Tỷ phú giàu nhất hành tinh và những sự thật ít người biết
Elon Musk tên đầy đủ là Elon Reeve Musk FRS. Ông là một kỹ sư, nhà tài phiệt, nhà phát minh và là một doanh nhân công nghệ đồng thời là một nhà từ thiện người Mỹ gốc Nam Phi.
Theo Bloomberg, cổ phiếu Tesla giảm gần 12% trong phiên giao dịch ngày 27/1, “thổi bay” 109 tỉ USD vốn hóa. Như vậy, vị tỷ phú này hiện sở hữu khối tài sản 216 tỉ USD, giảm 54 tỉ USD so với hồi đầu năm. Trước đó, ông là người đầu tiên trên thế giới có tài sản ròng 300 tỉ USD.
Bị bạn cùng lớp bắt nạt
Elon Musk sinh ra tại thủ đô Pretoria của Nam Phi năm 1971 trong gia đình người mẫu kiêm chuyên gia dinh dưỡng Maye Musk và kỹ sư Errol Musk. Elon là con cả trong số ba người con của họ, là một đứa trẻ hướng nội và hầu như dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để đọc sách. Vào sinh nhật lần thứ 10, Elon đã được tặng một chiếc máy tính và cậu bé nhanh chóng học cách lập trình.
Dù có khả năng đặc biệt, nhưng Elon rất yếu ớt và nhỏ bé. Ở trường, ông thường xuyên bị bạn cùng lớp bắt nạt, điều này chỉ dừng lại ở tuổi vị thành niên, khi ông tăng đáng kể về chiều cao và có thể chống trả lại những kẻ bắt nạt mình.
Elon đã có một thời gian ngắn học tại Đại học Pretoria trước khi chuyển đến Canada để học Đại học Queen vào năm 17 tuổi. Sau đó 2 năm, ông đã chuyển sang học Đại học Pennsylvania. Ông cũng từng nhận bằng cử nhân kinh tế của trường Wharton và bằng cử nhân vật lý tại trường College of Arts and Sciences.
Triệu phú 24 tuổi
Vào mùa hè năm 1995, Elon 24 tuổi chuyển đến Thung lũng Silicon và nhập học cao học tại Đại học Stanford để tiếp tục theo học ngành vật lý ứng dụng. Tuy nhiên, ông học ở đó chỉ trong hai ngày, thời điểm đó là thời kỳ bùng nổ Internet bắt đầu ở Mỹ và em trai Kimbal đã tìm đến Elon.
Hai anh em quyết định thành lập công ty khởi nghiệp mang tên Zip2, chuyên phát triển phần mềm cho các phương tiện truyền thông. Công việc kinh doanh đã chứng tỏ là thành công với các khách hàng bao gồm New York Times và Chicago Tribune. Năm 1999, hai anh em bán Zip2 cho nhà sản xuất máy tính Compaq với giá 307 triệu USD.
Video đang HOT
Cùng năm, Elon Musk đồng sáng lập X.com, một hệ thống thanh toán qua e-mail. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, công ty khởi nghiệp gặp phải một đối thủ nặng ký – Confinity, có văn phòng nằm trong cùng một tòa nhà. Vào tháng 3/2000, hai công ty hợp nhất với nhau dưới tên PayPal và vào tháng 10/2002, cổ phần của dịch vụ mới đã được mua bằng đấu giá trực tuyến eBay với giá 1,5 tỉ USD. Elon Musk có cổ phần trong PayPal là 11,7%, do đó đã huy động được thêm 165 triệu USD.
Tính cách gây tranh cãi
Bất chấp thành công vang dội trong các dự án của Elon, nhân viên tại các công ty của ông không phải lúc nào cũng hài lòng với phong cách lãnh đạo của ông. Elon thường làm việc 80 giờ một tuần và mong đợi điều tương tự từ cấp dưới của mình. Hơn nữa, ông cực kỳ bốc đồng. Chuyện xảy ra là trong cơn tức giận, Elon đã ngay lập tức sa thải nhân viên của mình mà không thực sự hiểu rõ tình hình, thường là vì những chuyện vặt vãnh.
Người giàu nhất hành tinh có một lịch trình rất kín, ông thường phải làm việc tại các địa điểm khác nhau với ngày tháng không cố định.
Những cách làm lập dị của Elon đã hơn một lần trở thành đối tượng bị chỉ trích. Ví dụ, Tesla, bất chấp những hạn chế về kiểm dịch do đại dịch Covid-19, đã thách thức nối lại công việc của nhà máy sản xuất ô tô điện duy nhất ở Mỹ vào giữa tháng 5/2020.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những sai lầm và mâu thuẫn của mình, vị tỷ phú này vẫn là một hiện tượng độc nhất vô nhị trong giới kinh doanh thế giới. Với việc Tesla và SpaceX đang giữ vị trí vững chắc trên thị trường toàn cầu gần như “không có đối thủ”. Và mục tiêu lâu dài của SpaceX là giúp loài người có thể tồn tại ở nhiều hành tinh và đặc biệt là xây dựng một thuộc địa trên sao Hỏa.
Không ngủ quên trên chiến thắng
Sau mỗi lần đạt được một cột mốc thành công mới, Elon lại tiếp tục nâng nó lên tầm cao khác. Sau khi kiếm được tiền nhờ bán Zip2 cho Compaq, ông thành lập công ty sau này trở thành PayPal. Khi bán PayPal, ông kiếm được 165 triệu USD, thành lập SpaceX.
