Tỷ phú Ukraine Ihor Kolomoyskyi rửa tiền và lừa đảo như thế nào?
Tòa án quận Shevchenkivskiy ở thủ đô Kiev (Ukraine) đã ra yêu cầu khoản tiền 13,8 tỷ USD bảo lãnh cho doanh nhân quyền lực Ihor Kolomoyskyi – người vừa bị bắt hôm 2/9 với cáo buộc lừa đảo và rửa tiền.
Nếu không đáp ứng các điều kiện tại ngoại, nhà tài phiệt này sẽ bị giam giữ ít nhất 2 tháng trước khi được đưa ra xét xử.
1/4 tỷ USD bốc hơi
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết trong một tuyên bố hôm 2/9 rằng, từ năm 2013 đến năm 2020, tỷ phú Ihor Kolomoyskyi đã có các hoạt động rửa tiền (khoảng 13,5 triệu USD) bằng cách “chuyển số tiền này ra nước ngoài, đồng thời sử dụng cơ sở hạ tầng của các tổ chức, ngân hàng do ông kiểm soát để che giấu hành vi gian dối của mình”. Doanh nhân quyền lực này đã “được trao thông báo nghi ngờ” về tội lừa đảo và rửa tiền trước khi bị tạm giữ.
Doanh nhân tỷ phú Ihor Kolomoyskyi đã bị bắt hôm 2/9.
Trong khi đó, báo chí Ukraine dẫn thông tin từ Cục Chống tham nhũng quốc gia Ukraine (NABU) hôm 7/9 cho hay, năm 2015, tỷ phú Ihor Kolomoyskyi đã lấy bất hợp pháp số tiền trị giá 250 triệu USD từ PrivatBank để tài trợ cho một công ty nước ngoài do ông kiểm soát và giúp tăng cổ phần của ông tại ngân hàng này. Hỗ trợ cho hành vi phạm pháp của tỷ phú còn có 5 quan chức khác của PrivatBank. Tuyên bố của NABU còn cho biết, ông Ihor Kolomoyskyi là chủ sở hữu cuối cùng của PrivatBank vào thời điểm đó bởi vào năm 2016, chính quyền Ukraine đã quốc hữu hóa PrivatBank vì ngân hàng này bị xem là mối đe dọa lớn đối với hệ thống tài chính Ukraine trong bối cảnh bị cáo buộc gian lận lớn.
Cũng trong ngày 7/9, tòa án quận Shevchenkivskiy ở thủ đô Kiev cho biết, đã ra yêu cầu khoản tiền 13,5 tỷ USD bảo lãnh cho doanh nhân quyền lực này. Tỷ phú Ihor Kolomoyskyi từ chối trả số tiền trên nên nhà tài phiệt sẽ bị giam giữ ít nhất 2 tháng trước khi được đưa ra xét xử. Các luật sư của ông Ihor Kolomoyskyi tuyên bố sẽ kháng cáo. Trong một đoạn video xuất hiện trên truyền hình, tỷ phú Ihor Kolomoyskyi được nhìn thấy mặc áo khoác thể thao và bị dẫn giải đến một phiên điều trần kín hôm 2/9.
Được biết, hồi tháng 2, các đặc vụ từ SBU và Cục An ninh kinh tế Ukraine đã tiến hành khám xét nhà của ông Ihor Kolomoyskyi và cựu Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov trong một vụ án riêng biệt liên quan đến tham nhũng trị giá hơn 1 tỷ USD. Tỷ phú Ihor Kolomoyskyi đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Ngân hàng PrivatBank của tỷ phú Ihor Kolomoyskyi bị quốc hữu hóa tháng 12/2016.
Các vụ kiện ở Anh
Báo chí Ukraine đưa tin, từ năm 2010 đã có tin đồn rằng chính quyền Kiev đang nghi ngờ về khối tài sản khổng lồ của tỷ phú Ihor Kolomoyskyi và đây là lý do khiến ông ngày càng dành nhiều thời gian hơn ở Thụy Sĩ. Tháng 9/2013, ông đã bị thẩm phán người Anh Justice Mann chỉ trích trong một phiên tòa ở London vì liên quan đến nỗ lực tiếp quản Công ty Dầu khí JKX vào tháng 10/2010. Năm 2015, nhà tài phiệt người Ukraine Victor Pinchuk đã phát động một vụ kiện dân sự trị giá 2 tỷ USD chống lại ông Ihor Kolomoyskyi và tỷ phú người Ukraine Gennadiy Bogolyubov tại Tòa án Công lý tối cao ở London về việc mua một công ty khai thác mỏ của Ukraine năm 2004. Các cáo buộc được đưa ra bao gồm giết người và hối lộ. Tháng 1/2016, các bên đã đạt được một thỏa thuận bí mật ngay trước khi phiên tòa bắt đầu.
