Uẩn khúc khiến Triều Tiên “thu mình tự vệ”

Theo dõi VGT trên

Trong hàng loạt bài phân tích về vấn đề Triều Tiên trong nhiều năm qua, người ta vẫn khó có thể tìm ra một bài viết nhận định rằng chính sách đối ngoại của Mỹ là một nhân tố quan trọng dẫn tới việc quốc gia Đông Bắc Á này “thu mình tự vệ”.

Uẩn khúc khiến Triều Tiên thu mình tự vệ - Hình 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters

Trang mạng RT (Nga) vừa có bài viết cho rằng, thế giới cần hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những nguyên nhân sâu xa “hình thành” nên Triều Tiên ngày nay, một đất nước đang dành mọi ưu tiên và nguồn lực để phát triển về mặt quân sự.

Cùng với Hàn Quốc, Triều Tiên nổi lên từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai như những “triệu chứng” của một cuộc Chiến tranh Lạnh, nơi chủ nghĩa tư bản phương Tây do Washington dẫn đầu cạnh tranh với chủ nghĩa cộng sản phương Đông do Moskva chỉ huy. Bán đảo Triều Tiên từng bị người Nhật chiếm làm thuộc địa trong suốt cuộc chiến này. Trong quá trình chống lại các lực lượng của Nhật Hoàng, quân đội Liên bang Xôviết đã thâm nhập lên phía Bắc và lính Mỹ tiến xuống phía Nam, cùng nhất trí về một đường phân ranh giới dọc theo vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, thay vì thực thi kế hoạch của Liên hợp quốc (LHQ) là tiến hành tổng tuyển cử trên toàn Bán đảo Triều Tiên, tháng 5/1948 Hàn Quốc chính thức được thành lập, và sau đó 4 tháng là sự ra đời của Triều Tiên.

Nhà nước Triều Tiên ngày đầu thành lập nằm dưới sự lãnh đạo của ông Kim Nhật Thành, trong khi Hàn Quốc lúc đầu do nhà lãnh đạo độc đoán Syngman Rhee cai trị. Một trong những cuộc chiến tranh có sức tàn phá lớn nhất giữa hai miền Triều Tiên đã xảy ra trong giai đoạn 1950-1953, bắt đầu với việc ông Kim Nhật Thành quyết định tiến hành một cuộc tấn công dọc vĩ tuyến 38 nhằm lật đổ ông Ree và hợp nhất hai miền Triều Tiên thành một nhà nước độc lập. Mặc dù đến nay vẫn chưa có những tính toán chính xác về con số thương vong, song nhiều ước tính cho rằng khoảng 2,5 triệu binh sỹ và 5 triệu dân thường đã t.hiệt m.ạng trong cuộc chiến này.

Uẩn khúc khiến Triều Tiên thu mình tự vệ - Hình 2

Một chuyên gia Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc phân tích các dư chấn đo được sau vụ nổ được cho là vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, tại Seoul ngày 9/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Chiến tranh Triều Tiên còn kéo theo sự tham gia của hàng nghìn lính Mỹ và lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, trong đó 21 nước thành viên LHQ ủng hộ Hàn Quốc còn Liên bang Xôviết và Trung Quốc thì ủng hộ Triều Tiên. Kết quả cuối cùng là một sự bế tắc quân sự và hai bên phải quay trở về nguyên trạng với ranh giới là vĩ tuyến 38. Sự thù địch giữa hai miền Nam-Bắc vẫn chưa chấm dứt và đến nay hai bên vẫn đang duy trì một lệnh ngừng b.ắn và đình chiến mong manh.

