Uber bán mảng kinh doanh taxi bay Elevate
Quyết định bán Elevate là bước tiếp theo trong chính sách “thắt lưng buộc bụng” ở thời điểm khó khăn của CEO Uber Dara Khosrowshahi.
Elevate là một dự án non trẻ chưa được triển khai thực tế
Sự bùng phát của dịch Covid-19 toàn cầu trong năm 2020 khiến dịch vụ chia sẻ xe rơi vào cảnh khốn đốn. Điều này trực tiếp đẩy Uber vào tình thế khó khăn, buộc phải tiết kiệm từng đồng. Hãng dần loại bỏ các mảng đầu tư đang gây hao tổn tài chính mà nằm ngoài mũi nhọn kinh doanh của mình.
Theo CNET , một báo cáo mới đây được công bố cho thấy Uber vừa quyết định khai tử Uber Elevate – dịch vụ kinh doanh taxi bay mà hãng đang muốn phát triển. Tất nhiên, tính tới nay vẫn chưa có một chiếc taxi nào thực sự cất cánh khỏi mặt đường và cũng chưa thể có trong tương lai gần. Uber từng tổ chức vào hội thảo liên quan tới kế hoạch này, nhưng tất cả chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý cho một dịch vụ non trẻ chưa đi vào thực tế được.
Việc khai tử không đồng nghĩa Uber đóng dự án hoàn toàn. Hãng quyết định tìm kiếm đối tác để bán lại Elevate. Joby Avionics – một công ty khởi nghiệp chuyên sản xuất thiết bị bay lên thẳng (cất, hạ cánh theo phương thẳng đứng – VTOL) được công bố đã mua lại dự án từ Uber. Ngoài ra, không ai biết thêm thông tin gì về Joby Avionics. Ngoài thương vụ, Uber cũng đầu tư 75 triệu USD vào dự án của đối tác này.
201X - Thập niên của iPhone: Apple đã tạo ra cuộc cách mạng tỷ đô thay đổi thế giới như thế nào?
"Không nghi ngờ gì nữa, đây là sản phẩm công nghệ tiêu dùng có ảnh hưởng nhất trong 10 năm qua", nhà sáng lập Gene Munster của Loup Ventures nhận định về iPhone.
Vậy là 1 thập niên nữa của thế kỷ 21 đã trôi qua. 10 năm thăng trầm chìm nổi, các thuyền trưởng doanh nhân đã lèo lái con thuyền của mình ra sao trên thương trường đầy sóng gió - ai vững tay chèo, ai từng lạc lối?
Ôn cố tri tân, hãy cùng chúng tôi lần giở lại từng trang hồi ký về các doanh nghiệp đáng chú ý nhất trong thập niên vừa qua với series "THẬP KỶ THƯƠNG TRƯỜNG" - Những câu chuyện kinh doanh nổi bật nhất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chúng tôi hi vọng series này sẽ là một món quà cuối năm ý nghĩa dành tặng đông đảo quý độc giả yêu mến CafeBiz, như slogan của chúng tôi: "Kinh doanh tốt hơn, Cuộc sống đẹp hơn" - "BETTER BUSINESS - BETTER LIFE".
Những chiếc iPhone hay điện thoại thông minh smartphone giờ đây đã quá quen thuộc với cuộc sống. Cách đây hơn 10 năm, nếu mọi người chưa từng nghĩ về việc gắn bó cuộc sống của mình với một chiếc màn hình chỉ nhỏ bằng bàn tay thì giờ đây, với cuộc cách mạng của iPhone mọi thứ đã thay đổi.
Mỗi sáng sớm, điều đầu tiên bạn làm có lẽ là tắt chuông báo thức từ iPhone. Cuối ngày, nhiều người chắc chắn sẽ kiểm tra thư điện tử (email) hoặc chơi vàn ván game rồi mới đi ngủ. Sự ra đời của chiếc smartphone thần thánh này trong 10 năm qua không chỉ thay đổi xã hội mà còn tạo nên cuộc cách mạng hàng tỷ USD cho ngành công nghiệp.
Thậm chí có lẽ giờ đây bạn đang đọc bài này trên một chiếc iPhone cũng nên.