Video đang HOT
Năm 2016, hai tỷ phú Ihor Kolomoyskyi và Gennadiy Bogolyubov lại bị cáo buộc lừa gạt ngân hàng PrivatBank hàng tỷ USD thông qua các khoản vay lớn không có bảo đảm cho các cổ đông. Từ giữa năm 2015 đến giữa năm 2016, ngân hàng đã cấp khoản vay trị giá 1 tỷ USD cho các công ty thuộc sở hữu của 7 nhà quản lý cấp cao và 2 cấp dưới của ông Ihor Kolomoyskyi. Trong khi đó, Italia đã cho đóng cửa chi nhánh của Công ty cho vay Latvia AS PrivatBank sau khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định về rửa tiền. Chủ tịch Ngân hàng trung ương Ukraine khi đó, Valeria Hontareva, đã mô tả hoạt động của hai doanh nhân này tại PrivatBank là một trong những vụ bê bối tài chính lớn nhất thế kỷ 21. Tháng 3/2018, khi trả lời phỏng vấn báo giới, bà Valeri Hontareva tiết lộ: “Các hành động lừa đảo phối hợp quy mô lớn của các cổ đông và ban quản lý ngân hàng PrivatBank đã gây thiệt hại ít nhất 5,5 tỷ USD. Đây là 33% tiền gửi của người dân Ukraine 40% tổng số tiền gửi của các cơ quan chính phủ tại ngân hàng này”.
Năm 2018, tức 1 năm sau khi được quốc hữu hóa và nhận gói hỗ trợ trị giá 5,6 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), PrivatBank đã khởi kiện ông Ihor Kolomoyskyi và Gennadiy Bogolyubov lên Tòa án Tối cao ở London và yêu cầu đóng băng tài sản của hai tỷ phú này trên toàn thế giới. Tòa án Tối cao ở London ra phán quyết rằng họ không có thẩm quyền, nhưng vào năm 2019, phán quyết này đã bị hủy bỏ. Tháng 4/2019, một tòa án ở Ukraine đã ra phán quyết rằng, việc quốc hữu hóa PrivatBank là bất hợp pháp. Ngân hàng trung ương Ukraine tuyên bố không thể đảo ngược việc quốc hữu hóa và sẽ kháng cáo quyết định này. Còn tỷ phú Ihor Kolomoyskyi thì nói rằng không quan tâm đến việc giành lại quyền kiểm soát ngân hàng nhưng yêu cầu bồi thường 2 tỷ USD cho những tổn thất mà ông phải gánh chịu. Tháng 7/2022, Tòa án Tối cao Ukraine đã tái khẳng định quyết định của Ngân hàng Trung ương Ukraine về việc quốc hữu hóa PrivatBank và phán quyết quyết định này là hợp pháp.
Những cuộc điều tra của Mỹ
Tháng 4/2019, có thông tin cho biết, FBI đang điều tra Ihor Kolomoyskyi về các hành vi lừa đảo tài chính có sự tham gia của ông Gennadiy Bogolyubov, doanh nhân Krivyi Rih Vadim Shulman và Mordechai “Motti” Korf ở Florida (Mỹ), liên quan đến các cổ phần của tỷ phú này ở Tây Virginia và Bắc Ohio (Mỹ) cũng như các lợi ích khác ở Ghana và Australia.
Tháng 8/2020, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc rằng Ihor Kolomoyskyi, Gennadiy Bogolyubov, Mordechai “Motti” Korf và Uriel Lader đã cùng nhau chiếm đoạt nhiều tài sản trong khuôn khổ kế hoạch Ponzi trị giá 5,5 tỷ USD; âm mưu rửa tiền qua PrivatBank và sử dụng chi nhánh của ngân hàng này của Cộng hòa Cyprus để thực hiện.
Tháng 4/2021, tỷ phú Ihor Kolomoyskyi cùng vợ con bị cấm nhập cảnh vào Mỹ vì Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc ông tham nhũng và làm giàu bất chính khi làm Thống đốc Dnipropetrovsk ở miền Trung Ukraine trong 2 năm 2014-2015. Trong tuyên bố của mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói: “Ihor Kolomoyskyi có liên quan đến các hành vi tham nhũng làm suy yếu nền pháp quyền và niềm tin của công chúng Ukraine vào các thể chế dân chủ và quy trình công cộng của chính phủ, bao gồm cả việc sử dụng ảnh hưởng chính trị và quyền lực chính thức của mình vì lợi ích cá nhân”.
