Tỷ phú trẻ nhất Nhật lỗ nặng vì game iPhone
Yoshikazu Tanaka, tỷ phú trẻ nhất Nhật Bản và là nhà sáng lập kiêm CEO của công ty chế tạo game trên điện thoại di động Gree Inc., đang lao đao vì làn sóng du nhập của iPhone và sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang các trò chơi có sẵn trên loại điện thoại này.
Gree từng tăng trưởng rất mạnh mẽ, đẩy giá trị khối cổ phần của Tanaka tính theo giá thị trường lên đến 4 tỷ USD và đưa Tanaka trở thành nhà tỷ phú tự thân lập nghiệp trẻ nhất Nhật Bản ở độ tuổi 34. Nhưng chỉ 18 tháng sau đó, khối lượng cổ phiếu này đã giảm giá trị xuống chỉ còn 1,38 tỷ USD.
Gree dự báo, năm nay, Công ty sẽ ghi nhận năm suy giảm lợi nhuận đầu tiên kể từ khi trở thành đại chúng vào năm 2008, trước tình hình người tiêu dùng đua nhau chuyển hướng sang các game có sẵn trên kho ứng dụng của Apple và Google Play. Giờ đây, họ bỏ rơi các trò chơi trực tuyến trên mạng xã hội của Gree lẫn của hãng đối thủ DeNA Co., hai hãng từng một thời thống trị thị trường game trong nước. Thu nhập ròng của Công ty có thể chỉ đạt 31 tỷ JPY (tương đương 311 triệu USD) cho năm tài chính kết thúc vào 30/6/2013, so với mức 48 tỷ JPY của năm trước.
Cổ phiếu Gree hiện đang ở mức giá khoảng 1.227 JPY, chưa bằng một nửa so với mức đỉnh 2.840 JPY hồi tháng 11/2011. Đây là cổ phiếu có mức giảm tồi tệ nhất trong số 108 cổ phiếu trong ngành công nghệ thông tin.
“Họ phải đương đầu với Apple, họ phải đương đầu với Google”, David Gibson, một chuyên viên phân tích ở Tokyo của hãng Macquarie Group Ltd. nhận xét. Hãng này cũng đã khuyến nghị bán với cổ phiếu Gree và DeNA và dự báo giá cổ phiếu của hai công ty sẽ giảm 25% trong năm nay.
Ngay cả cơn sóng hưng phấn của nhà đầu tư chứng khoán Nhật sau chính sách kích thích kinh tế của Thủ tướng mới cũng đã bỏ qua Gree. Kết quả sụt giảm của Gree đi ngược lại hẳn với mức tăng hơn 55% của chỉ số Nikkei 225 trong cùng kỳ. Ngay cả các chính sách nới lỏng tiền tệ cũng chẳng giúp gì cho Tanaka. Một tuần trước khi cổ phiếu của Gree đạt đỉnh, đồng JPY cũng đã đạt đỉnh và sau đó đã giảm 23% so với đồng USD.
Số lượng người đăng ký sử dụng từ smartphone ở Nhật đã tăng vọt lên 37% tính đến thời điểm 31/3, từ con số 3% của 3 năm trước, theo số liệu của hãng nghiên cứu MM Research Institute Ltd có trụ sở tại Tokyo. Tỷ lệ này có thể tăng lên 58% vào tháng 3/2015 và lên 65% vào tháng 3/2016, hãng này dự báo.
Video đang HOT
“Cả Gree và DeNA sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tốc độ xâm nhập ngày càng tăng lên của smartphones”, Amir Anvarzadeh, giám đốc phụ trách bộ phận bán cổ phần ở châu Á của BGC Partners Inc nhận xét. Thị trường cho các trò chơi trên smartphone games đang “cực kỳ chật chội”, ông nhận xét.
Thị trường game di động của Nhật có thể sẽ tăng trưởng 37% lên 387 tỷ JPY vào năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa qua và có thể tăng trưởng 10% trong năm tài chính này, theo một dự báo của hãng nghiên cứu Yano Research Institute Ltd. hồi tháng Một. Mặc cho thị trường đang tăng trưởng, doanh thu của Gree và Dena vẫn trì trệ vì họ đã đánh mất thế “lưỡng độc quyền” của mình trên thị trường game di động của Nhật, Gibson của hãng Macquarie nhận xét.
Naoshi Nema, một chuyên viên phân tích của Cantor Fitzgerald LP dự báo, cổ phiếu của Gree sẽ giảm xuống 800 JPY. Nếu điều này xảy ra, giá trị cổ phần hiện tại của Tanaka sẽ sụt giảm khoảng 90 tỷ JPY, tương đương với 904 triệu USD.
