Ủ hơn 900 chai meo, trồng nấm rơm sạch, thu lãi hơn 40 triệu đồng
Không sử dụng thuốc hóa học, áp dụng kỹ thuật bài bản là cách thức mà không ít hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thực hiện để trồng nấm rơm an toàn trong thời gian qua và mang lại hiệu quả đáng kể.
Gia đình ông Vũ tất bật thu hoạch nấm rơm an toàn để kịp cân cho thương lái.
Ông Trần Văn Vũ, ở ấp 6, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, cho biết trước đây gia đình chủ yếu sống nhờ vào 16 công ruộng nên lợi nhuận thu về không cao. Do vậy, để kiếm thêm thu nhập, tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp, ông đã học hỏi kỹ thuật về trồng nấm rơm. Cách đây một năm, ông được Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy hỗ trợ meo giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm theo cách thức an toàn, thấy năng suất ổn định, chất lượng sản phẩm nâng cao nên trồng đến ngày nay.
Theo ông Vũ, cứ qua mỗi năm, mô hình trồng nấm rơm an toàn của gia đình càng mở rộng. Năm nay, ngoài việc tận dụng rơm nhà, ông còn thu mua thêm của người dân địa phương về ủ hơn 900 chai meo. Đến nay, ông đã thu hoạch được khoảng 800kg nấm thương phẩm. Ông Vũ cho rằng: “Mặc dù năng suất có giảm, nhưng so với một số mặt hàng nông sản khác như dưa leo, khổ qua, bầu, bí và rau xanh… thì nấm rơm luôn được người tiêu dùng ưa chuộng, đầu ra ổn định, ít rủi ro. Nhất là thương lái vào tận chỗ thu mua nấm rơm của người dân với giá từ 24.000-30.000 đồng/kg nấm hái ban ngày và 40.000 đồng/kg hái ban đêm. Chính vì thế, với 500 chai meo trồng nấm rơm còn lại, chỉ cần sản lượng ước đạt khoảng 900kg nấm thương phẩm và bán với giá như trên thì tổng lợi nhuận thu về trên 40 triệu đồng sau khi trừ chi phí”.
Trồng nấm rơm theo hướng an toàn là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp đột phá của huyện trong năm 2017
Tương tự, anh Trần Văn Cuộc, ở cùng ấp 6, cho hay ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ngoài trời theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm là người dân có thể thích ứng khá tốt với điều kiện thời tiết tự nhiên. Chẳng hạn, ngoài việc ủ rơm, đảo rơm theo phương pháp thông thường thì khi nắng nóng, người trồng có thể kiếm những nơi thông thoáng chất dòng trồng nấm, tưới nước ít nhất 1 lần/ngày để giữ độ ẩm. Khi gặp những tháng mưa, có thể lựa những nơi thoát nước tốt, có nhiều bóng râm, đặc biệt chất dòng khít nhau, điều này vừa hạn chế gió, mưa còn tạo độ nóng và giữ độ ẩm tốt, nhằm giúp meo ra tơ mạnh, đậu nhiều. Có thể nói, nhờ thực hiện theo quy trình kỹ thuật này, anh Cuộc đã trồng luân phiên 3 vụ nấm rơm/năm và thu lợi nhuận trên 50 triệu đồng mỗi năm.
“Tính ra, tôi đã trồng nấm rơm hơn 8 năm và thỉnh thoảng trước đây có sử dụng thuốc hóa học để kích thích meo ra tốt. Thế nhưng, hiện tôi không còn thực hiện cách này nữa mà áp dụng theo kỹ thuật trồng nấm như Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy chỉ dẫn và tôi thấy khá hiệu quả. Sau khi thu hoạch dứt điểm 500 chai meo này, tôi dự định đăng ký lại với trạm để làm tiếp vụ sau. Còn mô hình trồng nấm rơm an toàn trong nhà thì có nghe và nếu có điều kiện tôi sẽ học hỏi thêm để có thể phát triển theo hướng này, sản xuất ra sản phẩm sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình”, anh Cuộc bày tỏ thêm.
Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho rằng: Trồng nấm rơm theo hướng an toàn là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp đột phá của huyện trong năm 2017. Do vậy, thời gian tới, ngoài việc tập trung sản xuất lúa gạo và thủy sản, đơn vị còn nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, trong đó có trồng nấm rơm. Song song đó, tiếp tục có hướng hỗ trợ meo giống và tập huấn kỹ thuật trồng, cũng như tìm kiếm các kênh tiêu thụ trên thị trường giúp người dân yên tâm sản xuất, ổn định kinh tế gia đình. Cách làm này sẽ tạo tiền đề thúc đẩy ngành nông nghiệp huyện nhà phát triển và sản xuất đa dạng hàng hóa, nâng cao tỷ trọng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương
Theo Chí Công (Báo Hậu Giang)
[Chế biến] - Bánh canh cá bóp nấu nhanh gọn, tuyệt ngon cho bữa sáng
Tô bánh canh nóng hổi, từng miếng chả cá mềm thơm, với nước dùng thanh ngọt thanh ngọt, đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
Video đang HOT
- 500g cá bóp
- 300g xương heo
- 200g cà rốt
- 200g củ cải trắng
- 150g nấm rơm
- 10 quả trứng cút
- 300g bún bánh canh tươi (có bán sẵn)
- 100g hành, ngò
- 50g hành tím
- Các gia vị như đường phèn, muối, nước mắm, dầu ăn, ớt đỏ, tiêu xay.
PHẦN 2: CÁCH LÀM BÁNH CANH CÁ BÓP
Bước 1: Xương heo chặt nhỏ, rửa sạch, chần qua nước sôi. Sau đó, vớt xương ra rồi cho lượng nước lọc vừa đủ vào nồi để hầm xương.
Bước 2: Cà rốt, củ cải gọt vỏ rửa sạch tỉa hoa (tùy thích).
Nấm rơm rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo.
Bước 3: Cá bóp rửa sạch thái miếng nhỏ vừa rồi ướp với muối. Trứng cút luộc, bóc vỏ.
Bước 4: Cọng bánh canh chần sơ qua nước sôi 2 phút rồi vớt ra để ráo.
Bước 5: Hành tím phi thơm, ớt đỏ thái khoanh. Hành lá và rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 6: Khi nồi xương hầm sôi khoảng 20 phút thì tiếp tục cho cà rốt và củ cải vào nấu cho đến khi chín mềm.
Kế tiếp, cho cá bóp vào nấu tiếp trên lửa vừa.
Bước 7: Khi nồi nước dùng sôi lên lần nữa thì cho nấm rơm vào rồi nêm nếm gia vị muối, bột nêm, đường phèn theo liều lượng tùy khẩu vị gia đình. Tiếp đó, cho hành lá và tiêu xay vào thì tắt bếp.
Cho cọng bánh canh vào tô rồi gắp cá bóp với cà rốt, củ cải, hành ngò vào tô rồi chan nước dùng lên, dùng nóng. Nước dùng thanh ngọt, đậm đà với từng miếng cá tươi ngon, mềm thơm, béo ngậy quyện với những cọng bánh canh trắng ngần, thật hấp dẫn.
Đây là món bánh canh cá tươi, thơm ngon, dễ nấu, bạn có thể nấu cho cả nhà thưởng thức mà không tốn quá nhiều thời gian.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món bánh canh cá bóp hấp dẫn cho cả nhà thưởng thức!
Theo Misa
Khám phá
[Chế biến] - Lạ miệng, ngon cơm với món nấm kho măng Không cần phải thịt, cá cầu kỳ, chỉ với bát nấm kho măng lạ miệng, hấp dẫn, đảm bảo bạn sẽ "đánh bay" nồi cơm trong vòng "vài nốt nhạc". Nguyên liệu làm món nấm kho măng Măng và nấm - hai nguyên liệu không thể thiếu để chế biến món nấm kho măng. - 300 gr nấm - 200 gr măng -...