Tổng giá trị vốn hóa của Apple trên thị trường (tỷ-nghìn tỷ USD)
Video đang HOT
SỰ LÊN NGÔI CỦA TRÁI TÁO CẮN DỞ
Chiếc iPhone đầu tiên được tung ra vào năm 2007 đã gây bất ngờ cho giới công nghệ cũng như những người hâm mộ Apple. Tốc độ tiêu thụ dòng sản phẩm này cũng tăng nhanh chóng mặt, từ 8,7 triệu chiếc trong quý I/2010 lên 47 triệu chiếc trong quý I/2018.
Theo hãng tin CNBC, Apple đã bán được ít nhất 1,4 tỷ chiếc iPhone trong 10 năm qua và con số này có thể lên tới 1,6 tỷ chiếc sau khi doanh số năm nay được công bố. Hãng Apple cũng cho biết có hơn 900 triệu chiếc iPhone trên thế giới đã được kích hoạt sử dụng, như vậy là gần 1/7 tổng dân số toàn cầu đang dùng sản phẩm của công ty này.
Mặc dù doanh số của Apple chịu nhiều ảnh hưởng bởi các thiết bị dùng Android từ những đối thủ như Samsung nhưng không thể phủ nhận rằng hầu hết các công ty khác đều lấy cảm hứng từ chiếc iPhone của hãng.
Cũng nhờ iPhone mà trong 10 năm qua, Apple từ một hãng công nghệ thu lời chủ yếu nhờ máy nghe nhạc MP3 đã chuyển mình thành tập đoàn đa quốc gia nghìn tỷ USD với 137.000 nhân viên toàn thời gian.
"Không nghi ngờ gì nữa, đây là sản phẩm công nghệ tiêu dùng có ảnh hưởng nhất trong 10 năm qua", nhà sáng lập Gene Munster của Loup Ventures nhận định về iPhone.
THAY THẾ MỌI THỨ TRONG TÚI QUẦN
Một trong những nguyên nhân khiến iPhone trở nên nổi tiếng là chúng thay thế được vô số các vật dụng khác mà người tiêu dùng thường phải mang theo trong túi quần. Từ những chiếc máy nghe nhạc MP3, đèn pin, đồng hồ hay các ghi nhớ lằng nhằng khác cho đến một chiếc điện thoại.
"Cách đây 15 năm, chúng ta chỉ dùng điện thoại để liên lạc thì ngày này chúng được dùng cho hầu như mọi việc. Những chiếc điện thoại đã trở thành bàn điều khiển trong cuộc sống thường ngày của con người", Chuyên gia phân tích Jeff Kagan nhận định.
Có lẽ sự tác động lớn nhất của iPhone đến xã hội là mảng máy ảnh. Vào năm 2010, số liệu của Hiệp hội sản xuất máy ảnh quốc tế (CIPA) cho biết 109 triệu chiếc máy ảnh đã được bán ra trên toàn thế giới. Thế nhưng tính đến năm 2018, thời điểm số liệu mới nhất được cập nhật, con số này chỉ vào khoảng 9 triệu chiếc.
"Một số dòng máy ảnh đã bị ngừng sản xuất trong khi số khác cố gắng thích nghi để thay đổi. Đây là điều tất yếu của một thị trường kinh doanh mở tự do", Giáo sư Thomas Cooke của trường đại học Georgetown University nhận định.
Không chỉ phá vỡ nhiều mảng kinh doanh, iPhone còn kiến tạo nên một chuỗi cung ứng mới cho toàn thế giới. Hàng loạt những startup, ứng dụng như Lyft hay Uber với tổng giá trị lên tới hơn 60 tỷ USD đã ra đời nhờ tính năng định vị toàn cầu và Internet không dây tốc độ cao tích hợp trong các smartphone như iPhone.
"Bạn có thể nhìn vào từng tính năng của iPhone để liên tưởng đến vô số những công ty hàng tỷ USD đã được thành lập quanh chúng. iPhone đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống chúng ta. Hãy nhin nhu cầu sử dụng camera trên iPhone hay phong trào dùng Instagram ngày nay. Hệ thống định vị giúp chúng ta xem được bản đồ, đặt đồ ăn nhanh. Thế rồi dịch vụ ngân hàng trực tuyến đang tạo ra cuộc cách mạng toàn ngành. Nội dung số trở thành yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến dư luận. Những ứng dụng như Youtube trở thành như ngày nay được là nhờ công rất lớn từ iPhone", nhà sáng lập Munster nói.
