Ứa nước mắt khi biết lý do cháu trai 12 tuổi đã đòi nghỉ học
Tôi gặng hỏi cháu trai tại sao lại đòi nghỉ học khi chỉ mới 12 tuổi. Thằng bé buồn bã gục đầu, lí nhí nói lý do mà tôi rơi nước mắt.
Vô tình đọc được bài viết Vợ thường xuyên mặc váy, trang điểm rồi lang thang trong đêm khiến tôi bị mang tiếng”">”Vợ thường xuyên mặc váy, trang điểm rồi lang thang trong đêm khiến tôi bị mang tiếng”, tôi lại rưng rưng nước mắt khi nghĩ đến hoàn cảnh gia đình mình.
Chị tôi tinh thần không được tỉnh táo như người khác, hồi trước cũng từng điều trị ở bệnh viện tâm thần nhưng không đỡ. Sau đó, chị về nhà, bố mẹ tôi thay phiên trông nom. Có lẽ vì tình yêu thương và sự chăm sóc của bố mẹ quá chu đáo nên chị tôi dần sáng suốt hơn và có thể nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa giúp bố mẹ.
Cách đây 13 năm, chị đột ngột có bầu nhưng không biết ai là cha của đứa bé. Bố mẹ tôi khóc suốt vì thương con thương cháu. Cũng may cháu tôi sinh ra bình thường, lanh lợi như bao đứa trẻ khác nên cả nhà cũng được an ủi phần nào. Tôi lại thấy chị có con cũng tốt, sau này về già cũng có nơi nương tựa.
Hàng tháng, tôi đều gửi tiền về phụ bố mẹ nuôi dưỡng 2 mẹ con chị. Nhưng tôi cũng có gia đình riêng, cũng cần phải chi tiêu rất nhiều. Số tiền tôi gửi về không ổn định, tháng nào lương cao thì tôi gửi nhiều, không thì gửi ít lại. Mấy lần về thăm nhà, thấy bố mẹ và chị gái vẫn sống ổn định, tôi mừng thầm. Chỉ cần chị không phát bệnh, có thể thu mua phế liệu thì cũng có thể kiếm được tiền ăn qua ngày.
Tuần trước, tôi về thăm bố mẹ, sẵn tiện đem theo ít bộ đồ mới cho cháu trai. Cháu đang phụ ông bà cuốc đất ngoài vườn, tay chân lấm lem, mặt mày nhem nhuốc đến tội nghiệp. Dù đã 12 tuổi nhưng cháu tôi rất nhỏ con, có lẽ vì ăn uống thiếu chất.
Video đang HOT
Khi ăn cơm, cháu bỗng nói muốn nghỉ học. Cháu chỉ học hết lớp 6 thôi, không tiếp tục học lên các lớp khác nữa. Tôi kinh ngạc hỏi 6 năm nay, cháu luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, tại sao lại đòi nghỉ học? Thằng bé cúi đầu, buồn bã nói muốn nghỉ học để đi làm phụ hồ với mấy chú ở xóm, kiếm tiền nuôi mẹ và đỡ đần ông bà.
Mẹ tôi thở dài, kể chuyện bệnh tình của chị tôi lại trở nặng, đã không đi thu mua phế liệu được thì thôi, còn phải tốn rất nhiều tiền thuốc men. Ông bà cũng già rồi, làm sao có thể gồng gánh cả 2 mẹ con chị mãi.
Tôi rơi nước mắt, nhìn cháu trai đang cúi đầu buồn bã mà xót thắt lòng. Tôi nói cháu cứ tiếp tục học, tôi sẽ cố gắng kiếm việc làm thêm để có tiền gửi về lo cho chị gái, cũng như lo cho cháu đi học. Nhưng thằng bé lại bảo sợ chông tôi biêt lại buồn, lại ghét mẹ con cháu vì đã làm tôi vât vả. Tôi gõ đầu cháu, nói thằng bé hàm hồ quá, chồng tôi rất thương 2 mẹ con chứ chưa bao giờ ghét bỏ cả. Cháu càng hiểu chuyện, tôi càng đau lòng.
Mấy hôm nay, tôi phải nhận việc làm thêm để có tiền gửi về lo thuốc thang cho chị gái. Nhưng tôi không biết mình có thể gồng gánh được bao lâu nữa? Tôi chỉ sợ nếu mình đổ bệnh, ai sẽ gánh cả gia đình và lo cho cháu mình đây?
Không muốn con nặng lòng vì cảm giác mang ơn
Từ khi còn trong bụng mẹ, tôi đã là một "em bé" khỏe mạnh và dễ tính. Ba mẹ nuôi tôi nhàn tênh.
Không ít lần mẹ nói với tôi như vậy.
Tôi vừa đi làm, vừa đi học, lại chăm con nhỏ. Lúc căng thẳng, mệt mỏi, tôi thường gọi điện về cho mẹ, kêu ca rằng Gạo biếng ăn và hay quấy khóc đêm. Dăm bữa nửa tháng, vợ chồng tôi lại phải đưa con vào viện vì ho, sốt cao, viêm đường hô hấp...
