Tỷ phú Bill Gates nêu “cách duy nhất” để Mỹ đánh bại Covid-19
Trong khi dịch Covid-19 đang bùng phát tại Mỹ với số người nhiễm không ngừng gia tăng, người sáng lập Microsoft – tỷ phú Bill Gates, cho rằng, chỉ có thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như Trung Quốc mới có thể giúp Mỹ ngăn chặn được dịch bệnh.
Theo tỷ phú Bill Gates, với tình hình hiện nay, chỉ còn biện pháp phong tỏa toàn quốc mới có thể giúp Mỹ ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ông cho rằng Mỹ nên phong tỏa từ 6 – 10 tuần.
Trả lời phỏng vấn của kênh CNN, ông Bill Gates cho rằng, sở dĩ Mỹ phải phong tỏa toàn quốc vì nếu chỉ phong tỏa riêng lẻ vài bang thì biện pháp này sẽ không có hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 đã lây lan quá rộng.
“Trung Quốc đã từng phong tỏa một tỉnh và họ thực hiện điều đó một cách rất nghiêm ngặt. Sau một khoảng thời gian phong tỏa, Trung Quốc đã có thể mở cửa trở lại khu vực đó và các trường hợp nhiễm mới chỉ còn rất ít”, tỷ phú Bill Gates nói.
“Chúng ta sẽ bước vào giai đoạn khó khăn bởi lệnh phong tỏa, nhưng nếu thực hiện tốt, chúng ta sẽ chỉ phải làm điều đó một lần duy nhất, trong khoảng từ 6 – 10 tuần. Việc phong tỏa phải được tiến hành trên cả nước. Cùng với đó, chúng ta phải nâng cao khả năng xét nghiệm. Chúng ta sẽ chặn đứng được dịch bệnh này trước khi có thêm nhiều người phải chết.
Tỷ phú Bill Gates cho rằng Mỹ nên phong tỏa cả nước để ngăn Covid-19 lây lan (ảnh: Mirror)
Giả sử bạn có 100 người nhiễm virus và bạn không cách ly họ, số ca nhiễm mới có thể tăng thêm 33 người mỗi ngày. Bạn càng sớm thực hiện phong tỏa, bạn sẽ càng nhanh thấy đỉnh dịch”, Bill Gates nói thêm.
Ông Bill Gates và quỹ từ thiện của mình đã cam kết tài trợ 100 triệu USD cho cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn cầu.
New York hiện là tâm dịch Covid-19 của Mỹ với hơn 60.000 người nhiễm virus. Nguy cơ không chỉ đến với những người bệnh, ngay cả những y bác sĩ cũng phải đối mặt với khả năng nhiễm và tử vong vì virus.
Một thành phố New York nhộn nhịn trước khi dịch Covid-19 lây lan (ảnh: NY Times)
Ông William P. Jaquis, chủ tịch Hiệp hội các bác sĩ cấp cứu Mỹ cho biết, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Mỹ đã khiến việc thu thập dữ liệu về các y bác sĩ bị nhiễm virus gặp khó khăn, nhưng ông dự đoán rằng, mối nguy hiểm sẽ ngày càng gia tăng.
“Các bác sĩ đang bị lây bệnh ở khắp nơi”, ông William nhận định.
Video đang HOT
Tuần trước, hai y tá tại New York đã tử vong vì Covid-19. Họ được cho là những nhân viên y tế đầu tiên tử vong vì virus tại Mỹ, tuy nhiên, giới chức y tế thành phố lo ngại rằng, danh sách y bác sĩ là nạn nhân của Covid-19 sẽ còn tăng thêm.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Cuộc di tản khổng lồ của người Ấn Độ vì sợ đói, bất chấp lệnh cấm trong dịch Covid-19
Hàng trăm nghìn người nghèo tại Ấn Độ đang thực hiện một cuộc di tản khổng lồ để trở về quê từ các thành phố lớn vì lo sợ sẽ bị đói trong dịch Covid-19, bất chấp lệnh cấm di chuyển nhằm đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh.
Ngày 24.3, Thủ tướng Ấn Độ - ông Narendra Modi, đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc ít nhất 21 ngày để ngăn chặn sự lây lan của Covid. Kèm theo lệnh phong tỏa là quy định cấm người dân ra khỏi nhà nếu không có việc gì cần thiết và hạn chế di chuyển giữa các bang và thành phố.
Những người vi phạm các biện pháp chống dịch tại Ấn Độ sẽ bị xử phạt hành chính và thậm chí là bị cảnh sát đánh đòn bằng roi.
