UAV Azerbaijan phá hủy tên lửa, kho đạn Armenia
Quân đội Azerbaijan công bố video dùng UAV tấn công hệ thống phòng không và kho đạn của Armenia trong cuộc đụng độ tại vùng Nagorno-Karabakh hôm 27/9.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan hôm nay công bố video cho thấy các khẩu đội phòng không, xe thiết giáp và kho đạn Armenia bị trúng tên lửa phóng từ máy bay không người lái (UAV) của nước này trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh sáng 27/9.
Video được quay từ UAV trinh sát cho thấy đòn không kích nhằm vào các hệ thống phòng không tầm ngắn Osa được bố trí trong công sự của quân đội Armenia. Những tổ hợp Osa này đều đang hoạt động với radar cảnh giới quay liên tục, nhưng dường như không phát hiện được mối đe dọa từ UAV Azerbaijan.
UAV Azerbaijan sau đó phóng tên lửa, bom dẫn đường phá hủy hàng loạt tổ hợp phòng không của Armenia. Một kho đạn và đoàn xe cơ giới Armenia cũng bị tấn công, bốc cháy dữ dội.
Quân đội Azerbaijan đang vận hành nhiều loại UAV trinh sát và vũ trang do Israel phát triển, cùng các mẫu UAV tự sát chuyên diệt radar phòng không như IAI Harop. Trong khi đó, lực lượng phòng không Armenia chỉ triển khai những tổ hợp phòng tầm ngắn 9K33 Osa tại khu vực tranh chấp, các hệ thống hiện đại gồm S-300, Buk-M1-2 và Tor-M2KM đều bố trí ở những khu vực khác.
Xung đột giữa hai quốc gia láng giềng này bùng phát sáng 27/9, sau khi Armenia cáo buộc Azerbaijan đã thực hiện một cuộc tấn công bằng không quân và pháo binh nhằm vào vùng Nagorno-Karabakh, nhưng Azerbaijan khẳng định họ chỉ hành động để đáp trả các cuộc pháo kích từ phía Armenia.
Theo các nhà hoạt động nhân quyền Armenia, hai dân thường, gồm một phụ nữ và một trẻ em, đã thiệt mạng do pháo kích của Azerbaijan, trong khi Azerbaijan cho hay 10 dân thường nước này đã thiệt mạng sau đụng độ và 6 người bị thương.
Bộ Quốc phòng Armenia thông báo đã phá hủy ba xe tăng và bắn rơi hai trực thăng cùng ba thiết bị bay không người lái Azerbaijan.
Vị trí Armenia, Azerbaijan và vùng Nagorno-Karabakh. Đồ họa: Al Jazeera.
Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hơn 10 cuộc gặp cấp cao để giải quyết khúc mắc, nhưng chưa tìm ra giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Trump muốn hòa giải xung đột Armenia - Azerbaijan
Trump cho biết đang xem xét tình hình xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh, bày tỏ mong muốn Armenia và Azerbaijan chấm dứt giao tranh.
"Chúng tôi đang rất tích cực xem xét vấn đề. Chúng tôi có nhiều mối quan hệ tốt tại khu vực đó, hãy cùng xem liệu chúng ta có thể chấm dứt nó hay không", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 27/9, đề cập tới cuộc đụng độ vũ trang giữa Armenia và Azerbaijan tại vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Trump phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng hôm 27/9. Ảnh: AFP.
Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày ra thông cáo cho rằng sự can thiệp từ bất kỳ thế lực bên ngoài nào "sẽ không mang lại lợi ích và chỉ gây thêm căng thẳng khu vực" ở Nagorno-Karabakh. Washington cũng kêu gọi các bên xung đột hợp tác với Mỹ, Pháp và Nga, những nước đồng chủ tịch Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), nhằm "nối lại đàm phán càng sớm càng tốt".
Xung đột giữa hai quốc gia láng giềng bùng phát sáng 27/9, sau khi Armenia cáo buộc Azerbaijan thực hiện một cuộc tấn công bằng không quân và pháo binh nhằm vào vùng Nagorno-Karabakh, nhưng Azerbaijan khẳng định họ chỉ hành động để đáp trả các cuộc pháo kích từ phía Armenia.
Theo các nhà hoạt động nhân quyền Armenia, hai dân thường, gồm một phụ nữ và một trẻ em, đã thiệt mạng do pháo kích của Azerbaijan, trong khi Azerbaijan cho hay 10 dân thường nước này đã thiệt mạng sau đụng độ và 6 người bị thương.
Bộ Quốc phòng Armenia thông báo đã phá hủy ba xe tăng và bắn rơi hai trực thăng cùng ba thiết bị bay không người lái Azerbaijan.
Xe tăng Azerbaijan bị pháo binh Armenia tập kích hôm 27/9. Video: Bộ Quốc phòng Armenia.
Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hơn 10 cuộc gặp cấp cao để giải quyết khúc mắc, nhưng chưa tìm ra giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Vị trí Armenia, Azerbaijan và vùng Nagorno-Karabakh. Đồ họa: Al Jazeera.
Bộ Ngoại giao Nga, trung gian hòa giải xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, kêu gọi cả hai bên lập tức ngừng bắn và kết hợp tổ chức đàm phán. Iran cho biết sẵn sàng làm trung gian tổ chức các cuộc đàm phán và thảo luận ngừng bắn giữa hai bên.
Khoảnh khắc pháo binh Armenia bắn cháy xe tăng Azerbaijan Nhiều xe tăng và phương tiện cơ giới Azerbaijan bị phá hủy do hỏa lực pháo binh Armenia trong cuộc đụng độ tại vùng Nagorno-Karabakh. Bộ Quốc phòng Armenia hôm qua công bố video cho thấy lực lượng tăng thiết giáp Azerbaijan bị tấn công dữ dội bằng pháo binh, cũng như một số xe tăng trúng mìn khi đang cơ động trong...