Tỷ phú Trung Quốc chật vật vì “đặt cược” vào vaccine nước ngoài
Sớm tiếp cận để hợp tác với Pfizer/BioNTech và phải bỏ ra 141 triệu USD nhưng tỷ phú Trung Quốc Guo Guangchang đang rơi vào thế khó vì vaccine này chưa được Bắc Kinh cấp phép.
Trung Quốc tới nay đã thực hiện chương trình tiêm chủng toàn dân bằng vaccine nội địa (Ảnh: Reuters).
Khi Covid-19 bắt đầu lây lan ở Vũ Hán, Hồ Bắc năm ngoái, công ty dược Shanghai Fosun của tỷ phú Guo dường như đã đạt được lợi thế lớn khi bắt tay được với hãng dược Đức BioNTech – công ty sau đó đã hợp tác với hãng Pfizer của Mỹ để sản xuất ra một trong những vaccine Covid-19 thành công nhất thế giới.
Tuy nhiên, gần một năm sau đó, vaccine Pfizer/BioNTech vẫn chưa được cấp phép ở Trung Quốc đại lục và trong những tuần gần đây, Bắc Kinh lại đang mở đường cho vaccine nội địa sử dụng công nghệ mRNA tương tự Pfizer/BioNTech. Công ty dược Walvax của Trung Quốc đã được chính quyền “bật đèn xanh” để thử nghiệm vaccine mRNA do họ điều chế như là mũi tăng cường.
Những diễn biến trên đặt ra câu hỏi rằng, liệu bao giờ thì vaccine Pfizer/BioNTech sẽ được sử dụng để tiêm chủng ở đại lục, trong khi Shanghai Fosun đã được đối tác Đức cấp phép sản xuất chế phẩm này? Dù Trung Quốc là một thị trường tiềm năng với hơn 1 tỷ dân, nhưng câu hỏi trên dường như khó có lời giải khi Bắc Kinh giờ đây dường như có xu hướng muốn ưu tiên hàng nội địa, kể cả vaccine Covid-19.
Trước đó, hơn 1 tỷ dân Trung Quốc đã được tiêm chủng bằng các vaccine nội địa theo công nghệ bất hoạt truyền thống của các công ty Sinovac và Sinopharm.
Ưu tiên vaccine nội?
Giờ đây, rất khó để kết luận được liệu bao giờ vaccine của Pfizer/BioNTech mới được cấp phép ở đại lục vì tới nay giới chức Trung Quốc vẫn chưa công khai lý do vì sao họ chưa “gật đầu” với vaccine này.
Sự bấp bênh này được xem là đòn giáng vào tham vọng của ông Guo, 54 tuổi, người những năm qua đã coi y tế là một lĩnh vực kinh doanh chủ chốt trong tập đoàn Fosun International của ông. Giá cổ phiếu của Fosun Pharma giảm, trong khi tài sản của ông Guo cũng giảm xuống 3,5 tỷ USD từ mốc đỉnh 4,6 tỷ USD.
Trả lời Bloomberg, Fosun Pharma nói rằng, mối quan hệ hợp tác giữa họ và BioNTech “luôn được chính quyền ủng hộ”. Quá trình thử nghiệm lâm sàng và cấp phép vẫn đang được thực hiện theo luật Trung Quốc.
Trong khi đó, vaccine của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới trong nhiều tháng qua. Pfizer – đơn vị được phép phân phối vaccine ngoài thị trường của Fosun gồm Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan và Macao – đang thu về hàng tỷ USD lợi nhuận nhờ chế phẩm này.
Trong khi Fosun đã bán được vaccine ở Hong Kong, Đài Loan và Macao – những nơi được chính quyền “bật đèn xanh”, thì tại đại lục, quá trình cấp phép vẫn đang diễn ra.
Để hợp tác với BioNTech, Fosun buộc phải trả 141 triệu USD cho hãng dược Đức trước năm 2020 như là một khoản thanh toán ban đầu để mua 100 triệu liều vaccine dự kiến phân phối cho Trung Quốc đại lục vào năm 2021. Fosun cũng đồng ý đầu tư 100 triệu USD trong một liên doanh với BioNTech để mở nhà máy sản xuất vaccine ở Trung Quốc. Khi hoàn thành, nhà máy này sẽ được chuyển giao công nghệ và bí quyết sản xuất từ BioNTech và dự kiến có năng suất 1 tỷ liều/năm. Tuy nhiên, liên doanh này vẫn chưa đi vào hoạt động và số vaccine mà Fosun đã phân phối hiện giờ chủ yếu tới từ các nhà máy của BioNTech ở Đức.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, động thái trì hoãn của Trung Quốc đến trong bối cảnh Bắc Kinh đang dường như muốn kiềm chế tầm ảnh hưởng gia tăng của các tỷ phú nước này, ví dụ như Jack Ma của tập đoàn Ant, hay Pony Ma của Tencent Holdings. Giới quan sát cho rằng, trong lĩnh vực dược phẩm, phía Trung Quốc dường như muốn ưu tiên phát triển vaccine nội địa nhằm chứng minh năng lực của mình, đồng thời thúc đẩy vaccine nội đi toàn thế giới để gia tăng ảnh hưởng về địa chính trị.
