Ù tai, khó thở khi đi qua hầm sông Sài Gòn
Nhiều người đi xe máy than phiền rằng cảm giác này tăng lên khi càng đi vào giữa đường hầm, một số người hoa mắt, thậm chí lạc tay lái. Nguyên nhân do đâu và giải pháp là gì?
Vào giờ cao điểm lượng phương tiện tham gia giao thông qua hầm Thủ Thiêm rất đông – Ảnh: HỮU KHOA
Buồn nôn, chóng mặt
Sáng sớm 17-5, hàng ngàn xe máy chen chúc qua hâm vươt sông Sai Gon (hâm Thu Thiêm, theo hương tư Q.2 sang Q.1, TP.HCM). Do lượng xe máy quá lớn khiến hai đầu hầm bị ùn ứ, tất cả đều phải nhích từng chút mới qua được hầm.
Lúc này, không khí trong hầm sông Sài Gòn trở nên ngột ngạt, bắt đầu có cảm giác khó thở. Đến khi di chuyển tới giữa hầm, nhiều người, nhất là phụ nữ, bắt đầu có cảm giác hoa mắt, chóng mặt… buộc phải gỡ bỏ lớp khẩu trang.
Chị Trịnh Thị Nguyệt, một người thường xuyên đi qua khu vực này, cho biết luôn bị choáng, thở gấp khi xe đi vào hầm. Không chỉ vậy, chị còn bị cảm giác buồn nôn, cho đến khi qua khỏi hầm một đoạn chị mới không còn cảm giác đó nữa.
Tương tự, anh Huỳnh Tấn Tài (ngụ Q.2) cũng bị buồn nôn mỗi lần đi qua đây. Nhất là vào giờ cao điểm, xe máy phải mất hơn 15 phút mới qua được hầm, trong khi lẽ ra chỉ mất chừng 3 phút. Chính điều này khiến không gian trong hầm trở nên chật hẹp, không khí sạch không đủ đáp ứng cho tất cả mọi người hô hấp.
“Theo tôi nên có một bảng điện lớn thông báo về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và tiếng ồn bên trong hầm để người đi đường biết”, anh Huỳnh Tấn Tài đề xuất.
Đẩy nhanh xây cầu Thủ Thiêm 2, 3 và 4
Video đang HOT
Ông Lê Minh Triết – giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn – cho biết đã tiếp nhận phản ảnh của người dân về tình trạng không khí trong đường hầm ngột ngạt, khó thở. “Đơn vị sẽ nhanh chóng phối hợp với các chuyên gia môi trường theo dõi, đo lại chỉ số CO… trong hầm” – ông Triết nói.
Theo ông Triết, khi nồng độ CO trong không khí vượt 200 ppm thì người bình thường tiếp xúc từ 10-15 phút sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Tuy nhiên kết quả kiểm tra mới nhất cho thấy: lượng CO bên trong đường hầm chỉ ở ngưỡng 100-120 ppm.
Vì vậy “một trong những nguyên nhân dẫn đến cảm giác ngộp thở khi vào hầm có thể do sự thay đổi không khí đột ngột. Người dân đang đi trên đường thoáng thì gặp không gian hầm chật hẹp, lượng xe máy đông gây tiếng ồn lớn dễ dẫn tới ù tai, khó thở”.
Theo ông Triết, lượng xe máy qua hầm hiện nay đạt 70% công suất thiết kế hầm.
Giải pháp về lâu dài theo ông Triết: TP phải đẩy nhanh quá trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, 3 và 4 để kéo giảm lượng xe máy vào hầm. Lượng xe máy giảm sẽ kéo giảm lượng CO, khói bụi, tiếng ồn.
“Hiện tiến độ xây dựng các cầu Thủ Thiêm 2, 3 và 4 còn quá chậm” – ông Triết cho biết. Ngoài ra, để xử lý khói bụi ô nhiễm, trung tâm sẽ phối hợp với ngành y tế đi kiểm tra không khí, lượng CO, tiếng ồn định kỳ để kịp thời điều chỉnh các chỉ số trên về định mức an toàn.
Cũng theo Trung tâm Quản lý hầm sông Sài Gòn, hiện lưu lượng xe máy di chuyển qua hầm rất cao với hơn 290.000 lượt xe/ngày. Do đó, lượng không khí, âm thanh, tầm nhìn trong hầm phải được theo dõi, điều chỉnh liên tục thông qua hệ thống quan trắc tự động.
Hiện trong hầm được lắp đặt 3 cặp quạt Zitron chạy tự động nhằm thu luồng không khí có chứa bụi, CO đưa ra ngoài xử lý. “Tuy nhiên, trong trường hợp bên trong hầm bị kẹt xe, ùn ứ thì lượng CO có thể tăng lên đến 200 ppm. Điều này đã từng xảy ra” – ông Triết cho biết.
