Thực phẩm kỵ tuyệt đối không được kết hợp vì có thể tử vong
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai…
Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt)
Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ
Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
Không nấu gan động vật với carốt, rau cần
Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Không ăn dưa chuột với cà chua
Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.
Các loại động vật có vỏ sống trong nước chất vitamin C
Video đang HOT
Nên cẩn trọng trong kết hợp các món ăn để có được sức khỏe tốt.
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn, nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây
Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Thịt ba ba kỵ trứng gà
Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.
Rượu kỵ thịt bò
Không nên kết hợp thịt bò với rượu.
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai…
Nhân sâm và hải sản kỵ nhau
Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Theo Khỏe & Đẹp
Top thực phẩm càng ăn nhiều càng nguy hại
Bơ thực vật chứa nhiều loại mỡ thực vật có gốc từ dầu, các loại thay thế bơ nhân tạo, dùng nhiều có thể dẫn đến một nguy cơ gia tăng đáng kể tử vong do nhồi máu cơ tim.
Nước trái cây
Ngay cả khi bạn uống nước ép trái cây thực sự thì nó cũng không hẳn là tốt.
Các loại nước ép trái cây bạn tìm thấy ở siêu thị không phải lúc nào cũng như những gì chúng được quảng cáo. Loại nước trái cây này hầu như chỉ chứa nước, hóa chất tạo hương vị nhân tạo và đường.
Ngay cả khi bạn uống nước ép trái cây thực sự thì nó cũng không hẳng là tốt. Nước ép trái cây tự nhiên mặc dù có chứa một chút vitamin nhưng nó lại không chứa chất xơ mà lại nhiều đường.
Ăn quá nhiều đường có liên quan đến tất cả các loại bệnh như béo phì,bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim mạch và nhiều bệnh khác...
Dứa
Dứa (hay còn gọi là thơm) là một loại trái cây miền nhiệt đới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng rất tốt dể làm đẹp và trị nhiều bệnh như: Tăng sức đề kháng, tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi, chữa táo bón, kích thích tiêu hóa...Tuy nhiên nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn.
Dứa chứa một loại enzyme (men) phân giải protein rất mạnh, giúp cho cơ thể tiêu hóa chất đạm, nhiều hơn là tiêu mỡ. Tuy dứa có nhiều tác dụng, nhưng ăn dứa trước bữa cơm lại dễ bị rát lưỡi và đôi khi dẫn đến dị ứng cấp tốc.
Gan lợn
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người rất thích ăn gan lợn vì gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Tuy nhiên, gan cũng là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị bệnh, gan sẽ chứa nhiều virut và độc tố gây bệnh.
Bơ thực vật
Bơ thực vật chứa nhiều loại mỡ thực vật có gốc từ dầu, các loại thay thế bơ nhân tạo, và các loại bơ thực vật được nạp chất béo trans. Nếu bạn thay thế bơ bằng bơ thực vật trong thời gian dài có thể dẫn đến một nguy cơ gia tăng đáng kể tử vong do nhồi máu cơ tim.
Trong thành phần của bơ thực vật thường có lượng chất béo chuyển hóa rất cao, có thể gây tổn thương mạch máu và thậm chí làm gia tăng lượng cholesterol trong cơ thể.
Các loại bơ thực vật được chế biến với các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ, dầu hạnh nhân và dầu dừa - những thứ chứa nhiều chất béo bão hòa. Hơn nữa, thực phẩm này phải chế biến nhiều mà đây lại là yếu tố không tốt cho sức khỏe nên bạn không nên ăn nhiều bơ thực trong thời gian dài.
Mì chính
Có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận.
Việc lạm dụng loại gia vị này có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng, nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy; không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi.
Thực tế, nếu dùng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách, mì chính có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ mì chính có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen....
Theo Khỏe & Đẹp
5 loại 'tội phạm' đáng sợ trong thực đơn của bạn Bằng cách loại bỏ 5 loại "tội phạm" đáng sợ này trong thực đơn của mình, bạn có thể có một trái tim khỏe mạnh hơn. Chắc chắn rằng, thực phẩm có chất béo chuyển hóa thường có vị ngon hơn và tươi lâu hơn, nhưng chúng cũng gây hại cho sức khỏe của bạn theo vô số cách, bao gồm tăng cholesterol...