Ù tai cảnh báo bệnh gì?
Đôi khi bạn nghe được tiếng kêu trong tai như tiếng nhịp tim. Tiếng kêu này bắt nguồn từ đâu? Nó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không?
Ù tai cảnh báo bệnh gì?
Phân loại ù tai
Ù tai là âm thanh con người cảm nhận được trong đầu hay trong tai như tiếng vo ve, tiếng chuông reo, tiếng lách cách mà không có nguồn kích thích từ bên ngoài. Những tiếng kêu trong tai có thể khiến bạn giảm khả năng nghe.
Ù tai được chia làm hai loại.
Ù tai khách quan: là loại ù tai có liên quan đến những tiếng động xuất phát từ tai trong hay các cấu trúc lân cận mà người khác có thể nghe được.
Ù tai chủ quan: được dùng để chỉ những âm thanh mà chỉ có cá nhân người bệnh mới nghe được.
Video đang HOT
Ước lượng bệnh nhân ù tai chiếm khoảng 10-15% dân số. Nhiều người bị ù tai sau khi nghe tiếng súng hoặc tiếng ồn lớn. Ù tai là triệu chứng đòi hỏi thăm khám cẩn thận để xác định nguyên nhân và điều trị ù tai là phương pháp đa trị liệu.
Nguyên nhân gây ra tiếng ù trong tai
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiếng kêu trong tai.
Ù tai giống tiếng mạch đập thường do bệnh lý về mạch máu và u cuộn cảnh là 1 trong những bệnh lý ấy.
Trong tự nhiên ù tai nhịp đập thường khách quan, do thay đổi dòng máu chảy hoặc gia tăng sự chuyển động mạnh mẽ của mạch máu gần tai như do xơ vữa động mạch (atherosclerosis) hoặc hoạt động mạnh của tĩnh mạch. Nhưng nó cũng có thể xuất hiện như một hiện tượng chủ quan từ gia tăng nhận thức về mạch máu trong tai.
Ù tai mạch đập có thể là một triệu chứng của điều kiện có khả năng đe dọa tính mạng, như chứng phình động mạch cảnh (carotid arteryaneurysm hoặc các lớp thành động mạch cảnh bị tách ra (carotid artery dissection).
Đây cũng có thể là dấu hiệu của viêm mạch (vasculitis), hoặc cụ thể hơn, bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ (giant cell arteritis).
Ngoài ra, ù tai mạch đập còn là một dấu hiệu của tăng huyết áp nội sọ vô căn (idiopathic intracranial hypertension).
Có thể chữa khỏi ù tai được không?
Nếu tìm được nguyên nhân gây ra tiếng kêu trong tai như nút ráy tai, hoặc bệnh lý tại tai… thì chỉ cần loại bỏ yếu tố gây tiếng kêu này, triệu chứng sẽ hết. Ngoài ra, đối với chứng ù tai cũng có thể điều trị bằng thuốc an thần, ức chế thần kinh giao cảm hay thực hiện phẫu thuật cắt dây thần kinh thừng nhĩ, cắt dây Jacobson, cắt dây VIII, buộc thắt mạch nếu tiếng kêu do nguyên nhân phình cảnh…
Theo Phương Vũ
Gia đình Online
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Chế độ ăn uống lành mạnh, vận động đúng cách, tập khí công, không lạm dụng thuốc giảm đau... giúp xương khớp người già khỏe mạnh hơn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), có khoảng 150 bệnh khớp (thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, đau dây thần kinh tọa, gút...). Trong đó, hai bệnh phổ biến là viêm khớp dạng thấp chiếm 0,3-1% dân số thế giới, còn thoái hóa khớp xuất hiện ở 9,6% nam giới và 18% phụ nữ trên 60 tuổi. 80% những người bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Cơ thể lão hóa, cùng với các yếu tố nguy cơ như môi trường ô nhiễm, lao động nặng nhọc, thời tiết thất thường, chấn thương... là những nguyên nhân dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Sau 30 tuổi, phần sụn khớp bị lão hóa, khiến các khớp xương hoạt động không còn trơn tru. Càng lớn tuổi, các chất sụn này càng bị mài mòn, đầu khớp thiếu chất đệm sẽ cọ vào nhau và gây ra chứng đau nhức.
Bệnh xương khớp gây ra nhiều trở ngại trong vận động và sinh hoạt của người già.
Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh lý xương khớp. Nếu viêm xương khớp ở vai gáy, người bệnh thường thấy cơn đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Triệu chứng của đau khớp ở gót chân là nhức buốt trong gót chân, đau tăng khi giá lạnh, nhìn bên ngoài không thấy sưng, nhưng sờ bàn chân và cẳng chân thì thấy lạnh, bàn chân có cảm giác tê bì, hạn chế đi lại. Đối với đau nhức do thoái hóa khớp, biểu hiện thường bao gồm đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần...
Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau chỉ xuất hiện ở một vài khớp, thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể đau nhiều khớp cùng lúc hoặc toàn thân, đau khi cử động nhẹ và không dứt dù được nghỉ ngơi. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lý xương khớp có thể điều trị và dự phòng bằng cách điều chỉnh cân nặng, tránh dư cân béo phì; bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C (sữa, cam, ớt, cà chua...) vào khẩu phần ăn hàng ngày của người cao tuổi. Tránh mang vác sai tư thế và các động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay...
Ngoài ra, người già nên củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần bằng các hoạt động giao lưu, các bài tập không dùng thuốc nhưng có hiệu quả cao như khí công, thái cực quyền. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi cơn đau nhức quá sức chịu đựng, nhằm tránh các tác dụng phụ như giòn xương, phù nề tay chân, ảnh hưởng đến thận và đường tiêu hóa. Thay vào đó, có thể sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp.
An San
Theo Autopro
Những dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm cảnh báo bệnh ung thư vòm họng Những dấu hiệu cực nguy hiểm cảnh báo bệnh ung thư vòm họng. Ung thư vòm họng xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong vòm hầu, khu vực phía sau khoang mũi và phần trên của họng. Vì các tính chất đặc biệt của nó, ung thư vòm hầu thường được nhắc đến như một loại...