“Trung Quốc hiện chưa có vaccine mRNA nào. Nếu có, đó nên là một vaccine nội, nhằm chứng tỏ rằng Trung Quốc có khả năng làm được vaccine như vậy”, chuyên gia Mia He thuộc Bloomberg Intelligence nhận định.
Tiết lộ cuộc sống xa hoa tột bậc của tiểu thư siêu giàu Trung Quốc: Sưu tập hàng hiệu phiên bản giới hạn, không gian sống đẳng cấp ai cũng mơ ước
Tiểu thư Wendy Yu sinh ra đã ngậm thìa vàng, là con gái độc nhất của "ông hoàng cửa gỗ châu Á". Cuộc sống của cô được bao quanh bởi những gì tốt đẹp và tinh hoa nhất.
Cùng với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế, số lượng các đại gia tại Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, song song với đó, số người giàu lựa chọn ở lại sinh sống và làm việc trong nước ngược lại ngày càng ít đi, ngày càng nhiều người giàu Trung Quốc đang có ý định di cư sang nước ngoài.
Nhắc tới những gia đình giàu có của Trung Quốc, bất kể họ có ở trong nước hay nước ngoài, ấn tượng đầu tiên của những người khác đối với họ chỉ vỏn vẹn hai chữ "siêu giàu".
Kênh Channel 4 của Anh từng phát sóng một phóng sự mang tên "Những tỷ phú Trung Quốc tại Anh" với góc nhìn độc đáo đã phản ánh được cuộc sống kín tiếng nhưng vô cùng xa hoa của những tỷ phú Trung Quốc cùng con cái của họ tại xứ sở sương mù.
Dưới góc nhìn của người Anh, những đại gia Trung Quốc vừa có tiền lại biết hưởng thụ cuộc sống. Hơn nữa họ cũng rất yêu văn hóa Anh, mong muốn được hòa nhập với người dân ở đây.
Trong số đó, có thể kể đến Dư Vãn Vãn (Wendy Yu), một trong những nữ đại gia xinh đẹp được chú ý nhiều nhất, cô là con gái độc nhất của "ông hoàng cửa gỗ châu Á" Từ Tĩnh Uyên - Founder kiêm CEO của tập đoàn cửa gỗ Mộng Thiên. Từ năm 15 tuổi, cô đã theo học một trường dành cho quý tộc tại Anh, tốt nghiệp học viện thời trang London, sau đó tiếp tục theo học tại đại học Oxford.
Vãn Vãn tốt nghiệp Học viện Thời trang London và được tiếp nhận đủ mọi tinh hoa của giới nhà giàu. Cô nhanh chóng thể hiện được bản lĩnh của mình khi trở thành nhà đầu tư trẻ tuổi, người bảo trợ nghệ thuật và tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện. Cô cũng là người sáng lập Yu Holdings và từng được Forbes vinh danh là 1 trong 30 nhân tài dưới 30 tuổi của Trung Quốc vào năm 2018.
Ảnh tiểu thư Vãn Vãn cùng gia đình.
Hiện nay, cô gái 8x này là người thừa kế khối tài sản hàng trăm triệu USD, cuộc sống thường ngày của cô chỉ có thể dùng cụm từ "xa xỉ vô cùng" để diễn tả. Nhà của Vãn Vãn nằm ở trung tâm thành phố London, đây là một tòa nhà mang phong cách cổ điển và cũng vô cùng tráng lệ, căn nhà có thang máy đi lên thẳng phòng của cô.
Nhà của Dư Vãn Vãn tại trung tâm thành phố London
Cách bài trí nội thất trong phòng vô cùng mới mẻ và sang trọng, những chiếc gối đệm Versace được đặt ngay ngắn trên ghế sofa. Những đồ vật nữ tính như hoa, váy, đàn piano, tranh ảnh, búp bê, thú nhồi bông cũng được trưng bày đẹp mắt, tạo nên không gian phòng khách vô cùng sang trọng.