Triều Tiên của năm 2016 chính là một dấu tích của cuộc Chiến tranh Lạnh đã kết thúc với chiến thắng của chủ nghĩa tư bản trước chủ nghĩa cộng sản. Những vết thương nặng nề sau hàng thập kỷ của chủ nghĩa đế quốc và thực dân, sự tàn phá và c.hết chóc trong cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953, cùng với việc Triều Tiên giờ đây vẫn bị đe dọa bởi các nước láng giềng thù địch ở phía Nam, các quân đội, hàng nghìn tên lửa, bao gồm cả tên lửa hạt nhân, với khả năng tấn công đến mọi nơi trên lãnh thổ quốc gia này, tất cả đều là nguyên nhân khiến đất nước và xã hội Triều Tiên trở nên thu mình, và tự cô lập. Hậu quả tất yếu là phát triển xã hội và kinh tế bị đình trệ và đối mặt với nhiều vấn đề.

Cùng với mối đe dọa hạt nhân và quân sự hiện hữu, các trừng phạt về kinh tế và thảm họa thiên tai cũng tác động hết sức tiêu cực lên đất nước này. Hậu quả của những điều này được thể hiện qua sự cứng rắn của giới lãnh đạo khi họ phải chịu đựng những áp lực ngày càng gia tăng ở cả trong và ngoài nước. Khi cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush coi Triều Tiên là một phần trong cái mà ông gọi là “trục ma quỷ” cùng với Iran và Iraq vào năm 2003, khi Mỹ chuẩn bị tiến hành chiến sự ở Iraq, Triều Tiên buộc phải bắt đầu nỗ lực phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của riêng mình. Kết quả sau một thập kỷ chính là các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, khiến Washington và các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, hoang mang về viễn cảnh một nhà nước mà họ đang nỗ lực cô lập sẽ đạt được sức mạnh hạt nhân thực sự.

Xét cho cùng, tình trạng căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên và các khu vực xung quanh đang bộc lộ những sai lầm và thất bại thảm hại trong chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Đã đến lúc người ta cần có các nỗ lực đặc biệt nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, một giải pháp như vậy chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán về một thỏa thuận hòa bình để chính thức kết thúc sự thù địch, bao gồm cả việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, chấm dứt quân sự hóa khu vực và tiến hành các cuộc đối thoại nghiêm túc với mục đích cuối cùng là bình thường hóa quan hệ hai miền Triều Tiên.

Rõ ràng, chính sách đối đầu và đe dọa bấy lâu nay không hề đem lại hiệu quả mà chỉ tiếp tục làm căng thẳng gia tăng và khiến nguy cơ chiến tranh ngày một lớn, đe dọa sự sống của người dân trên Bán đảo Triều Tiên.

Theo Báo Tin Tức

Con bài Triều Tiên trong ván bài Đông Bắc Á

Trong ván bài này, Trung Quốc luôn luôn muốn đóng vai trò của nhà cái, ấn định luật chơi chứ không bao giờ chỉ là một tay chơi thụ động.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hay gọi tắt là Triều Tiên, xứ sở bí ẩn vì sự bưng kín thông tin "nội bất xuất, ngoại bất nhập", cứ thỉnh thoảng lại làm hoảng hồn thế giới về những vụ thử tên lửa, những lời đe dọa dùng vũ khí hạt nhân.

Quá thiếu thông tin để đưa ra những nhận định và dự đoán, nhưng những lời đồn thì luôn kích thích trí tưởng tượng của người thờ ơ nhất.

Tôi nhớ cách đây mười mấy năm, lần đi công tác vùng Đông Bắc Trung Quốc được người dân bản xứ nơi tôi đến cho hay, vùng đất này chỉ cách quê của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành chỉ vài chục cây số.

Các bạn người Trung Quốc nói câu chuyện hư hư thực thực, rằng bây giờ vùng biên giới hai nước vẫn còn một khu vực bí mật quân sự, như một căn cứ để phòng "có biến" cho gia tộc Chủ tịch Kim...

Điều được công nhận thực tế và chẳng được ghi nhận vào văn bản nào cả, là người dân Trung Quốc ở vùng Đông Bắc đều chẳng nghi ngờ về việc đất nước của họ vẫn đang phải "nuôi" hay cáng đáng khá nhiều nhu cầu lương thực cho Triều Tiên.