Việc Apple thiết lập App Store đã tạo nên một ngành kinh doanh mới khi các nhà phát triển có thể dễ dàng bán ứng dụng của họ cho người sử dụng iPhone. Vào tháng 1/2020, Apple cho biết những nhà phát triển trên App Store đã thu về 120 tỷ USD kể từ khi chợ ứng dụng này được thành lập vào năm 2008. Riêng trong năm 2018, tức 10 năm sau khi thành lập, chợ ứng dụng này đã thu về hơn 30 tỷ USD.
CHUỖI CUNG ỨNG IPHONE
Mặc dù nền tảng chung của chiếc iPhone không thay đổi nhiều trong hơn 10 năm qua nhưng các phiên bản mới của smartphone này đã liên tục được nâng cấp. Vào đầu thập niên 2010, những chiếc iPhone vẫn còn dùng CPU 412 MHz của Samsung thì đến dòng iPhone 11 Pro, chúng đã sử dụng những con chip do chính Apple thiết kế với 2,65 GHz nhân 6 lõi.
Theo một số thí nghiệm, những chiếc iPhone thậm chí có thể so sánh với các laptop về tốc độ xử lý thông tin.
Chưa dừng lại ở đó, phần màn hình hiển thị cũng có sự cải thiện. Chiếc iPhone 2010 dùng màn hình 3,5 inch với 153.000 pixel thì các phiên bản mới nhất hiện đã lên tới 6,5 inch với hơn 2,6 triệu pixel.
"Nếu chúng ta dùng iPhone 11 rồi bất ngờ chuyển về sử dụng những dòng đời đầu, chắc chắn mọi người sẽ cảm thấy bị sốc", chuyên gia Kagan nói.
Nhờ Apple, hàng triệu công nhân tại Trung Quốc có việc làm
Tất nhiên, sự cải thiện về công nghệ và thống trị thị trường đã khiến iPhone ngày càng đắt đỏ. Một chiếc iPhone đời đầu chỉ có giá khoảng 199 USD tại Mỹ với các điều khoản ưu đãi trong 2 năm với hãng viễn thông thì nay chúng được bán với giá khởi điểm 999 USD và bị tách riêng khỏi các hợp đồng viễn thông.
Sự trỗi dậy của Apple cũng đã giúp nhiều nhà máy ở Trung Quốc có công ăn việc làm và là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà hoạch định chính sách tại Mỹ không hài lòng. Năm 2017, Apple cho biết họ đã kiến tạo được 4,8 triệu việc làm cho Trung Quốc, trong khi ngày càng nhiều lao động tại Mỹ thất nghiệp.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các hãng công nghệ đối thủ đã đưa smartphone vào kỷ nguyên mới với camera ngày càng nhỏ, pin bền hơn, tốc độ màn hình ngày càng nhanh. Đặc biệt, sự phát triển công nghệ này giúp thúc đẩy cả một thế hệ khởi nghiệp với với nhiều ứng dụng và sản phẩm.
TRIÊU ĐẠI TIM COOK
Đầu thập niên 2010, Apple vẫn còn được dẫn dắt vởi nhà sáng lập Steve Jobs nhưng đến năm 2011, sự ra đi của ông khiến CEO hiện nay là Tim Cook lên nắm quyền và làm thay đổi Apple từ đó.
Dưới triều đại của Tim Cook, Apple đã bán hàng tỷ chiếc iPhone cũng như thu về hàng trăm tỷ USD lợi nhuận. Thậm chí đã có lúc Apple được đánh giá là hãng công nghệ niêm yết có lợi nhuận quý cao nhất mọi thời đại.
Tim Cook và Steve Jobs
Trong nhiều năm, Apple được cho là nắm giữ lượng tiền mặt khổng lồ từ lợi nhuận bán iPhone. Thế nhưng việc cải cách thuế năm 2018 đã buộc tập đoàn này phân bổ lợi nhuận thêm cho cổ đông thông quá cổ tức cũng như mua lại cổ phiếu nhằm tránh bị thu thuế quá lớn.
