Tỷ phú Jack Ma chứng hôn cho Huỳnh Hiểu Minh
Đám cưới của Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy quy tụ những cái tên nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, từ làng giải trí cho tới thương trường.
Theo trang tin NetEase, tỷ phú giàu thứ 2 ở Trung Quốc, ông chủ Alibaba – Jack Ma – sẽ là một trong những người làm chứng cho đám cưới của Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy vào tối 8/10.
Nếu thông tin này là đúng, Jack Ma sẽ là một trong những cái tên VIP khác góp mặt tại đám cưới toàn sao của cặp đôi giải trí. Trước đó, Vương Tư Thông – con trai của người giàu nhất Trung Quốc ông trùm bất động sản Vương Kiến Lâm – làm phù rể cho Huỳnh Hiểu Minh, bên cạnh diễn viên Ngô Tôn, nghệ sĩ piano cổ điển Lý Vân Địch và ca sĩ Đài Loan Lâm Hân Dương.
Truyền thông Trung Quốc khẳng định Jack Ma là người làm chứng cho hôn lễ của Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy.
2 mỹ nhân của làng điện ảnh Trung Quốc là Lý Băng Băng, Nghê Ni góp mặt trong danh sách phù dâu.
Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn trước đây, Huỳnh Hiểu Minh cho biết bó hoa cưới trong đám cưới sẽ được nhắm tới Phạm Băng Băng. Tuy nhiên, người đẹp đang “phòng không” khác là Lý Băng Băng cũng “đe dọa” sẽ cố gắng là chủ nhân của bó hoa này.
“Tôi sẽ đi giày thể thao để có thể nhảy cao nhất và tóm gọn bó hoa” – Lý Băng Băng tuyên bố.
Huỳnh Hiểu Minh (38 tuổi) và Angelababy (26 tuổi) đã đăng ký kết hôn vào ngày 27/5 tại quê nhà chú rể ở Thanh Đảo (Sơn Đông). Angelababy sống ở Hong Kong nhưng sinh ra ở Thượng Hải, đó là lý do tại sao đám cưới của cặp đôi được tổ chức tại thành phố này.
Hôn lễ của Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy diễn ra lúc 19h ngày 8/10 (giờ địa phương) với khoảng 2.000 khách mời. Tờ Lianhe Wanbao cho biết, cô dâu sẽ đội chiếc vương miện trị giá hàng chục triệu USD do chú rể đặt hàng từ hãng trang sức Pháp nổi tiếng Chaumet.
Theo Zing
Ông chủ công ty game đi chăn lợn
Các nhà tài phiệt góp mặt trong ngành nông nghiệp đến từ đủ loại ngành nghề, từ trùm bất động sản, tỷ phú máy tính, game online... Ngay cả tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma (Mã Vân) cũng không bỏ qua cơ hội.
Video đang HOT
Xem bài khác trên Vef.vn
Những ông trùm nhảy qua đầu tư vào nông nghiệp không phải ai cũng giống ai ở lý do, mục tiêu và cả ý muốn kiếm lời...
Đa số thuần túy coi đây là cơ hội đầu tư, nhưng cũng có người ngoài chuyện đó, còn muốn được cân bằng cuộc sống sau chuỗi ngày luôn bận rộn, căng thẳng với thương trường. Các nhà tài phiệt góp mặt trong ngành nông nghiệp đến từ đủ loại ngành nghề, từ trùm bất động sản, tỷ phú máy tính, game online,... Ngay cả tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma (Mã Vân) cũng không bỏ qua cơ hội.
Từ game online đến trại lợn
Ông ta có thể là một tỷ phú, nhưng William Ding, người ăn nói nhỏ nhẹ, nhà sáng lập công ty trò chơi online khổng lồ của Trung Quốc NetEase.com (NTES.O), lại cảm thấy rất thoải mái trong trại lợn, tương tự như khi ông điều hành tại tổng hành dinh công ty.
Năm 2009, ông Ding 38 tuổi và nổi tiếng là hay e thẹn, nhưng là một trong ba nhà cung cấp game online lớn nhất Trung Quốc, theo Reuters.
Tuy nhiên, cuối năm 2009, người ta thấy tỷ phú Ding nhảy qua mở trại chăn nuôi heo, như thể để tìm lại sự cân bằng và yên tĩnh trong cuộc sống sau một thời gian dài quá bận rộn với thị trường game online phát triển với tốc độ phi mã ở Trung Quốc.
Tỷ phú Jack Ma đã mua lại 60% cổ phần tập đoàn sữa Yili (ảnh ChinaDaily)
Người giàu thứ 23 ở Trung Quốc với tài sản trị giá 2,25 tỷ USD theo tính toán của Tạp chí Forbes, là một trong những người tiên phong trên thị trường kinh doanh trên internet khi ông lập ra NetEase năm 1997, khởi đầu là một cỗ máy tìm kiếm nhỏ.
Hơn một thập kỷ sau và đi kèm nhiều tranh cãi, NetEase trở thành một trong những cái tên nổi bật trên mạng ở Trung Quốc và Ding đã trở nên nổi tiếng. Phóng viên và người hâm mộ bám theo ông khắp nơi như thể ông là ngôi sao nhạc rock.
Ding sinh ra và lớn lên ở tỉnh Chiết Giang, đi học kỹ sư, làm việc cho nhiều Cty rồi lập ra NetEase. Tỷ phú Ding, thường mặc quần jean, giày thể thao luôn khác biệt trong những hội nghị, hội thảo đầy những người mặc vest, đã tìm thấy sự thư thái qua các hoạt động như chăn nuôi heo.
Cty NetEase đã đầu tư xây dựng một trang trại rộng 80ha ở tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, theo báo Australia Financial Review.