Ngay sau khi SpaceX ổn định, ông thành lập và điều hành Tesla. Còn ở thời điểm hiện tại, Elon đang tập trung cho công cuộc đưa con người lên Sao Hỏa bất chấp việc ông đạt tới cột mốc tài sản ít người có thể theo kịp.
“Nhân loại cần một hành tinh dự phòng”
Kể từ đó, Elon đã đồng sáng lập hoặc sở hữu một số doanh nghiệp, bao gồm công ty xe hơi Tesla Motors, nhà sản xuất pin mặt trời SolarCity và công ty xây dựng đường hầm The Boring Company. Tất cả các công ty này đều đang nỗ lực hết mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đây là một trong những mục tiêu chính của Elon.
Tỷ phú gốc Nam Phi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, ông lo sợ cho tương lai của nhân loại, vì giờ đây nền văn minh chỉ gắn liền với một hành tinh. “Dù sớm hay muộn, bất kỳ thảm họa nào, dù là tiểu hành tinh, núi lửa phun trào, chiến tranh hạt nhân hay đại dịch sẽ dẫn đến cái chết của dân số thế giới, vì vậy con người cần một hành tinh dự phòng”, tỷ phú giàu nhất hành tinh nói.
Năm 2002, Elon thành lập công ty công nghệ vũ trụ SpaceX. Hiện tại, SpaceX cùng với công ty tư nhân Boeing của Mỹ đang tham gia vào Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA, với mục đích là đưa các phi hành gia vào không gian.
Ngoài ra, SpaceX còn tìm cách đặt các nhóm vệ tinh lớn trên quỹ đạo cho một mạng lưới toàn cầu sẽ cung cấp cho cư dân trên Trái đất Internet băng thông rộng ở mọi nơi trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã gửi 300 vệ tinh vào quỹ đạo trái đất thấp.
Tesla sắp chấp nhận thanh toán bằng Dogecoin?
Dường như nhà sản xuất ôtô điện lớn nhất thế giới đang thử nghiệm tùy chọn thanh toán bằng đồng mã hóa Dogecoin.
Thông qua tài khoản Twitter Tree of Alpha, một kỹ sư phần mềm cho biết mã nguồn trang web Tesla đã thêm vào tùy chọn thanh toán bằng đồng Dogecoin (mã giao dịch DOGE) từ 3 ngày trước. Hình ảnh do người này cung cấp xuất hiện tùy chọn thanh toán và địa chỉ ví Dogecoin bên cạnh phương thức dùng USD.
Theo The Block Crypto, động thái này cho thấy Tesla đang thử nghiệm hỗ trợ mua bằng Dogecoin, loại tiền mã hóa meme được CEO Elon Musk ra sức quảng bá trong thời gian qua.
Tùy chọn thanh toán bằng Dogecoin mặc định bị tắt, nhưng kỹ sư của Tree of Alpha có cách truy cập vào.
Tree of Alpha giải thích rằng tùy chọn bị ẩn theo mặc định, do đó, người dùng chưa thể sử dụng tính năng này. Họ cũng phát hiện Tesla đã thêm trang "crypto_continue.html" vào mã nguồn trang web nhằm xử lý các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa.
Đây không phải là lần đầu tiên những người đứng sau tài khoản Twitter này phân tích mã nguồn của Tesla. Vào tháng 11, họ phát hiện Tesla đang thử nghiệm thanh toán cho một token có tên là "SHIBA (SBA)". Tuy nhiên, cuối cùng đồng mã hóa được chọn không phải là SHIBA mà là DOGE.
Thông tin này xuất hiện sau khi Tesla Elon Musk tuyên bố sẽ chấp nhận thanh toán bằng DOGE cách đây khoảng một tháng. "Hãy xem nó diễn ra như thế nào", ông cho biết.
Elon Musk là một người ủng hộ nhiệt thành đối với đồng Dogecoin. Ông tiết lộ mình đầu tư vào loại tiền mã hóa meme này, bên cạnh Bitcoin và Ethereum.
Vào tháng 3/2021, Tesla bắt đầu hỗ trợ thanh toán mua xe điện bằng Bitcoin. Nhưng chỉ 2 tháng sau, quyết định này bị rút lại với lý do bảo vệ môi trường.
"Chúng tôi lo ngại về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào khai thác và giao dịch Bitcoin, đặc biệt là than đá, loại nhiên liệu có lượng khí thải nhiều nhất so với bất kỳ loại nhiên liệu nào", Tesla cho biết vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, hãng ôtô điện lớn nhất thế giới hiện sở hữu 48.000 Bitcoin, trị giá hơn 2 tỷ USD, theo CoinGecko.
Tesla chưa đưa ra bình luận gì về thông tin mã nguồn trang web của họ có bằng chứng hỗ trợ thanh toán Dogecoin.
Mặt trái của tiền mã hóa Sự bùng nổ của đồng tiền mã hóa đã đặt ra nhiều lo ngại về vấn đề đầu cơ, thao túng thị trường và rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Năm 2021, thị trường tiền mã hóa đạt tốc độ phát triển với nhiều cột mốc lịch sử, đặc biệt là khi nhiều tỷ phú công nghệ thừa nhận nắm...