Tỷ phú Jack Ma: Không cống hiến 12 giờ/ngày thì đừng làm ở Alibaba
Để có thể tồn tại ở Alibaba, ít nhất bạn cần làm việc 12 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, theo quan điểm của tỷ phú Jack Ma.
Văn hóa làm việc “996″ đang là đề tài gây tranh cãi gay gắt trong làng công nghệ Trung Quốc. Con số này nói tới thời gian làm việc từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày/tuần. Nhiều lập trình viên đã lên tiếng phản đối văn hóa 996 bằng những đoạn code trên Github. Tuy nhiên quan điểm của tỷ phú Jack Ma, người sáng lập Alibaba lại khác.
“Không làm được 12 giờ/ngày, đừng nghĩ đến chuyện gia nhập Alibaba”
Trong một cuộc họp nội bộ, ông Jack Ma nói thẳng Alibaba không cần những người làm việc theo phong cách văn phòng 8 giờ/ngày. Tài khoản chính thức của Alibaba trên Weibo đã dẫn lời người giàu nhất Trung Quốc:
“Có thể làm việc theo phong cách 996 là một điều tuyệt vời. Nếu muốn gia nhập Alibaba, bạn cần chuẩn bị tinh thần làm việc 12 giờ/ngày. Nếu không, đừng nghĩ đến chuyện làm tại đây”.
Phát ngôn này của ông Ma một lần nữa khiến nhiều lập trình viên phản đối.
Tỷ phú Jack Ma, người giàu nhất Trung Quốc và là nhà sáng lập Alibaba cổ vũ văn hóa làm việc “996″.
“Thật vớ vẩn, và ông ấy còn không nhắc đến việc công ty có trả thêm tiền làm ngoài giờ khi làm theo lịch đó hay không. Tôi muốn mọi người làm theo luật chứ không phải làm theo suy nghĩ của họ”, một người bình luận trên Weibo.
“Các sếp thích văn hóa 996 bởi họ đang kiếm tiền cho chính mình và ngày càng giàu lên. Còn chúng ta làm theo giờ giấc đó bởi chúng ta bị lợi dụng và không được trả tiền làm ngoài giờ”, một thành viên khác bình luận.
Trên Github, mã nguồn có tên 996.ICU đã trở thành một trong những mã nguồn được quan tâm nhất, với 211.000 lượt thích. Chữ ICU ở đây đề cập đến trung tâm cấp cứu (Intensive Care Unit), ám chỉ những người cống hiến đến kiệt sức.
Mã nguồn 996.ICU đang thu hút sự quan tâm trên Github. Ảnh chụp màn hình.
“Làm việc theo giờ kiểu 996 sẽ khiến bạn có nguy cơ phải vào nằm ở ICU”, bản mô tả của dự án 996.ICU viết. Người tạo dự án ẩn danh này kêu gọi mọi người làm trong ngành công nghệ bày tỏ sự phản đối với những công ty bắt nhân viên làm việc ngoài giờ và không trả thêm lương, thưởng. Alibaba và công ty tài chính Ant Financial của họ đều nằm trong danh sách bị phản đối.
Văn hóa làm việc “không ngủ”
Tháng 3/2019, SCMP đăng tải bài viết mô tả cuộc sống của những người trẻ Trung Quốc tại những khu vực được mệnh danh là thung lũng Silicon của Trung Quốc. Với tựa đề “Không ngủ, không gì ngoài công việc”, bài viết mô tả lịch làm việc khắc nghiệt của những người muốn thành công trong ngành công nghệ tại đất nước này.
“Tôi không nghĩ mình đang sống một cuộc sống thực sự. Nhưng trước khi hoàn thành điều mình muốn, tôi chẳng thể nghĩ được gì khác ngoài công việc”, Yu Haoran (26 tuổi) – ông chủ công ty startup Jisuanke ở khu công nghệ cao Zhongguancun, Bắc Kinh, Trung Quốc – nói.
Video đang HOT
Văn hóa làm việc tại “thung lũng Silicon của Trung Quốc” được miêu tả là “không ngủ”.
Keith Đinh – người làm việc cho một công ty công nghệ lớn của Trung Quốc – cho biết: “Khi trưởng nhóm thậm chí làm nhiều hơn ‘996′, làm sao tôi có thể ra về trước? Ở lại nơi làm việc sau 22h trở thành tiêu chuẩn mới”.
Yang (33 tuổi) làm việc trong ngành công nghệ, còn vợ anh (29 tuổi) làm quản lý tại một công ty công nghệ. Mỗi ngày, đôi vợ chồng trẻ đều về nhà lúc gần nửa đêm. Cả hai rất muốn sinh con trong năm nay nhưng quá mệt mỏi với chuyện chăn gối vào những ngày trong tuần.
Yang lo lắng một khi vợ bước sang tuổi 30, việc mang thai và sinh nở sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Để tăng hiệu suất làm việc, nhiều công ty ở các thung lũng Silicon Trung Quốc có dịch vụ đưa đón nhân viên tại nhà, cung cấp bữa ăn tại công ty, thậm chí xây dựng phòng tập thể dục, tiệm cắt tóc, một số trò chơi giải trí ngay trong văn phòng.