Con bài Triều Tiên trong ván bài Đông Bắc Á - Hình 1

Video đang HOT

Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, ảnh: Yonhap News.

Ở địa vị người dân, họ chẳng thể biết được gì ngoài những chuyến tàu hỏa liên vận chở hàng chạy qua lại giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước thật đặc biệt vì những gì đã có từ quá khứ. Không có vai trò của Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) thì cũng chưa chắc đã hình thành cục diện bán đảo Triều Tiên như ngày hôm nay.

Con bài Triều Tiên trong chiến lược của Trung Nam Hải

Kế hoạch "Marshall Châu Á" của Hoa Kỳ giúp phục hồi và phát triển các nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã khiến Trung Quốc cảm thấy mình bị bao vây.

Tất cả những nước và vùng lãnh thổ này đều trở thành đồng minh đang tin cậy của Hoa Kỳ về quân sự, đều có những bước phát triển như vũ bão về kinh tế.

Duy trì một nước Triều Tiên đủ nghèo để dễ bảo, đủ mạnh về quân sự để có thể đe dọa được láng giềng, có vị trí và đóng vai trò như một t.iền đồn của Trung Quốc về hướng Đông Bắc Á, thật là tiện lợi đủ đường về mặt chiến lược.

Cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra và cũng kết thúc trong hoàn cảnh thế trận chiến lược phải như vậy, nó mang đặc thù của thời kỳ Chiến tranh Lạnh mà các bên muốn kiềm chế lẫn nhau trong thế đối đầu, chạy đua vũ trang hiện đại hóa quân đội để răn đe nhau.

Một vùng Đông Bắc Á bất ổn, kiềm chế được những nước như Nhật Bản và Hàn Quốc thì chỉ Trung Quốc là có lợi.

Sau năm 1991 với sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết, nước Nga của Yeltsin trở nên yếu ớt và chẳng còn hơi sức đâu quan tâm nhiều đến vùng Viễn Đông xa xôi.

Trung Quốc một mình một chiếu đối đầu với các tay chơi Nhật Bản, Hàn Quốc với Hoa Kỳ lấp ló đứng đằng sau.

Trong ván bài này, Trung Quốc luôn luôn muốn đóng vai trò của nhà cái, ấn định luật chơi chứ không bao giờ chỉ là một tay chơi thụ động.

Tuy nhiên cả Nhật Bản, Hàn Quốc thậm chí Đài Loan, không những không rơi vào trì trệ sau chiến tranh, mà "đòn bẩy tài chính" của Hoa Kỳ đã biến họ thành những con rồng, con hổ của Châu Á.

Chiến tranh Lạnh qua đi, vị thế của "con bài Triều Tiên" không còn được như trước nữa. Trung Quốc bước vào cuộc đua về kinh tế và mau chóng họ cũng có được những thành tựu thật tầm cỡ.

Với mức độ thân mật trong quan hệ Triều - Trung từ thời các cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, có thể dự đoán được rằng luôn luôn có sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc.

Đồng thời với chiến lược phát triển của mình dành phần lớn thu nhập quốc nội cho quốc phòng, Triều Tiên cũng tự có được những bước tiến đáng gờm.

Con bài Triều Tiên trong ván bài Đông Bắc Á - Hình 2

CHDCND Triều Tiên dồn mọi nguồn lực ưu tiên cho quốc phòng và chính sách theo đuổi vũ khí hạt nhân. Ảnh minh họa: Yonhap News.

Ngày nay, nhìn vào những vụ b.ắn thử tên lửa được tiến hành của Triều Tiên được tiến hành thường xuyên, thế giới đều hiểu họ không phải là một con hổ giấy.

Triều Tiên có thực lực và hoàn toàn có thể đe dọa được những nước láng giềng. Tại sao Triều Tiên lại thường xuyên đe dọa khu vực và cả thế giới bằng năng lực hạt nhân của mình?

Vì Triều Tiên là một nước nhỏ, yếu về kinh tế với một nền sản xuất không thể đủ để duy trì một cuộc chiến tranh quy ước hao người tốn của, đặc biệt nếu kéo dài thì lại càng không thể "theo" được.