"Đây không phải là một khoản đầu tư cho NetEase hay là cách để kiếm thêm tiền. Tôi hy vọng hoạt động đầu tư vào nông nghiệp của mình sẽ giúp củng cố an toàn thực phẩm và tạo thêm việc làm cho người dân nông thôn", Ding nói trong một cuộc phỏng vấn sau khi trang trại chăn nuôi đi vào hoạt động.
Mục tiêu của tỷ phú Ding là nuôi 10.000 con lợn theo cách hợp vệ sinh hơn, tạo điều kiện để chúng sinh trưởng an lành, bớt căng thẳng và chật chội so với các trại chăn nuôi truyền thống ở Trung Quốc.
William Ding có thể coi việc đầu tư chăn nuôi là cách để tìm lại sự cân bằng, nhưng đối với Jack Ma, người giàu nhất Trung Quốc, đây cũng là một kênh sinh lợi bên cạnh Cty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba mà ông sáng lập. Vì thế, tuy không nuôi lợn, không trồng dâu, ông cũng nhanh tay đầu tư SX sữa, theo báo Australian Financial Review.
Trông thấy trước những cơ hội khi nhu cầu sản phẩm cao cấp song hành với sự gia tăng giới trung lưu ở Trung Quốc đại lục, đi kèm với những quan ngại về tình hình an toàn thực phẩm hiện tại, các đại gia Trung Quốc trong đó có Jack Ma nhanh chóng ra tay.
Tính đến tháng 7/2014, Yunfeng Capital, Cty con của Ma đã bỏ ra 360 triệu USD mua lại 60% cổ phần trong tập đoàn SX bơ sữa Yili khổng lồ của Trung Quốc.
Còn về Lenovo, hãng máy tính hàng đầu, kể từ khi bắt tay vào SX nông nghiệp từ năm 2011, đến nay, Cty này đã lập riêng một chi nhánh chuyên phát triển nông nghiệp có tên Joyvio. Chi nhánh có kế hoạch đầu tư khoảng 300 triệu USD (khoảng 6.000 tỷ đồng) vào nông nghiệp trong vòng 5 năm. Mấy năm qua, Lenovo đã bỏ tiền lập nhiều trang trại trồng việt quất và trái kiwi.
"Số lượng các nhà đầu tư vào nông nghiệp đang tăng lên. Trước đây, chỉ có các Cty liên quan đến nhà nước đầu tư vào nông nghiệp và họ cũng đã làm nông nghiệp từ xưa rồi", lãnh đạo chi nhánh Trung Quốc của hãng kiểm toán Deloitte National M&A, Patrick Yip nói.
Đón đầu cơ hội
Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp nay thu hút cả các nhà đầu tư tài chính mặc dù thời gian quay vòng vốn trong nông nghiệp lớn hơn một số hình thức đầu tư tài chính phổ biến, khi ít nhất phải 3 đến 5 năm mới bắt đầu có lời.
Những kiểu canh tác cũ sử dụng nhiều hóa chất gây lo ngại cho người Trung Quốc và cơ hội mở ra cho các nhà đầu tư "Tôi nghĩ các nhà đầu tư tài chính và Cty tin học đã chứng kiến Trung Quốc phát triển nhanh như thế nào trong vòng 20 năm qua và sự thiếu hụt thực phẩm cao cấp, an toàn", Patrick Yip nói.
Chu trình và thời hạn đầu tư trong nông nghiệp diễn ra khá lâu, có thể mất 10 tới 20 năm để một khoản đầu tư mang lại thành công, nhưng những gì kiểu đầu tư này mang lại là rất ngọt ngào. Tiền sinh lời từ các hoạt động kinh doanh phần mềm chảy qua lĩnh vực nông nghiệp tại một thời điểm mà chính phủ đang cân nhắc những cải cách đất đai quan trọng, cũng như những thay đổi trong cung cách hoạt động của hơn 1.700 nông trường quốc doanh. Đó là cơ hội cho các nhà đầu tư.
Một số Cty lớn đang tìm kiếm cơ hội mua vào đất đai, kể cả những mảnh đất nhỏ theo kiểu thu gom và đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp lên một cấp độ mới bao gồm việc đưa công nghệ cao, máy móc hiện đại cũng như những phương pháp canh tác mới vào ứng dụng.
Không chỉ trong nước, sự thèm khát đất canh tác của các nhà đầu tư Trung Quốc đã ảnh hưởng đến thị trường nhiều nước: Ở Australia, sự hào hứng của nhà đầu tư Trung Quốc đã khiến giá cổ phiếu ngành sản xuất bơ sữa, thịt bò, thịt cừu và ngành nuôi trồng thủy sản tăng lên. Các nhà đầu tư đến từ Đại lục cũng đang tìm kiếm cơ hội mua lại các công ty của Australia hoạt động trong lĩnh vực SX nông nghiệp, theo chuyên gia của quỹ EG, có trụ sở tại Thượng Hải...
Tỷ phú đại ngàn, bán 20kg sâm Ngọc Linh mua ôtô xịn
Đầu 2016, chính thức ký Hiệp định TPP
Ôtô Ấn Độ 100 triệu, sự thật khiến dân Việt không dám mua
Lệ Rơi, Phước Sang suy sụp, nợ nần vì kinh doanh thua lỗ
NDT Trung Quốc vượt mặt đồng Yên Nhật Bản
Bò Kobe nuôi ở Việt Nam: Mỗi ngày uống 10 lít bia
Công bố tóm tắt nội dung Hiệp định TPP
Việt Nam trong TPP: Thành viên yếu nhất, đòi hỏi cao nhất
Theo_VietNamNet