại Đông Nam Á. Dịch vụ này hiện khá phổ biến tại Lisbon, Barcelona, London và Cancun.
Dịch vụ này vừa có mặt tại 2 thị trường lớn thuộc Đông Nam Á là Singapore và Bangkok.
“Chúng tôi đã theo dõi tỉ lệ người dùng truy cập ứng dụng tại các thành phố lớn từ khi ra mắt bản alpha hồi tháng 2. Singapore và Bangkok là 2 thị trường có mức tăng trưởng tốt ngay từ ngày đầu tiên”, Urooj Qureshi – đồng sáng lâp Pinpic chia sẻ.
Video đang HOT
Urooj cho biết nhóm của họ cố gắng định hình Pinpic như là một nền tảng quản lý các nhiếp ảnh gia tự do. Họ không thu phí đăng ký đối với người chụp ảnh, chỉ thu về 3% phí giao dịch qua thẻ giữa người dùng và người chụp ảnh.
Trên Pinpic, nhiếp ảnh gia có thể tận dụng đăng tải URL để người dùng truy cập trực tiếp trang web của họ.
Hiện tại, có khoảng 14 nhiếp ảnh gia tại Singapore đăng ký sử dụng Pinpic trong khi con số này tại Bangkok là 16.
Tại Singapore, giá khởi điểm cho một buổi chụp ảnh là 50 USD trong khi tại Bangkok là 100 USD. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia được tùy ý thiết lập mức giá của riêng mình.
“Không giống các studio đang thống trị thị trường – thường đưa ra mức giá không phù hợp – khoảng 250 USD cho 30 phút chụp ảnh và cắt phí 40% từ thợ ảnh, Pinpic cho phép người chụp chọn, điều chỉnh giá và mang về nhà toàn bộ số tiền đó”, Urooj lý giải.
Vị sáng lập viên này thừa nhận đây là một ý tưởng mới và người dùng vẫn đang trong giai đoạn tiếp cận thông tin về nó. Tuy nhiên, ông tự tin rằng nó có tiềm năng để mở rộng.
Ông cho biết các nhiếp ảnh gia tỏ ra hào hứng với Pinpic vì nó “lấp đầy khoảng trống của thị trường”. Bên cạnh đó, nó cũng mang đến những khách hàng mới cho họ. Trong khi đó, khách du lịch cũng tỏ ra hài lòng với dịch vụ và trải nghiệm của việc kiếm được một người bạn chụp hình người bản địa – người có thể chia sẻ với họ nhiều thứ thú vị khác”.
Đức Nam
Theo Zing
Chiếc iPhone đầu tiên thế giới là điện thoại bàn
Mẫu điện thoại mang thương hiệu iPhone đầu tiên trên thế giới không phải do Apple sản xuất, không phải điện thoại di động và ra mắt trước iPhone của Apple tới 9 năm bởi một công ty có trụ sở tại California (Mỹ).
Apple đã nghĩ ra tên gọi với chữ "i" đầu tiên để đặt tên cho các sản phẩm của mình, như iPod, iMac. Nhưng với thương hiệu iPhone, dù smartphone này mang lại thành công nhất, nhưng trước đó đã có một thiết bị tương tự.
Đây mới là chiếc iPhone đầu tiên...
... và phiên bản cải tiến của nó ra mắt sau 1 năm.
Theo Phonearena, thiết bị có tên iPhone đầu tiên ra đời vào năm 1998 bởi InfoGear. Mặc dù chỉ là điện thoại bàn nhưng sản phẩm được tích hợp các công nghệ mới nhất thời bấy giờ, như màn hình cảm ứng điện trở độ phân giải 640 x 480 pixel đi kèm bút cảm ứng, RAM 2 MB, bàn phím QWERTY dạng kéo... và có khả năng truy cập Internet. Giá bán thời điểm đó là khoảng 500 USD, kèm gói Internet riêng với 9,95 USD một tháng (bị giới hạn) hoặc 19,95 USD một tháng (không giới hạn).
Sau phiên bản thứ hai được giới thiệu vào năm 1999, InfoGear ngừng sản xuất iPhone. Đến năm 2000, công ty này bị Cisco Systems mua lại, trong đó bao gồm cả quyền sở hữu thương hiệu "iPhone". Năm 2006, hãng cũng đã cho ra mắt chiếc điện thoại VoIP nhỏ gọn mang tên Linksys iPhone.
Linksys iPhone của Cisco.
Ngày 9/1/2007, Steve Jobs thay mặt Apple đứng trên sân khấu tại hội nghị MacWorld để giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên. Cisco đã lập tức khởi kiện hãng điện tử có trụ sở tại Cupertino (Mỹ) vì vi phạm bản quyền nhãn hiệu. Tuy vậy, tranh chấp nhanh chóng được giải quyết trước khi iPhone 2G bán ra vào tháng 6 năm đó. Trong thỏa thuận có một điều khoản khá đặc biệt là cả Apple lẫn Cisco đều có thể sử dụng tên gọi iPhone cho sản phẩm của mình. Nhưng từ đó đến nay, công ty thiết bị mạng nổi tiếng nước Mỹ không có thêm sản phẩm nào mang tên iPhone nữa.
Bảo Lâm
Theo VNE
Bí quyết lướt net nhanh hơn Để giải quyết sự khó chịu do tốc độ truy cập internet ở nhà quá chậm, trangTech Times chia sẻ những bí quyết giúp lướt net ngon lành mà không hề tốn chi phí. Kiểm soát băng thông wifi giúp tối ưu tốc độ download. THARABIEG Chọn vị trí đặt router: Bạn nên đặt router trong một không gian rộng mở và ít...