Hơn thế nữa, tính chất của các cuộc xung đột vũ trang hiện đại đã khác khi thu hẹp ở mức độ những xung đột hạn chế ở bình diện một khu vực nhỏ.

Xung đột gần như chắc chắn bị đẩy ra khỏi lãnh thổ các cường quốc và các mâu thuẫn giữa các thế lực chỉ thể hiện thông qua các điểm nóng ở một vài khu vực.

Các điểm nóng này hiện nay đang tập trung ở Trung Đông và Châu Phi, vốn là vùng bất ổn sẵn có và lợi ích qua lại chồng chéo, mâu thuẫn không thể dung hòa được.

Với Triều Tiên, đe dọa dùng vũ khí hạt nhân là "hợp lý" hơn so với một cuộc chiến tranh quy ước.

Một cuộc xung đột vũ trang nếu có xảy ra ở vùng Đông Bắc Á, thì trước mắt sẽ được thể hiện qua xung đột hai miền Triều Tiên, khi mà người ta sẽ cố gắng hạn chế nó, thu hẹp nó, như chỉ để nó xảy ra ở miền Bắc bán đảo là tốt nhất.

Về phần mình, Triều Tiên sẽ không chịu ngồi yên mà tìm cách tấn công các mục tiêu xa hơn ở phía Nam bán đảo và có thể đe dọa cả Nhật Bản.

Đó là lời giải thích cho việc thỉnh thoảng nước này b.ắn thử tên lửa về phía Nhật Bản chứ không chỉ có hướng tới Hàn Quốc, là nước mà hiện Triều Tiên vẫn đang tuyên bố ở trong tình trạng chiến tranh.

Đe dọa Nhật Bản, Triều Tiên muốn hướng tới Hoa Kỳ, chứ không chỉ là câu chuyện "ôm hận" những gì Nhật Bản đã làm cho nhân dân Triều Tiên thời Thế chiến.

Trong tình trạng bị đe dọa đó, Hoa Kỳ cố gắng triển khai hệ thống THAAD nhằm bảo vệ người đồng minh Hàn Quốc trước nguy cơ bị tấn công từ phía Triều Tiên.

Tương tự như vậy, Nhật Bản cũng tìm cách dỡ bỏ hạn chế cấm nước này tái vũ trang sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, đưa Cục phòng vệ trở thành một Bộ Quốc phòng đúng nghĩa.

Việc này không chỉ để đề phòng một Triều Tiên gần như "không có gì để mất", mà còn là những xung đột ở vùng biển chung với Trung Quốc, một nước chưa bao giờ từ bỏ tham vọng về những vùng lãnh thổ và hàng hải xung quanh mình.

Thế giới bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, tình hình đã có nhiều thay đổi khi mà chính những cường quốc lại tiếp tục bị tấn công bởi chủ nghĩa k.hủng b.ố, dù đã cố gắng đẩy chiến tranh ra thật xa lãnh thổ nước mình.

Đồng thời những vũ khí hữu hiệu trước đây để gây khó đối phương, không còn giá trị nhiều như trước nữa.

Hai năm qua, giá dầu mỏ thế giới giảm sâu kéo theo giá khí đốt cũng giảm cả hai song hành duy trì ở mức thấp, làm cho nước Nga của V.Putin gặp khó khăn.

Không chỉ thế, nước này còn bị mất thị phần do sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ dầu khí, làm xuất hiện quá nhiều lựa chọn trên thị trường.

Một nước Trung Quốc đang là "công xưởng của thế giới" nay phát triển chậm lại, và đối mặt với những bất ổn bên trong như môi trường ô nhiễm trầm trọng, hố sâu ngăn cách giàu nghèo và nguy cơ của chủ nghĩa ly khai...

Với Trung Quốc, diễn trò theo kiểu gây xung đột hạn chế ở các vùng biển xung quanh như Biển Đông, Biển Nhật Bản... vừa có thể "kiếm thêm" được vài ba hòn đảo, vừa kích động được sự ủng hộ trong nước.