Tháng 1/2022, Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục thông báo rằng họ đã đệ đơn khiếu nại tịch thu tài sản trong một vụ kiện dân sự chống lại ông Ihor Kolomoyskyi tại tòa án ở Nam Florida. Cáo buộc viết: “Hơn 6 triệu USD tiền thu được từ việc bán bất động sản thương mại ở Dallas, Texas của Ihor Kolomoyskyi… có thể bị tịch thu do vi phạm các đạo luật rửa tiền liên bang”. Các hành động của Mỹ được coi là tín hiệu để chính quyền Kiev điều tra ông Ihor Kolomoyskyi vì tội rửa tiền và tham nhũng.
Lực lượng chức năng Ukraine đọc lệnh bắt Ihor Kolomoyskyi.
Và dấu hỏi về quyền lực của tỷ phú
Những người ủng hộ tỷ phú Ihor Kolomoyskyi nhận định rằng, các hành động chống lại doanh nhân này là một nỗ lực của Tổng thống Volodymyr Zelensky nhằm cho phương Tây thấy, ông đang đáp ứng yêu cầu của họ về tiêu diệt tham nhũng để đổi lại sự ủng hộ và viện trợ súng đạn trong cuộc chiến với Nga. Trước đó, Tổng thống Ukraine đã thề sẽ trấn áp nạn tham nhũng – đặc biệt là những vụ việc liên quan đến các nhà tài phiệt.
Bình luận thêm về việc này, Tetiana Shevchuk, người đứng đầu Trung tâm Hành động chống tham nhũng và quan hệ quốc tế của Mỹ chia sẻ quan điểm rằng, cần phải có sự phối hợp và sắp xếp tham gia của lực lượng chức năng các quốc gia khác ngoài Ukraine – những nơi mà Ihor Kolomoyskyi bị nghi cất giữ tài sản và rửa tiền.
“Vụ bắt giữ xảy ra khi Ukraine đang trải qua một loạt vụ bê bối tham nhũng. Lần khám xét nhà Ihor Kolomoyskyi gần đây nhất, một số vụ bê bối khác gần đây cũng đã được đưa ra ánh sáng. Đây có thể là động thái của chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky nhằm chứng minh Ukraine cam kết làm trong sạch đất nước. Câu hỏi lớn hơn nảy sinh từ phiên điều trần về vụ bắt giữ là liệu Tổng thống Volodymyr Zelensky có thực sự tước quyền công dân Ukraine của Ihor Kolomoyskyi như lời đồn hay không? Nếu Ihor Kolomoyskyi không còn là công dân Ukraine, ông ta có thể bị dẫn độ sang Mỹ và đây là cách để Mỹ-Ukraine gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau”, ông Tetiana Shevchuk nhận định.
Trong một đoạn video được đăng tải trên trang web của hãng CNN hôm 4/9, thẩm phán nói trong phiên điều trần kín của Ihor Kolomoyskyi rằng, doanh nhân này là công dân Ukraine. Nhưng cố vấn chính phủ Serhiy Leshchenko hôm 7/9 lại tuyên bố rằng, Ihor Kolomoyskyi thực sự đã bị tước quyền công dân và hiện được xác định là mang hộ chiếu của Israel và Cộng hòa Cyprus. Việc Ihor Kolomoyskyi mất quốc tịch Ukraine, nếu đúng (vì Ukraine không dẫn độ công dân của mình), có thể mở ra cơ hội cho chính quyền Kiev dẫn độ doanh nhân này sang Mỹ trong trường hợp Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục buộc tội ông rửa tiền.
Với khối tài sản trị giá 1,67 tỷ USD, tỷ phú Ihor Kolomoyskyi là người giàu thứ năm Ukraine, trong một báo cáo gần đây của Trung tâm Chiến lược Kinh tế có trụ sở tại Kiev.
Ông Ihor Kolomoyskyi được cho là làm giàu vào những năm 1990 nhờ tích lũy tài sản trong việc kinh doanh dưới thời các tổng thống trước của Ukraine. Doanh nhân này thường bị cáo buộc sử dụng các hoạt động kinh doanh quá khích, bao gồm cả việc cử nhân viên có vũ trang đến tiếp quản các công ty.