Nhiều người cảm thấy may mắn vì thuê được nhà gần chỗ làm, tiết kiệm hàng chục phút di chuyển mỗi ngày để có thêm thời gian ngủ.
Thay vì cảm thấy được đãi ngộ, một số người nghĩ mình bị lợi dụng. Ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư dường như không còn.
“Họ sẽ giải quyết những rắc rối, vấn đề trong cuộc sống của bạn. Nhưng bù lại, bạn đừng nên nghĩ về bất cứ điều gì khác, ngoài công việc”, Wang (26 tuổi, làm việc tại một công ty dịch vụ ở Xierqi) nói.
Theo Maimai, thời gian làm việc trung bình của nhân công tại các thung lũng Silicon là khoảng 3,65 năm, trong lĩnh vực công nghệ – viễn thông là khoảng 2,6 năm. Lý do bỏ việc sớm chủ yếu là do không chịu nổi áp lực, cường độ làm việc.
Yang cân nhắc việc xin nghỉ tại công ty hiện tại. Anh muốn tự kinh doanh ở nhà để có nhiều thời gian chăm sóc vợ và đứa con tương lai.
Tuy nhiên, dù áp lực và mệt mỏi, không phải ai cũng quyết định như Yang. Nhiều người vẫn bám trụ tại thung lũng Silicon và cố gắng cân bằng cuộc sống nhờ những nguyên tắc mới.
Ren – lập trình viên 24 tuổi tại Xierqi – cho biết cô đã từ chối lời mời từ các công ty đề cập đến “văn hóa 996″, luôn nói không với những công việc mà nhà tuyển dụng đặt câu hỏi: “Bạn đã sẵn sàng chia tay với bạn trai chưa?”
Theo zing
Chỉ 3 năm nữa thôi, chúng ta sẽ chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng giữa Amazon và Alibaba tại thị trường Việt Nam?
Chỉ 3 năm nữa thôi, chúng ta sẽ chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng giữa Amazon và Alibaba tại thị trường Việt Nam?
Mới đây, Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương đã công bố hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử (TMĐT).
Tức, Amazon tiến vào thị trường TMĐT ở mảng B2B (Business to Business - Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp) - nhắm tới hỗ trợ những nhà buôn xuất khẩu qua Amazon, chứ chưa bày tỏ ý định với mảng B2C (Business to Consumer - Doanh nghiệp tới Khách hàng) - bán hàng cho người dùng Việt Nam.
10 năm trước, Alibaba đã tiến vào Việt Nam theo cách của Amazon bây giờ - nhắm tới việc hút nhà xuất khẩu Việt Nam bán hàng qua kênh Alibaba.com
Việc hợp tác với những nhà buôn là bên thứ 3 giống như một bước tiền trạm để Amazon chính thức gia nhập thị trường Việt Nam với đầy đủ những dịch vụ mà họ cung cấp, tờ Nikkei nhận định.
Ít ai biết 10 năm trước, Alibaba của tỷ phú Jack Ma đã tiến vào Việt Nam theo cách của Amazon bây giờ - nhắm tới việc hút nhà xuất khẩu Việt Nam bán hàng qua kênh Alibaba.com, thông qua các đại lý ủy quyền trực tiếp. Doanh nghiệp đầu tiên hợp tác với Alibaba là CTCP Đầu tư và Công nghệ OSB, vào năm 2009.
Hai doanh nghiệp tiếp theo lần lượt trở thành đại lý ủy quyền trực tiếp của Alibaba tại Việt Nam là CTCP Tập đoàn edX (2016) và CTCP Internet Novaon (2017).
Còn với mô hình Marketplace (sàn TMĐT có quản lý), Amazon đã bước một chân vào thị trường Đông Nam Á, với bàn đạp đầu tiên là Singapore năm 2017. Trong khi đó, với động thái mua lại Lazada, Alibaba đã cùng lúc đặt dấu chân của mình tại 6 thị trường trọng điểm của Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Nguyễn Minh Quý, CEO CTCP Internet Novaon - đơn vị hợp tác với các nền tảng hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Alibaba ... và tự xây dựng các nền tảng số, đã có những chia sẻ với Trí thức trẻ quanh câu chuyện bắt tay giữa Bộ Công thương và Amazon mới đây.
Novaon thành lập năm 2006, đã phục vụ hơn 42.000 doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. Đơn vị thành viên Novaon Ads thậm chí vượt các đơn vị đến từ Thái Lan và Singapore, trở thành đối tác cao cấp của Google có thị phần lớn nhất Đông Nam Á.
Amazon có thể tiến vào thị trường Việt Nam theo hướng M&A?
* Thưa ông, ông nhìn nhận thế nào về động thái Amazon bắt tay Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua TMĐT mới đây?
Ông Nguyễn Minh Quý - CEO CTCP Internet Novaon.