Nhưng nếu có một cuộc chiến tranh ở ngay sát nách, chỉ cần giữa hai miền Triều Tiên như trước đây thôi, thì chưa ai có thể đoán định được điều gì.

Có thể đoán được quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, phải lớn hơn nhiều so với Trung Quốc với Triều Tiên. Trong đó mối quan hệ thứ hai sẽ giống thiên triều với chư hầu, một chư hầu đói ăn và phải trợ cấp nhiều hơn.

Trung Quốc sẽ không muốn một cuộc chiến tranh như vậy xảy ra. Thử tên lửa thì được, đe dọa hạt nhân thì được, nhưng nếu Triều Tiên mà định tiến hành chiến tranh thật, thì tôi tin Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên ra tay ngăn chặn.

Sẽ chẳng bao giờ lại có "chí nguyện quân Trung Quốc" tràn sang sông Áp Lục, chiếm cả thành phố Hán Thành như cách đây sáu mươi mấy năm.

Trung Quốc hiện nay cũng khác thời kỳ ông Kim Chính Nhật cầm quyền, càng khác thời Cố chủ tịch Kim Nhật Thành - khi mà người ta ai cũng cần ai, không ai dám và đủ khả năng chiếm địa vị độc tôn.

Tháng 9/2016, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu, Trung Quốc đã cố gắng phô diễn một hình ảnh tốt nhất của mình song song với việc tạm giảm đi những hành động ngang ngược ở Biển Đông.

Thế mà, Triều Tiên lại b.ắn thử tên lửa chỉ vài giờ trước cuộc họp của Tổng thống Hàn Quốc với Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản bàn về an ninh của khu vực Đông Bắc Á.

Hành động này rõ ràng đã làm cho Trung Quốc khó xử, vì nó sẽ kéo tất cả các thành viên của Hội nghị gây sức ép lên Trung Quốc có động thái thích hợp với Triều Tiên, vì an ninh của khu vực.

Triều Tiên thời của Kim Jong-un là con bài không hề dễ chơi đối với Trung Quốc. Cần có thêm thời gian để đ.ánh giá xem đây có phải vấn đề "bỏ thì thương, vương thì tội" đối với Trung Quốc hay không.

Vậy còn "tay chơi" Nga thì sao? Quan hệ Xô - Triều vốn xấu đi nhiều trong thời M.Gorbachev, không được cải thiện bao nhiêu trong thời kỳ hậu Xô-viết.

Nó mới chỉ có đôi chút "nhúc nhích" trong vài năm gần đây bằng công trình đường tàu hỏa Nga - Triều. Đến nay chưa có bằng chứng cho thấy Nga sẽ muốn qua mặt Trung Quốc để giành lấy con bài này.

Bản thân Nga, nếu khách hàng không chứng minh được rằng mình có cái hầu bao rủng rỉnh, thì mọi việc cũng sẽ còn đủng đỉnh.

Trong hoàn cảnh đó, Triều Tiên đóng cửa chẳng quan hệ với ai. IS thì đi tấn công thật bằng k.hủng b.ố, còn Triều Tiên thì đe dọa bằng b.ắn tên lửa vu vơ ra biển, theo kiểu... tống t.iền.

Có điều, có được t.iền thật hay không thì chúng ta không rõ.

Khả năng xung đột trong con mắt các bạn Hàn Quốc

Cố gắng hình dung ra về một quốc gia bí hiểm, tôi gặng hỏi từ những người bạn Hàn Quốc của mình.

Có người đã từng làm việc với người Triều Tiên ở khu công nghiệp Kaesong, thì nói rằng hầu như giữa họ, không có điểm chung vì mấy chục năm khác nhau về chế độ chính trị, nhận thức của con người trở nên quá khác biệt.

Người Hàn Quốc không còn quá căm thù người Nhật như trước, nhưng người Triều Tiên thì căm thù ghê gớm, đến mức đáng sợ...

