Tỷ phú Giang Tô từ chối cứu đội bóng
Sở hữu tài sản 14,5 tỷ USD, nhưng vợ chồng tỷ phú Phan Hồng Vĩ không thấy tương lai khi đổ tiền vào giải Trung Quốc Super League.
Không muốn thấy nhà vô địch Super League 2020 – CLB Giang Tô – bị xóa sổ, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc ( CFA) cho thêm ba ngày để chủ sở hữu đội bóng – Tập đoàn Tô Ninh – tìm đối tác nhượng lại cổ phần. Tuy nhiên, đến hạn vào chiều 23/3, không công ty nào ở Giang Tô muốn gánh khoản nợ 100 triệu USD của CLB, dù họ có thể mua đội với giá một USD.
Phan Hồng Vĩ, một trong nữ tỷ phú giàu nhất thế giới. Ảnh: Henglipc .
Hai ứng viên được CĐV Giang Tô hy vọng nhất, là tỷ phú Trần Kiến Hoa (Chen Jianhua) – tài sản 8,5 tỷ USD, và vợ chồng Phan Hồng Vĩ (Fan Hongwei) – tài sản 14,5 tỷ, đều lắc đầu.
Theo thống kê của Forbes , Trương Cận Đông (Zhang Zhidong), cổ đông lớn nhất của Tô Ninh hiện có 21,8 tỷ USD, nhưng phần lớn trong khối tài sản này là bất động sản. Vốn lưu động của Trương hiện không ưu tiên các vấn đề ở Giang Tô, theo yêu cầu CFA đặt ra. Trái lại, lĩnh vực hoạt động của nữ tỷ phú họ Phan là hóa dầu, ngành ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Video đang HOT
Khối tài sản của Phan cùng gia đình tăng mạnh trong nửa năm qua. Hồi tháng 1/2020, bà cùng các thành viên trong gia đình có khoảng 20 tỷ USD. Sau 140 ngày, đến tháng 8/2020, con số này tăng gấp đôi lên 40 tỷ USD. Vợ chồng Phan Hồng Vĩ chiếm hơn một phần ba số ấy.
Với năng lực tài chính ngang ngửa Trương Cận Đông, tỷ phú Phan Hồng Vĩ được truyền thông Trung Quốc đánh giá là đủ sức cứu Giang Tô. Tuy nhiên, Phan từ chối, dù nhiều lần được Liên đoàn Bóng đá tỉnh Giang Tô gọi điện cầu cứu. Ứng viên thứ hai, tỷ phú Trần Kiến Hoa thì thẳng thừng: “Super League quá kém chất lượng. Nó không thể là một dự án đáng đầu tư, dù là với đội bóng nào”.
6 CLB chuyên nghiệp Trung Quốc, trong đó có Giang Tô, sẽ ngừng hoạt động từ mùa 2021. Ảnh: Xinhua.
Không được doanh nghiệp tỉnh nhà cứu, Giang Tô trở thành CLB chuyên nghiệp thứ sáu của Trung Quốc bị giải thể trước mùa 2021. Năm đội còn lại, gồm Tân Môn Hổ Thiên Tân ở Super League, và bốn đội hạng dưới.
Chủ tịch CFA Trần Tuất Nguyên (Chen Xuyuan) điềm tĩnh trước thông tin này. Theo Sohu , cựu Chủ tịch Cảng Thượng Hải thậm chí thấy mừng vì số đội bị giải thể giảm đáng kể so với con số 21 trước mùa 2020.
Biện pháp trước mắt của CFA là nới quỹ thời gian chuyển nhượng trước mùa 2021. Thay vì đóng cửa vào 26/3, thị trường chuyển nhượng sẽ khép lại vào 9/4, khoảng 10 ngày trước lúc mùa giải mới khởi tranh. Bên cạnh đó, CFA cũng dồn sức cho đội tuyển quốc gia, vốn hội quân từ 21/3, để chuẩn bị cho loạt trận cuối vòng loại World Cup 2022 sẽ diễn ra ở Tô Châu vào đầu tháng Sáu.
Cầu thủ Trung Quốc bị buộc nghỉ tập nếu không chịu giảm lương
Song song với việc đổi tên, các CLB Trung Quốc đồng loạt cắt giảm chi phí hoạt động thông qua hình thức giảm lương.
