UAE cấm hãng bay Ấn Độ 15 ngày vì có hành khách mắc Covid-19
Chính quyền Dubai – thành phố thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vừa ra lệnh cấm bay với hãng hàng không Ấn Độ Air India Express trong 15 ngày vì một hành khách từng sử dụng dịch vụ của hãng này được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2.
Máy bay của hãng hàng không Air India. Ảnh: BBC.
Hành khách này đi trên chuyến bay từ thành phố Jaipur, bang Rajasthan, tới Dubai hôm 4/9. Vì lệnh cấm này, Air India Express sẽ phải điều chỉnh lại tất cả các chuyến bay tới sân bay quốc tế Sharjah của Dubai. Trong bức thư gửi Air India Express, Cơ quan Hàng không Dân dụng Dubai cho biết đây là lần thứ hai hành khách đi trên các chuyến bay của hãng được phát hiện mắc Covid-19.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 2/9, nhà chức trách Dubai đã gửi một thư cảnh báo tới hãng hàng không Ấn Độ về một trường hợp hành khách dương tính với SARS-CoV-2. Vận chuyển hành khách mắc Covid-19 tới lần thứ 2 được coi là hành vi vi phạm các quy trình và thủ tục hàng không tới và đi từ Tiểu vương Dubai trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
Chính vì vậy, tất cả các chuyến bay của Air India Express tới các sân bay tại Dubai đều bị đình chỉ trong thời gian từ 18/9 tới 2/10. Hồi tháng 8, hãng mẹ của Air India Express là Air India cũng buộc phải dừng các chuyến bay tới Hong Kong trong 2 tuần vì “chuyên chở quá nhiều hành khách nhiễm SARS-CoV-2″.
Chính quyền Hong Kong đưa ra lệnh cấm sau khi 11 hành khách trên một chuyến bay của Air India ngày 14/8 được xác định dương tính với loại virus này. Các quan chức hàng không cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do việc xét nghiệm Covid-19 cho hành khách trước chuyến bay không được thực hiện nghiêm túc. Air India Express là thương hiệu hàng không giá rẻ thuộc sở hữu của hãng Hàng không Quốc gia Ấn Độ Air India.
Diễn tập 'Góa phụ Đen' giúp Mỹ đối phó tàu ngầm Nga
Hải quân Mỹ cử nhiều chiến hạm, máy bay tới bắc Đại Tây Dương tham gia diễn tập "Góa phụ Đen" ứng phó mối đe dọa từ tàu ngầm Nga.
Đợt diễn tập diễn ra ngày 12-13/9, tập trung vào các nội dung tác chiến chống ngầm, đại diện Hạm đội 2 hải quân Mỹ cho biết trong buổi họp báo hôm 16/9, song không công bố địa điểm diễn tập cụ thể.
Cuộc diễn tập được tổ chức sau khi các chỉ huy hải quân Mỹ tuyên bố tàu ngầm Nga gia tăng hoạt động ở phía bắc Đại Tây Dương, "đặt ra thách thức mới" tại khu vực Mỹ xem như một "vùng chiến sự" tiềm tàng.
Trực thăng MH-60R thả đầu dò thủy âm xuống nước trong diễn tập săn ngầm với tàu sân bay trực thăng USS Wasp (phía sau), ngày 13/9. Ảnh: US Navy.
"Đó là nơi chiến đấu và cạnh tranh", phó đô đốc Andrew Lewis, chỉ huy Hạm đội 2 hải quân Mỹ, nói trong cuộc họp báo. "Chúng tôi phải duy trì lợi thế về vị trí của mình trước đối thủ, đặc biệt ở Đại Tây Dương, trước năng lực dưới biển của người Nga. Chúng tôi phải duy trì lợi thế đó."
Tàu sân bay trực thăng USS Wasp, khu trực hạm USS Arleigh Burke và USS McFaul, hai tàu ngầm tấn công thuộc lớp Virginia và lớp Los Angeles tham gia cuộc diễn tập. Trong nội dung diễn tập, trực thăng MH-60R phối hợp với máy bay tuần thám săn ngầm P-8 để truy tìm tàu ngầm dưới nước từ các độ cao khác nhau.
Các chỉ huy hải quân Mỹ từ chối cho biết họ có phát hiện hoạt động dưới biển nào của quân đội Nga trong đợt diễn tập hay không.
Phó đô đốc Daryl Caudle, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Đại Tây Dương của Mỹ, nhận định quân đội Nga và Trung Quốc đều đầu tư rất nhiều vào năng lực tác chiến dưới biển. Nga đang biên chế một số tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới gồm tàu ngầm tấn công nhanh mang tên lửa dẫn đường và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Lý do Mỹ trừng phạt công ty Trung Quốc ở Campuchia Trừng phạt một công ty Trung Quốc đang xây dựng tại Campuchia, Mỹ cho thấy đang ngày càng bất an trước sức vươn ảnh hưởng của Bắc Kinh. Bộ Tài chính Mỹ ngày 15/9 thông báo đưa tập đoàn phát triển bất động sản Union Development Group (UDG) thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc vào danh sách đen do các hoạt động...