Với các bạn Hàn Quốc trẻ, những người không có quan hệ họ hàng ở phía bắc giới tuyến, Triều Tiên như một quốc gia khác.

Họ hoàn toàn không mong muốn thống nhất hai miền Bắc Nam, vì ngoài lý do kinh tế, còn lý do trên đây tôi đã viết: sự khác biệt quá lớn.

Chỉ có những người thuộc thế hệ đã có t.uổi, còn quan hệ họ hàng ở "bên kia" mới đau đáu nghĩ đến ngày sum họp.

Chính thế hệ này có nhiều người phản đối hệ thống THAAD, cho rằng đây là nguyên nhân gây căng thẳng hai miền, làm khó khăn cho quá trình thống nhất.

Những người trẻ hơn còn phản đối Chính phủ trong những nỗ lực thống nhất hai miền. Đã có những cuộc biểu tình chống thống nhất, song song với những cuộc biểu tình ủng hộ.

Một người chống thống nhất nói: "Chúng tôi có thể ủng hộ các chương trình cứu trợ của Chính phủ, nhưng thống nhất thì không."

Về nguy cơ chiến tranh, tất cả đều không lo ngại và tin tưởng vào khả năng của Chính phủ có thể làm tất cả để ngăn chặn chiến tranh.

Họ cho rằng bây giờ đã là thời không ai dám liều mà manh động gây chiến, đ.ánh n.hau là tan nát hết cả. Mỗi lần dọa dẫm của miền Bắc, chỉ là một lần gây cho họ những suy nghĩ chán ngán mà thôi.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024
Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga
07:06:25 02/07/2024

Tin đang nóng

Quang Lê cầm hai cọc t.iền mặt trả cát-xê cho Như Quỳnh: "Chỉ là chút xíu thôi, còn ngân phiếu nữa"
21:43:32 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao
23:36:48 02/07/2024
Loạt nghệ sĩ Việt cưới vợ ở t.uổi U50, U60, U70 nhưng cô nào cũng xinh xắn, hôn nhân viên mãn
21:35:56 02/07/2024
Quý tử nhà Lâm Chí Dĩnh gây bão với chiều cao mét 8 ở t.uổi 15, vượt cả bố tài tử chung khung hình
22:03:52 02/07/2024
Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị
00:16:51 03/07/2024

Tin mới nhất

Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

05:42:48 03/07/2024
Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.

Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?

05:41:25 03/07/2024
Thời đại mà con người thường xuyên cúi mặt xuống chiếc điện thoại, thời hai ngón tay cái di chuyển với tốc độ ánh sáng trên màn hình smartphone đang dần kết thúc.

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Giới chức Australia lo ngại giới trẻ bị cực đoan hóa do môi trường trực tuyến

20:01:37 02/07/2024
Tại Australia, hiện có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhằm giúp các gia đình ứng phó với những thanh thiếu niên và người trưởng thành quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Dịch cúm gia cầm gây thiếu hụt trứng gà tại Australia

19:48:41 02/07/2024
Gần 10% số gà mái đẻ trứng ở Australia đã chịu ảnh hưởng của dịch này. Chính quyền khẳng định đã ngăn chặn virus thành công, song một số nhà bán lẻ đã đặt ra giới hạn về số lượng trứng khách hàng có thể mua.

Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á

19:45:18 02/07/2024
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.

Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới

19:41:08 02/07/2024
Có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó là cà phê trứng. Món đồ uống này có nguồn gốc từ Hà Nội, có lòng đỏ trứng thêm vào phần trên, đ.ánh bọt với sữa đặc vào cà phê.

Nhật Bản giới thiệu mô hình 'trái tim sống' đầu tiên trên thế giới

19:38:08 02/07/2024
Theo kế hoạch, mô hình trái tim sống iPS sẽ được trưng bày tại khu vực PASONA NATUREVERSE của Tập đoàn Pasona, trong khuôn khổ Triển lãm EXPO 2025 ở thành phố Osaka.