Tỷ phú Ihor Kolomoyskyi còn sở hữu các ngân hàng, công ty năng lượng và các công ty khác, bao gồm một trong những kênh truyền hình có ảnh hưởng nhất Ukraine và cũng chính là kênh truyền hình đã ủng hộ chiến dịch bầu cử của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào năm 2019. Kênh truyền hình này cũng đã phát sóng các bộ phim truyền hình có sự tham gia của Tổng thống Ukraine bởi ông Volodymyr Zelenskiy vốn là một diễn viên hài trước khi trở thành Tổng thống.
Năm 2017, tỷ phú Ihor Kolomoyskyi đã từ Ukraine đến Thụy Sĩ và Israel sau khi chính phủ của Tổng thống lúc bấy giờ là Petro Poroshenko tịch thu một ngân hàng mà ông đồng sở hữu và cáo buộc ông lừa đảo quy mô lớn, gây bất ổn cho nền kinh tế Ukraine. Nhà tài phiệt này chỉ trở lại Ukraine vào năm 2019 sau khi ông Volodymyr Zelensky đánh bại ông Poroshenko trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Singapore bắt 10 nghi phạm rửa tiền người nước ngoài
Cảnh sát Singapore đã bắt giữ 10 nghi phạm rửa tiền người nước ngoài và tịch thu số tài sản bao gồm bất động sản, ô tô hạng sang, rượu đắt tiền, đồng hồ, trang sức, túi xách hàng hiệu... trị giá 737 triệu USD. Số tài sản "khủng" tịch thu từ các đối tượng đã gây rúng động Singapore.
Những tài sản cảnh sát Singapore đã tịch thu. Ảnh: Straits Times
Kênh Al Jazeera đưa tin hơn 400 cảnh sát Singapore đã tham gia chiến dịch vào ngày 15/8 nhằm vào một nhóm nghi phạm rửa tiền từ "các hoạt động tội phạm có tổ chức ở nước ngoài bao gồm lừa đảo và đánh bài trên mạng".
Các nghi phạm bị bắt có quốc tịch Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia, Cyprus và Vanuatu. Chúng ở trong độ tuổi từ 31-44 và cư trú tại các căn hộ cao cấp ở một trong những khu dân cư riêng biệt nhất của Singaprore.
Theo cảnh sát Singapore, họ đã tịch thu 35 tài khoản ngân hàng với tổng số dư trên 110 triệu đô la Singapore, trên 23 triệu đô la Singapore tiền mặt, hơn 250 túi xách và đồng hồ hiệu, 120 thiết bị điện tử và trên 270 trang sức, 2 thỏi vàng cùng 11 tài hiệu với thông tin về tài sản ảo.
Bức ảnh được lực lượng cảnh sát Singapore chụp lại cho thấy hàng loạt đồng hồ thuộc các thương hiệu xa xỉ như Rolex, Patek Philippe cùng túi xách Hermes, Dior, Chanel và Louis Vuitton.
Ngoài ra Singapore còn ban hành lệnh cấm chuyển nhượng với 94 bất động sản, 50 xe hơi có giá trị tổng cộng trên 815 triệu đô la Singapore. Lệnh cấm này ngăn các cá nhân mua bán chuyển nhượng tài sản của họ.
Lượng lớn tiền mặt được phát hiện. Ảnh: Straits Times
Hàng loạt trang sức và đồng hồ xa xỉ. Ảnh: Straits Times
Những chiếc xe hạng sang của nhóm tội phạm. Ảnh: Straits Times
Nhiều trang sức và tiền mặt khác. Ảnh: Straits Times
Một kho chứa rượu của nhóm tội phạm. Ảnh: Straits Times
Cảnh sát Singapore ngày 16/8 thông báo: "Các cuộc điều tra đang được tiến hành. Có thể có thêm nhiều tài sản bị tịch thu và tài khoản ngân hàng bị đóng băng".
Singapore là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu và nước này thi hành luật nghiêm khắc đối với rửa tiền của các quỹ trái phép. Những trường hợp bị kết tội có thể đối mặt với bản án 10 năm tù.
Tờ Straits Times dẫn lời giám đốc Cục Các sự vụ về Thương mại thuộc Lực lượng Cảnh sát Singapore (CAD) - ông David Chew nhấn mạnh: "Chúng tôi không nhân nhượng với những kẻ lợi dụng Singapore là nơi trú ẩn cho tội phạm hoặc lợi dụng cơ sở ngân hàng của chúng tôi".
Cầu Crimea mở cửa lại một phần sau vụ tấn công Giao thông qua cầu Crimea đã được nối lại vào đầu giờ ngày 18/7, chưa đầy một ngày sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine. Một nhịp cầu Crimea bị hư hại sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine. Ảnh: Sputnik Vụ tấn công đã khiến hai thường dân thiệt mạng và làm...