Phải đảm bảo khí “tươi”
Theo TS Đỗ Thị Mỹ Liên – viện phó Viện Công nghệ môi trường – năng lượng Đại học Sài Gòn: việc nhiều người cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đi vào đường hầm sông Sài Gòn có thể chỉ là ảo giác.
“Bởi khi chúng ta di chuyển về hướng tối hơn, không gian nhỏ hẹp, cơ thể sẽ dễ bị ảo giác chóng mặt, nặng hơn là buồn nôn” – TS Liên nói. Tuy vậy cũng theo TS Liên, đơn vị quản lý đường hầm cần đo lại không khí, thanh lọc lượng CO để đảm báo có khí “tươi” bên trong hầm.
Về lâu dài, TP cũng cần nghiên cứu, giới hạn lượng xe cộ đi qua khu vực hầm sông Sài Gòn. Với sự phát triển chóng mặt như hiện nay, đến năm 2020, tổng số xe qua đây sẽ vượt quá công suất hầm và có thể gây ra những hệ lụy cho người đi đường.
Theo tuoitre.vn
Tài xế say xỉn ngủ gục bên đường sau khi gây náo loạn hầm Thủ Thiêm
Sau khi chạy ô tô ngược chiều vào hầm vượt sông Sài Gòn gây tai nạn nghiêm trọng, tài xế trong tình trạng say xỉn, ngồi gục giữa hầm bỏ mặc hiện trường đang hết sức hỗn loạn.
Tài xế say xỉn chạy ôtô ngược chiều, gây náo loạn hầm Thủ Thiêm
Sáng nay (23/6), Công an quận 1, TPHCM thực hiện ghi lời khai đối với Nguyễn Văn S. (49 tuổi, quê tỉnh Quảng Nam) nhằm phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ tai nạn nghiêm trọng do người đàn ông này lái ô tô gây ra tại khu vực hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) vào khuya hôm qua (22/6).
Hiện trường vụ tai nạn do tài xế chạy ngược chiều trong hầm Thủ Thiêm.
Theo thông tin ban đầu, hơn 22h khuya hôm qua, tài xế S. điều khiển ôtô BKS 51F-069.. chạy từ hướng đường Võ Văn Kiệt (quận 1) qua hầm Thủ Thiêm để về đường Mai Chí Thọ, (quận 2). Khi đến đường dẫn vào hầm, tài xế S. đã cho xe chạy sang làng đường ngược lại và lao ngược chiều thẳng vào đường hầm (hướng ôtô đang từ quận 2 sang quận 1).
Phát hiện vụ việc, nhiều phương tiện đang ào ạt chạy đến một phen hốt hoảng, hàng loạt tài xế đã nhấn còi inh ỏi, đánh lái để cố né tránh.
Khi đến giữa hầm, ôtô của tài xế S. đã gây tai nạn liên hoàn với 3 ôtô lần lượt mang các BKS 51F-717...; 50Z-2...; 66A-033... Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người, tuy nhiên các phương tiện hư hỏng nặng và giao thông qua hầm Thủ Thiêm ùn ứ hết sức nghiêm trọng.
Tài xế lái ôtô chạy ngược chiều gây tai nạn nghiêm trọng trong hầm Thủ Thiêm trong tình trạng xỉn nặng, xuống xe ngồi bệt ở đường, bỏ mặc hiện trường đang hết sức hỗn loạn.
Cảnh sát giao thông Đội Bến Thành, Công an quận 1 và nhân viên Trung tâm Quản lý hầm đã nhanh chóng có mặt phong tỏa hiện trường, điều tiết giao thông và xử lý nhanh vụ việc.
Điều đáng nói là sau khi gây tai nạn nghiêm trọng, tài xế S. trong tình trạng say xỉn nặng, nồng nặc hơi men... đã xuống xe, ngồi bệt ven đường ngủ gục, giữa hiện trường đang hết sức hỗn loạn.
Cảnh sát đã đưa tài xế này vào bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, đồng thời tiến hành đo nồng cồn để làm cơ sở xử lý.
Đường hầm vượt sông Sài Gòn là phần quan trọng nhất của dự án đại lộ Đông Tây và là hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á. Đường hầm có tổng chiều dài 1.490m, trong đó có 371 m đi ngầm dưới lòng sông.
Đăng Lê
Theo Dantri
Gửi nhầm tin nhắn cho phụ huynh, cô giáo Mỹ mất việc Tin nhắn lăng mạ nam sinh tự kỷ khiến mẹ em sốc với thái độ của cô giáo. Insider ngày 9/5 đưa tin, một giáo viên vừa bị sa thải khỏi trường học ở Texas (Mỹ) sau khi nhắn tin nhầm cho phụ huynh, sử dụng ngôn ngữ thô tục để than phiền về con trai mắc chứng tự kỷ của họ. Mẹ...