Có thể bạn quan tâm

Lần thứ 3 ghi nhận trăn cầu vồng Brazil sinh sản đơn tính

Lạ vui

06:21:31 03/07/2024
Con trăn cầu vồng Brazil có tên là Ronaldo, sống trong một vườn thú thuộc đại học City of Portsmouth, Anh, gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc khi cho ra đời 14 con trăn con.

Tuyệt chiêu làm bánh chuối vàng ươm, vỏ giòn rụm bên trong mềm ngọt nhìn mà ứa nước miếng

Ẩm thực

06:21:15 03/07/2024
Để có được những chiếc bánh chuối rán siêu dài, giòn ngon, vàng ươm đẹp mắt như ngoài hàng cũng cần có bí quyết.

'MV Rockstar của Lisa: Một sản phẩm khoa trương'

Nhạc quốc tế

06:19:44 03/07/2024
Trước hàng loạt những tranh cãi, chỉ trích dành cho ROCKSTAR, chuyên trang âm nhạc hàng đầu Anh Quốc NME đã có bài viết review, đ.ánh giá khách quan về sản phẩm âm nhạc trở lại của Lisa.

Nàng thơ Đông Cung chỉ đóng cameo vẫn gây sốt MXH, tất cả là nhờ tạo hình độc lạ nhất sự nghiệp

Phim châu á

06:19:07 03/07/2024
Chỉ xuất hiện chưa đầy 1 giây trong trailer, Bành Tiểu Nhiễm đã được kỳ vọng sẽ có cuộc đọ sắc với nữ chính Cổ Lực Na Trát.

Người trẻ Trung Quốc 'tiết kiệm phục thù', có người xài chỉ 1 triệu đồng/tháng

Netizen

06:18:49 03/07/2024
Tiết kiệm phục thù đã trở thành xu hướng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, khi giới trẻ nước này nỗ lực tiết kiệm.

11 công thức nước uống giải độc, giảm cân

Làm đẹp

06:18:17 03/07/2024
Thức uống giải độc được làm từ trái cây và rau quả có đặc tính chống oxy hóa và lợi tiểu, giúp cải thiện chức năng đường ruột, góp phần giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng.

'Vùng đất câm lặng' tạo ấn tượng hiếm thấy với khán giả qua 3 phần phim

Hậu trường phim

06:17:42 03/07/2024
Sau 3 năm sản xuất, thương hiệu phim khoa học viễn tưởng - kinh dị Vùng đất câm lặng ( A Quiet Place ) đã trở lại và nhận được sự đón nhận hiếm thấy từ khán giả.

8 năm ly hôn biến Brad Pitt và Jolie từ người yêu hóa người dưng thế nào?

Sao âu mỹ

06:16:36 03/07/2024
Cuộc sống của Brad Pitt và Angelina Jolie ở thời điểm hiện tại rất trái ngược. Trong khi Brad Pitt bị các con xa lánh, từ bỏ họ, Angelina Jolie lại nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của 6 người con.

Ronaldo bị sỉ nhục, gây làn sóng phẫn nộ

Sao thể thao

00:09:53 03/07/2024
Phút cuối cùng của hiệp phụ đầu tiên, Ronaldo đứng trước cơ hội lớn giúp Bồ Đào Nha khai thông thế bế tắc sau khi Diogo Jota mang về quả phạt đền cho Bồ Đào Nha.

Chiêu lừa trên không gian mạng khiến 282 lượt khách mất t.iền từ thẻ tín dụng

Pháp luật

23:43:30 02/07/2024
Ngày 1/7, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 5 bị cáo về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Anh Tú mặc corset ren, váy lưới k.hoe b.ody vạm vỡ, netizen: Chê!

Sao việt

23:31:33 02/07/2024
Ngày 2/7, Anh Tú tung bộ ảnh mới với hình tượng gợi cảm và nữ tính. Theo đó, ông xã Diệu Nhi táo bạo mặc corset ren, k.hoe t.hân hình vạm vỡ.