Trên bàn trang điểm là bộ mỹ phẩm cao cấp La Mer và La Prairie.
Qua ống kính máy quay có thể thấy, cô cũng có rất nhiều quần áo, hầu hết là những trang phục của các hãng thời trang cao cấp có tên tuổi lớn, trong đó chủ yếu là váy.
Khi đoàn làm phim hỏi cô có mặc lại những bộ trang phục trong các dịp quan trọng hay không, cô cúi đầu ngượng ngùng trả lời: "Hầu như là không".
Cô cũng có vô số giày dép và túi xách, thậm chí đây chỉ là một góc trưng bày nhỏ.
Ngoài ra, cô còn có sở thích đặc biệt là sưu tập búp bê Barbie được làm thủ công. Tiểu thư Vãn Vãn đã sở hữu hơn 150 búp bê Barbie này, có giá hàng chục nghìn bảng Anh. Trong đó, cô thích nhất là phiên bản giới hạn của Hoàng tử William và Công nương Kate.
Nói về lý do cô chọn sinh sống ở Anh, Vãn Vãn bộc lộ tình yêu của mình với văn hóa Anh: "Tôi rất thích không khí ở đây, mọi thứ ở đây đều rất hấp dẫn".
Không giống như một số cậu ấm cô chiêu khác, Vãn Vãn không nghĩ mọi thứ mình đang được hưởng là điều đương nhiên. Cô rất biết ơn vì sự giàu có của cha mẹ đã mang lại cho mình một môi trường sống chất lượng và cô có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống của mình. Vãn Vãn cũng hy vọng có thể chứng minh cho bố mẹ thấy cô sẽ trở thành người con gái khiến họ tự hào.
Từ Vãn Vãn dấn thân vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, cô đầu tư vào các dự án Internet đầy tiềm năng trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, cô còn tham gia khóa học dành cho các quý cô của tầng lớp thượng lưu ở Anh, cô cũng từng cùng cha mình xuất hiện tại vũ hội truyền thống nổi tiếng bậc nhất nước Anh của công chúa Charlotte.
Dư Vãn Vãn cùng cha tham dự vũ hội của công chúa Charlotte
Không chỉ gây choáng ngợp với dinh thự xa xỉ tại Anh, Vãn Vãn cũng từng khiến công chúng trầm trồ khi cơ ngơi của cô tại Thượng Hải được tiết lột thông qua một vlog. Trong vlog, cô nàng hotgirl tới thăm nhà Vãn Vãn tiết lộ cô phải mất tới 7 tiếng đồng hồ mới tham quan hết một vòng quanh dinh thự của nhà họ Từ.
Chỉ cần như vậy, người ta cũng tự hiểu cơ ngơi của gia đình Vãn Vãn "khủng" đến mức nào. Cuộc sống như công chúa của Dư Vãn Vãn có lẽ là ước mơ của rất nhiều cô gái trẻ trên thế gian.
Dư Vãn Vãn chụp ảnh cùng gia đình.
A Hùng, một người chuyên cung cấp dịch vụ cho giới nhà giàu Trung Quốc tại Anh chia sẻ, ban đầu anh làm giàu nhờ việc đặt mua các mặt hàng xa xỉ cho những người giàu có ở Trung Quốc. Nhờ vào sự tin tưởng của những khách hàng cao cấp này mà anh đã trở thành triệu phú khi tuổi còn rất trẻ.
Phần lớn khách hàng mà A Hùng phục vụ là những người Trung Quốc siêu giàu với tài sản hàng tỷ USD. A Hùng nói rằng anh có thể đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của họ, chỉ cần nó hợp lý và hợp pháp. Đó có thể là: khảo sát và đặt phòng khách sạn được trang trí bằng vàng với giá vài trăm nghìn nhân dân tệ một đêm ở London hay đi ăn tối cùng David Beckham, tham gia vào các hoạt động xã hội của hoàng gia Anh... Chỉ có một điều kiện duy nhất là họ sẵn sàng chi tiền cho những hoạt động này.
Khi nhà giàu cũng khóc: Nỗi khổ làm gì cũng bị ghét của giới siêu giàu Trung Quốc Trung Quốc là đất nước nhiều siêu giàu mới nổi nhất thế giới. Năm 2020, họ vượt mặt Mỹ (696 người) về số lượng tỷ phú với tổng cộng 1058 người. Đất nước trên 5 triệu người siêu giàu Đầu năm 2021, Trung Quốc báo cáo tổng kết kinh tế năm 2020. Họ cho thấy đạt tổng GDP $14,86 nghìn tỷ, đứng thứ...