Tanaka là người tiên phong cho lĩnh vực trò chơi trên điện thoại di động vào hồi năm 2007. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Nihon, Nhật với bằng cử nhân luật, ông đã từng làm cho bộ phận Internet của Sony Corp và nhà bán lẻ trực tuyến Rakuten Inc. trước khi sáng lập ra Gree. Ông hiện là tỷ phú trẻ nhất nước Nhật theo xếp hạng của Forbes vào hồi tháng Ba, cách người trẻ thứ hai là Chủ tịch của Rakuten, Hiroshi Mikitani, tận 12 tuổi.
Trước những khó khăn rõ rệt, nhà phát triển của hai trò chơi “Fishing Star” và “Driland” cho biết đang cố gắng tăng lượng download game bằng cách giới thiệu thêm nhiều trò chơi và giúp cho người sử dụng truy cập cũng như chơi dễ dàng hơn. Gree cũng đang tuyển dụng thêm kỹ sư để củng cố mảng game di động.
Khả quan hơn Tanaka, đối thủ DeNA đang mở rộng dịch vụ bằng việc đưa ra các dịch vụ gọi miễn phí trên Internet và phân phối nhạc trực tuyến và cộng tác với các hãng như Cygames Inc. và Nexon Co. trong lĩnh vực di động. Cổ phiếu DeNA đã giảm 3,2% trong năm nay và công ty công bố hồi tháng Hai rằng thu nhập thuần có thể tăng 44% lên 44,8 tỷ JPY trong năm tài chính kết thúc vào 31/3.
Theo GenK
Nhà mạng vẫn "ôm mộng" làm mạng xã hội trên di động
Sau một thời gian các nhà mạng tự xây dựng mạng xã hội riêng mà không thành công, tháng 7/2012, MobiFone lại tiếp tục ra mắt mạng xã hội Zoota giúp người dùng gắn kết với những mạng xã hội hiện có như Facebook, Twitter...
Dù đã chọn cách "tiếp cận" khác so với những mạng xã hội cũ của nhà mạng, nhiều ý kiến vẫn cho rằng Zoota sẽ rất khó thành công vì chưa có nhiều dịch vụ và chức năng hạn chế.
Khi nhà mạng tiếp tục "tham chiến" thị trường mạng xã hội
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ GTGT MobiFone, nguyên nhân khiến các nhà mạng phải xây dựng mạng xã hội là do mạng xã hội đang trở thành xu hướng của người sử dụng và phải gắn kết tập khách hàng thuê bao di động của mình với người dùng. Ngoài ra, khi tham gia vào thị trường mạng xã hội, so với các doanh nghiệp nội dung khác, nhà mạng có những lợi thế nhất định như sử dụng được tập khách hàng thuê bao của mình, khả năng kết nối cùng lúc với nhiều mạng xã hội khác nhau, hỗ trợ truy cập dữ liệu từ di động và có công cụ cập nhật thông tin nhanh thông qua SMS hay voice.
Tuy nhiên, các nhà mạng di động thường phân vân trước 2 lựa chọn: tự xây dựng mạng xã hội riêng để cạnh tranh với các mạng xã hội hiện có và tạo công cụ để tăng khả năng kết nối người dùng di động với các mạng xã hội khác. "MobiFone đã chọn cách tiếp cận thứ 2 để người dùng có thể gắn các mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter vào cùng một giao diện Zoota bên cạnh việc người dùng có thể chia sẻ, chat, kết bạn, chơi game... giữa các tài khoản zoota", ông Hùng cho biết thêm.
Cũng theo ông Hùng, so sánh với các mạng xã hội trong nước khác như Ola, Zing me, Mimo.vn, Vitalk thì Zoota có rất nhiều điểm vượt trội với đầy đủ các tính năng như dịch vụ định vị (location base services), social hub, chat, game, SMS, hỗ trợ dữ liệu.."Sau 3 tháng, từ tháng 7 đến 9/2012, số lượng người dùng Zoota đã tăng từ 50.000 người lên 120.000 người và doanh thu tăng từ con số 0 lên 1.050 triệu đồng từ game và nội dung. Mặc dù vậy, quãng thời gian 3 tháng là quá sớm để khẳng định hướng đi này có đúng hay không", ông Hùng nhấn mạnh.
Trước đó, đầu tháng 4/2010, VinaPhone cung cấp thử nghiệm dịch vụ "mạng xã hội" m360 - dịch vụ cộng đồng trên di động dành cho các thuê bao của mạng này, với hệ thống các tiện ích nhằm phục vụ nhu cầu giải trí kết bạn, trao đổi thông tin và chơi game. Cũng trong năm 2010, Viettel cho ra mắt mạng xã hội địa điểm Kunkun và MobiFone cũng giới thiệu mạng xã hội dành cho thuê bao của mình. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, các mạng xã hội này dần dần ít được người sử dụng và truyền thông nhắc đến.
Tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2011 tháng 6/2011, ông Vương Quang Khải, Phó Giám đốc VNG cho rằng các nhà mạng viễn thông không nên tự xây dựng mạng xã hội của riêng mình và nếu có làm thì rất khó thành công, bởi vì nhu cầu của người sử dụng mạng xã hội là kết nối lẫn nhau.Ví dụ, mạng xã hội địa điểm Kunkun của Viettel, nếu chỉ có thuê bao của Viettel sử dụng thì sẽ không tạo ra nhiều giá trị cho các thuê bao.
Do đó, theo ông Khải, thay vì làm mạng xã hội, các nhà mạng có thể tạo ra những dịch vụ giá trị gia tăng tích hợp chặt chẽ với các mạng xã hội đã có như Zing Me, Facebook, Twitter, Go.vn... Cùng quan điểm, ông Hùng cho rằng, nhu cầu khi tham gia mạng xã hội là kết nối và chia sẻ và nếu đi ngược nhu cầu đó sẽ không thành công.
Khó thành công vì chức năng hạn chế
Anh Nguyễn Duy Hiến, đại diện kho tải AppstoreVN cho biết, Zoota là một dạng "cổng dịch vụ" tổng hợp hơn là một mạng xã hội đơn thuần, người dùng có thể kết nối Zoota với Facebook, Yahoo!, Msn, Google talk và tham gia những game mini khá hấp dẫn. Zoota mang lại sự tiện lợi cho người dùng khi "gom" các dịch vụ phổ biến lại và đại diện một thế hệ mạng xã hội mới dành riêng cho điện thoại. Đây thực sự là mô hình hay và khá mới lạ ở Việt Nam, nhất là trên nền tảng di động, mô hình này khá giống với mô hình mà các ông lớn trên thế giới như Papaya, Gree, DeNA theo đuổi.
Như vậy, Zoota hoàn toàn có khả năng thu hút được lượng người dùng đáng kể nhưng để trở thành một "hiện tượng" hay cạnh tranh với các mạng xã hội đang thu hút nhiều người dùng Việt Nam thì còn nhiều trở ngại như: chỉ thuê bao MobiFone mới có thể tham gia, chức năng còn hạn chế, ít dịch vụ hấp dẫn... "Mạng xã hội cho điện thoại vẫn là thị trường đầy tiềm năng mà các nhà mạng - đơn vị có ưu thế tuyệt đối về dữ liệu người dùng cũng như nguồn tài chính vững mạnh - không muốn bỏ lỡ", anh Hiến khẳng định.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực di động, mạng xã hội Zoota sẽ chỉ dừng ở mức một ứng dụng "tiềm năng" chứ rất khó thành công. Bởi vì, trước đây, những ứng dụng mạng xã hội được nhiều người biết đến như Ola hay Vitalk cũng được xây dựng nhờ cộng đồng người dùng Yahoo! Messenger. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là trong khi người dùng Yahoo! Messenger có nhu cầu kết nối, tán gẫu với người khác nên cộng đồng Ola, Vitalk hoạt động rất mạnh còn người sử dụng Facebook chủ yếu để chia sẻ nội dung (content sharing) nên sẽ không quan tâm đến những người dùng Zoota khác. Ngoài ra, người dùng Facebook đã quen với khái niệm miễn phí và chỉ mất cước dữ liệu, trong khi cước 3G hiện nay đã rất rẻ (MobiFone với gói MIU trọn gói chỉ với giá 40.000 đồng/tháng) thì riêng việc đăng kí Zoota đã mất khoảng 15.000 đồng/tháng nên rất khó hấp dẫn người sử dụng.
"Chưa kể, các mạng xã hội như Facebook, Twitter đều đưa ra ứng dụng của mình và tích hợp sẵn trên các thiết bị di động. Vì thế, sản phẩm của họ chắc chắn sẽ tốt và hút người dùng hơn ứng dụng của một đơn vị khác như MobiFone", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Đại diện VNG cũng cho rằng, trên thế giới, chưa có bất kì một nhà mạng nào tự xây dựng thành công một mạng xã hội. Do đó, các nhà mạng nên đưa ra hững gói cước hỗ trợ người dùng truy cập các mạng xã hội đã có hiện nay như Facebook, Twitter, Zing Me, Go.vn... để tăng lưu lượng sử dụng mạng 3G.
Theo ICTnews
Galaxy Pirates - game online của Việt Nam dành cho thị trường Nhật Bản Được biết mới đây công ty VinaGame đã tiếp tục xuất xưởng một game online mới có tên Galaxy Pirates vào thị trường Nhật Bản thông qua mạng xã hội Yahoo! Mobage. Đây là sản phẩm tiếp bước những cái tên từng đến với xứ sở hoa anh đào là Khu Vườn Trên Mây và Ủn Ỉn cũng của công ty game đến...