Sau những lời than vãn, tôi lại thở dài: "Phải chi Gạo dễ nuôi như con". Mỗi lần vậy, mẹ lại thiết tha bảo: "Vợ chồng con đưa Gạo về quê để mẹ chăm cho một thời gian".
Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Tôi biết mẹ thương cháu và xót con gái, nhưng tôi không nỡ xa con và không muốn mẹ phải cực nhọc. Sau cơn tai biến, ba tôi không tự đi lại được. Mẹ nay thành cánh tay, bờ vai... dựa cậy của ba. Vào cái tuổi bên kia dốc cuộc đời, mẹ cũng chẳng có thời gian để nghỉ ngơi.
Chuyến công tác đầu năm ra Bắc, tôi không báo cho ba mẹ biết. Khi ghé về thăm nhà, tôi mới biết ba bệnh nặng, mẹ đang chăm ba ở bệnh viện huyện cả tuần nay. Tôi vội đón xe vào viện, thấy tôi, mẹ sốt sắng hỏi: "Sao con biết mà về? Mẹ không nói vì sợ con lo".
Mẹ giục tôi về nhà nghỉ ngơi. Tôi phải gắt lên, đòi ở lại thay mẹ chăm ba. Tối muộn, ba đỡ sốt, ông nắm lấy tay tôi, ôn tồn: "Cho dù có chuyện gì, con cũng đừng gắt với mẹ. Khi sinh con, mẹ suýt bỏ mạng đấy!".
Tôi sững sờ khi nghe ba kể về những tháng ngày mẹ mang bầu và sinh tôi. Khi đó, trong người mẹ có khối u lớn. Chưa đến ngày sinh, ba đã phải đưa mẹ vào bệnh viện cấp cứu, nhưng mẹ dặn ba bằng mọi giá phải để cho tôi được chào đời. Tôi sinh thiếu tháng, nhẹ cân, phải nằm lồng kính... Ở thành phố, ba mẹ chẳng có ai thân quen. Ba vừa chăm mẹ vừa túc trực khi y tá, bác sĩ gọi vào thăm tôi.
Ảnh mang tính minh họa - PressFoto
Còn mẹ may mắn thoát bàn tay tử thần nhưng vẫn rất yếu. Vậy mà ngay hôm sau mẹ đã gượng dậy, đòi ba xin bác sĩ cho mẹ qua phòng tôi để thăm con gái bé bỏng. Vài hôm sau, trên đường về phòng trọ lấy đồ, ba bị ngã xe trật khớp chân. Mẹ tự xoay xở với đứa con mới sinh non trong bệnh viện. Hằng ngày, mẹ phải cắn răng chịu đựng vết thương, ngồi vắt sữa nhờ y tá mang cho tôi.
Hành trình nuôi tôi những năm đầu đời đầy gian nan nhưng mẹ chưa một lời kêu ca, than phiền. Tôi như một con mèo ướt, "năm ngày bảy tật". Bệnh tật của tôi đã lấy đi của mẹ tất cả sức lực, tiền bạc và tuổi thanh xuân. Vì phải chăm sóc tôi nên kế hoạch lập nghiệp trên thành phố của ba mẹ cũng đành "đứt gánh giữa đường". Vài món đồ quý giá của gia đình cũng dần "đội nón" ra đi. Đôi bông tai là đồ lưu niệm của bà ngoại trao lại ngày mẹ xuất giá cũng trở thành tiền viện phí.
Kể đến đây giọng ba lạc đi, mắt tôi cũng ướt nhòe...
Ảnh mang tính minh họa - Our-Team
Sáng sớm hôm sau, mẹ xuất hiện ở cửa với cái cặp lồng cháo còn nóng hổi. Nhìn thấy mẹ, nước mắt tôi chực trào. Tôi lấy cớ đi ra ngoài mua đồ để mẹ không nhận ra. Nhưng khi về, vừa bước vào cửa phòng, tôi đã nghe mẹ "tra gạn" ba: "Ông để lộ "bí mật" với con rồi phải không?". Ba đấu dịu: "Con nó làm mẹ rồi, cũng phải để cho con nó biết chứ".
"Vợ chồng nó nuôi con cũng vất vả. Với lại, tôi muốn con gái luôn vui vẻ, không nặng lòng vì cảm giác mang ơn ba mẹ đã khó nhọc nuôi mình khôn lớn". Lời mẹ nhẹ nhàng mà nước mắt tôi rơi...
Câu nói của bố trong điện thoại tựa như gánh nặng đè lên vai tôi Khi biết được tình hình hiện tại của gia đình, tôi chỉ có suy nghĩ nghỉ học để đi làm. Ngày cấp 3, tôi học rất khá, luôn ở top 1 của lớp. Thế nhưng khi thi tốt nghiệp, tôi đã chủ quan nên điểm không được cao. Những trường đại học tôi yêu thích đều bị trượt hết, còn trường tôi không...