Chính điều này đã khiến giá cổ phiếu của Apple tăng chóng mặt hơn 900%. Nếu bạn đầu tư 1 triệu USD vào cổ phiếu Apple tại thời điểm mùng 1/1/2010 thì số cổ phiếu đó hiện có giá 9,13 triệu USD tính đến năm 2019.
Trong suốt 10 năm, Apple đã có những cột mốc của mình như được đưa vào chỉ số công nghiệp Dow Jones năm 2015, qua đó cho thấy cổ phiếu Apple có giá trị lớn và là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cho toàn ngành. Hãng cũng nhận được sự đầu tư của những người nổi tiếng như Warrren Buffett khi Berkshire Hathaway hiện nắm giữ khoảng 5% cổ phần Apple.
Năm 2018, Apple trở thành công ty niêm yết đầu tiên có tổng giá trị vốn hóa vượt 1 nghìn tỷ USD.
NẠN NHÂN TỪ CHÍNH THÀNH CÔNG CỦA MÌNH
Bước vào thập niên 2020, Apple tiếp tục thu lời từ những sản phẩm như iPhone, iPad, Apple Watch hay AirPods. Thế nhưng tập đoàn này bắt đầu phải đối mặt với những thử thách đến từ chính thành công mà họ xây dựng nên.
Thời gian qua, người tiêu dùng và chính phủ Mỹ ngày càng đặt nhiều câu hỏi cho Apple về việc độc quyền trên chợ ứng dụng Apple Store của họ dù hãng đã phủ nhận.
"Chẳng có người hiểu biết nào lại đi nói rằng Apple độc quyền cả", CEO Cook thẳng thừng tuyên bố.
Doanh số quý theo đơn vị của iPhone (triệu chiếc)
Thế rồi nhiều nhà hoạt động xã hội lo lắng về môi trường khi Apple cho ra sản phẩm mới định kỳ, khiến hàng trăm triệu người đổi điện thoại và thải ra môi trường những chiếc iPhone cũ gây ô nhiễm tự nhiên. Bên cạnh đó, ngay cả cựu giám đốc thiết kế Jony Ive của Apple cũng bày tỏ quan ngại việc iPhone quá tốt sẽ khiến họ chẳng rời mắt được sang những hoạt động xã hội khác.
Thế nhưng, thách thức lớn nhất mà Apple hiện đang gặp phải là họ không còn gặt hái được những thành công lớn như cách đây 10 năm nữa. Sự hào hứng cũng như những tác động về kinh tế, xã hội, những cách mạng về công nghệ qua mỗi phiên bản iPhone hay các sản phẩm mới của Apple đang nhạt nhòa dần và có phần nằm dưới sự kỳ vọng của người hâm mộ.
Nói đơn giản hơn, chính thành công quá lớn trước đây đã khiến mọi người đặt kỳ vọng quá cao vào Apple, để rồi khi những cải tiến không còn đúng như mong đợi, những lời chỉ trích và soi xét bắt đầu xuất hiện.
Doanh số theo đơn vị của iPhone đặt đỉnh năm 2015 với 231 triệu chiếc. Kể từ đó đến nay, mức doanh số này đã đi ngang mà không có sự tăng trưởng rõ ràng nào. Thậm chí vào năm 2019, Apple đã phải ngừng công bố doanh số theo đơn vị, qua đó làm gia tăng những nghi vấn về sự thoái trào của iPhone.
Trong các báo cáo, Apple tuyên bố sẽ tập trung hơn về những sản phẩm không dây như Apple Watch hay AirPods cùng những dịch vụ cung ứng của họ. Thế nhưng một điều không thể chối cãi là iPhone vẫn chiếm 54% tổng doanh số năm 2019 của hãng và thách thức mà smartphone này gặp phải có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến Apple trong tương lai.
Facebook Libra có thể ra mắt vào tháng 1 năm sau Báo cáo từ Financial Times cho thấy tiền điện tử Libra do Facebook hậu thuẫn sẽ ra mắt vào tháng 1.2021. Thú vị hơn, Hiệp hội Libra do Facebook tạo ra có thể thu hẹp tham vọng của mình một lần nữa. Libra sẽ bắt đầu hoạt động trên Facebook từ đầu năm sau? Theo TechCrunch , khi lần đầu tiên được công...