Theo Sohu , một CLB miền Bắc, đang chơi ở Super League đã yêu cầu toàn bộ nội binh giảm lương để cắt giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, do con số cắt giảm quá lớn, được đồn đoán là từ 60% đến 80% so với lương hiện tại, nhiều cầu thủ từ chối ký hợp đồng mới.
CLB này lập tức bắn đi thông điệp rằng nếu không đồng ý với giao kèo mới, cầu thủ sẽ không được phép ra sân tập vào hôm sau.
Trung Quốc Super League dự kiến khởi tranh mùa 2021 vào ngày 20/4. Ảnh: Xinhua.
Từ mùa 2021, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) đặt mức trần lương với cả cầu thủ nội và ngoại binh, nhằm cứu nền bóng đá thoát khỏi suy thoái. Theo Chủ tịch Trần Tuất Nguyên (Chen Xuyuan), "bóng đá nhân dân tệ" không được phép tồn tại.
Ngoài Super League, các CLB ở giải hạng Nhất cũng "sờ gáy" nhóm cầu thủ nội. Cây viết Zheng Xiaowei tiết lộ, một CLB của giải này đã đưa mức lương khoán 12.800 USD một năm cho cầu thủ, tương đương 1.000 USD một tháng. Con số này chỉ ngang GDP bình quân đầu người Trung Quốc, và thấp hơn hàng nghìn lần so với thu nhập chục triệu USD một năm của các cầu thủ nội tại Super League cách đây hai đến ba năm.
"Cầu thủ ở CLB hạng Nhất này phải ký hợp đồng ba năm, với mức lương thấp hơn cả những nhân viên bình thường. Với một cầu thủ bóng đá, vốn chỉ có khoảng sáu, bảy năm đỉnh cao, họ khó trói buộc ba năm sự nghiệp với con số quá thấp này", Zheng bày tỏ.
Từ chỗ là nghề béo bở, có thể nuôi sống cả gia đình, cầu thủ Trung Quốc đối mặt với tương lai bấp bênh. Ảnh: Xinhua.
Li Shuai, thủ môn Thân Hoa Thượng Hải phản ứng dữ dội với việc cầu thủ bị giảm lương trên diện rộng. Trên Weibo , anh viết: "Cầu thủ kiếm nhiều tiền đâu có lỗi? Tôi chỉ mong những người quan tâm đến bóng đá Trung Quốc nghĩ thử một lần, rằng với đồng lương còm cõi, các bạn có dám để con em mình theo nghiệp này không? Cầu thủ đâu có ép CLB ký mức lương cao. Nó giống như việc, đi mua nhà nhưng không đủ tiền, thì chẳng ai có thể ép bạn ký hợp đồng với công ty bất động sản".
Bên cạnh giảm lương cầu thủ, CFA đã đổi tên thành công cho hơn một nửa trong 16 CLB dự Super League 2021. Nhiều vấn đề đã nảy sinh, như hai CLB có tên gần giống nhau: Quảng Châu FC (tiền thân là Hằng Đại Quảng Châu) và Quảng Châu Thành (tiền thân là Phú Lực Quảng Châu). Đội Vĩnh Xương Thạch Gia Trang cũng không được giữ tên cũ, phải chuyển đại bản doanh và mang tên mới là Hùng Sư Thương Châu.
Lãnh đạo CFA mới thống nhất, chốt lịch thi đấu 9 vòng đầu Super League. Giai đoạn hai và ba sẽ phụ thuộc vào thành tích của đội tuyển Trung Quốc ở vòng loại World Cup 2022. Nếu dừng bước, họ cũng không phải dự vòng loại Asian Cup 2023 do là nước chủ nhà.
Sergio Aguero chờ thêm 1 năm để nhập tịch Malaysia CLB Sri Pahang chuẩn bị hồ sơ cho Sergio Ezequiel Aguero khi anh đủ tiêu chuẩn nhập tịch vào năm 2022 và thi đấu như nội binh. Theo tờ Thestar , đội bóng đang chơi ở giải Super League tính toán phương án dài lâu khi sẽ đăng ký Aguero là cầu thủ nội binh vào năm 2022. Điều đó có nghĩa là...