Ông Nguyễn Minh Quý - CEO CTCP Internet Novaon: Trước hết việc Amazon bắt tay Bộ Công Thương là một việc đáng mừng và có nhiều lợi ích cho Việt Nam. Tuy nhiên, cần hiểu rõ mục tiêu cao nhất của Amazon trong hành động này là nhằm xúc tiến xuất khẩu, nhiều hơn là nhằm tấn công thị trường Việt Nam, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, Việt Nam là nước xuất khẩu mạnh thuộc top thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 245 tỷ USD.
Thứ 2, các Nhà bán hàng xuyên biên giới (Cross-border Merchant) của Việt Nam thuộc top cao trên thế giới về sự năng động và khả năng bán hàng toàn cầu.
Thứ 3, lực lượng tham gia bán hàng xuyên biên giới Việt Nam trong vài năm qua tăng 200 - 300% về số lượng, nhưng cần nhiều sự hỗ trợ, đào tạo nhằm nâng cao năng lực bán hàng quốc tế để tạo bứt phá doanh thu.
* Năm 2017, Amazon đã tiến vào thị trường Singapore - một thị trường dân số 5,6 triệu người với thu nhập cao. Ông có nghĩ rằng Amazon sẽ bỏ qua thị trường Việt Nam với số dân 96 triệu người với tỷ lệ người trung lưu đang tăng mạnh?
Amazon có lối chơi vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt
Amazon sẽ không bỏ qua thị trường Việt Nam, nhưng họ sẽ không quá coi thị trường Việt Nam là ưu tiên. Tỷ lệ thanh toán tại thời điểm giao hàng (COD) của Việt Nam quá cao trên 80%, điều này khiến cho các nền tảng mang tính địa phương cao thuận lợi hơn các nền tảng quốc tế.
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh của thị trường Việt Nam hiện tại tương đối cao giữa các đơn vị đầu ngành. Vì vậy, nếu tấn công thị trường Việt Nam hay Đông Nam Á, theo tôi, phương án M&A (mua bán - sáp nhập) là phương án đáng được cân nhắc.
Việt Nam sẽ là nơi diễn ra cuộc chiến giữa Amazon và Alibaba?
* Nếu Amazon vào Việt Nam thì sao? Việc này sẽ tác động thế nào tới thị trường TMĐT và cả bán lẻ truyền thống của Việt Nam? Câu chuyện Amazon làm suy yếu ngành bán lẻ tại Mỹ có thể lặp lại ở Việt Nam hay không?
Dù Amazon có vào Việt Nam hay không, thì với tốc độ tăng trưởng của TMĐT năm gần nhất ở mức 24% (theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2018) thì trong 5-10 năm tới, TMĐT chắc chắn lấn sân bán lẻ truyền thống về thị phần.
Ở Trung Quốc, tỷ lệ TMĐT trên tổng ngành bán lẻ đã đạt gần tới con số 20%. Các nhà bán lẻ truyền thống Việt Nam đều đang có những dự phòng theo hướng bán lẻ đa kênh (Omni channel) và chuyển đổi số để sẵn sàng cho cuộc đối đầu không khoan nhượng này.
Nếu có việc Amazon nhảy vào thị trường Việt Nam , chắc chắn tốc độ tăng tỷ lệ này sẽ tăng lên, vì thị trường sẽ trở nên vô cùng sôi động và khắc nghiệt. Cần lưu ý, lối chơi của Amazon vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt.
* Theo ông, thị trường Việt Nam có thể chứng kiến cuộc chiến giữa Alibaba và Amazon ra sao?
Cuộc chiến đó đã và đang diễn ra trên bình diện toàn cầu. Các mảng kinh doanh cốt lõi của 2 công ty từ mảng TMĐT, Cloud, đến dữ liệu lớn, thiết bị thông minh đều có sự đụng độ lớn.
Thị trường Việt Nam, đụng độ đang xảy ra chủ yếu ở hai mảng:
Thứ 1, mảng thu hút nhà xuất khẩu lên Amazon và lên Aliababa.com (B2B) và Aliexpress (B2C),
Thứ 2, mảng Cloud giữa Aliyun và Amazon Web Service (AWS).
Gần đây, Alibaba mới thành lập 2 trung tâm dữ liệu tại Indonesia, thể hiện tham vọng lớn với Đông Nam Á về mảng Cloud.
Việc đụng độ mảng kinh doanh lõi tại thị trường Vịệt Nam, dự báo trong 3 năm chắc chắn diễn ra, quan trọng là theo cách nào mà thôi.
* Xin cảm ơn ông!
Theo GenK
Jack Ma từng ghét Bill Gates: "Không thể giàu như Gates nhưng làm tốt hơn Gates 1 việc" Khi đó, Ma tin rằng, những doanh nghiệp lớn gây khó khăn cho các start-up nhỏ bé tiếp cận với công nghệ. Tuy nhiên, ông đã sớm nhận ra Gates hay các tên tuổi lớn đều không có lỗi. Jack Ma thừa nhận, khi đó, ông đã ngăn chặn cơ hội của mình khi mắc phải những thành kiến của số đông. Là...