Tuy nhiên, hôm 30.3, hàng trăm nghìn người dân từ các thành phố lớn tại Ấn Độ đã đổ xô ra đường và tìm cách về quê, bất chấp các quy định của chính phủ. Họ là những lao động nghèo lên các thành phố lớn để kiếm sống. Lệnh phong tỏa của chính phủ đã khiến những người này mất việc và đối mặt với nguy cơ bị đói.
Đa số những người này cho biết, họ thuộc tầng lớp lao động chỉ kiếm được chưa tới 2 USD mỗi ngày, đó là khi chưa có sự bùng phát của dịch bệnh. Giờ đây, họ bị sa thải, không có việc làm và không thể cố sống ở thành phố vì không có tiền mua thực phẩm, trả tiền thuê nhà, điện nước.
Hàng ngàn người Ấn Độ đang đi bộ về làng trên các con đường cao tốc vắng vẻ (ảnh: Bloomberg)
"Chúng tôi phải cố về lại làng, nếu không, chúng tôi sẽ chết đói ở đây mất", cô Rekha Devi nói khi đang cùng chống và 2 con nhỏ đi bộ trên đường cao tốc tại bang Delhi, nơi cách quê mình 370 km.
"Chúng tôi không kiếm nổi tiền nữa. Chúng tôi đã không được ăn gì trong 2 ngày rồi. Chúng tôi chỉ có một ít tiền để dành nhưng nó nhanh chóng hết veo. Chúng tôi cũng sợ Covid-19 lắm nhưng cơn đói sẽ giết chúng tôi mất. Tôi và chồng có thể chết nhưng không thể nhìn 2 đứa con chết đói được", Rekha Devi cho biết.
Gia đình cô Rekha Devi đang đi bộ ngoài đường cùng hàng trăm người khác. Mặt mũi họ phủ đầy bụi bặm. Hàng trang mang theo chỉ là một ít chăn màn và đồ nấu nướng. Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn các của Ấn Độ, không rõ những người này có thể bắt được xe hay có tiền để đi xe về quê không.
Theo các chuyên gia, những cuộc di chuyển ồ ạt kiểu này rất dễ làm bùng phát nguy cơ lây nhiễm Covid-19, ảnh hưởng đến hiệu quả của lệnh phong tỏa mà ông Modi đưa ra.
Một số người may mắn đã kiếm được xe khách (ảnh: Bloomberg)
"Gần như không thể biết điều gì sẽ xảy ra tại Ấn Độ vì chúng tôi đã thiếu nghiêm trọng các bộ xét nghiệm virus. Không thực hiện xét nghiệm một cách đầy đủ, chúng tôi không thể đưa ra nhận định về sự lây lan của dịch bệnh.
Nếu những người nghèo về được nhà một cách an toàn thì đó là điều tốt nhất . Tuy nhiên, khoảng 2 - 4 tuần sau, các trường hơp nhiễm virus có thể sẽ xuất hiện khắp cả nước nếu nhiều người nhiễm virus di tản về quê của họ", Gagandeep Kang chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Ấn Độ cho biết.
Từ tuần trước, Ấn Độ đã đình chỉ hoạt động của hệ thống đường sắt quốc gia và cả những chuyến bay trong nước cũng như quốc tế. Những người nghèo muốn về quê không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chen chúc nhau trên những chuyến xe bus, xe khách rẻ tiền, nguy cơ lây lan Covid-19 tại những phương tiện công cộng như vậy là rất cao.
Tuy nhiên, tìm được xe để về quê đối với nhiều người vẫn còn là may mắn, đa số những người di tản tại Ấn Độ đều phải cuốc bộ hàng trăm cây số.
Tình trạng hỗn loạn khi dòng người tranh nhau lên xe về quê làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19 (ảnh: Bloomberg)
Ngày 29.3, ông Modi đã gửi lời xin lỗi tới người dân cả nước, đặc biệt là những người nghèo đang chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp chống dịch. Ông giải thích rằng mình không còn lựa chọn nào khác. Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt gói tài chính trị giá 23 tỷ USD nhằm hỗ trợ người nghèo trong dịch Covid-19.
"Tôi buộc phải đưa ra quyết định như vậy mặc dù sẽ khiến nhiều người gặp khó khăn, đặc biệt là những người nghèo. Có thể các bạn sẽ nghĩ: Loại Thủ tướng nào mà lại đẩy chúng ta vào hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy? Tôi rất mong được sự tha thứ của người dân", ông Modi phát biểu.
Theo truyền thông Ấn Độ, ít nhất đã có 22 người tử vong khi cố gắng di tản từ các thành phố để về quê. Họ gặp tai nạn trên đường, một số người khác chết vì kiệt sức và đói khát.
"Với một đất nước 1,3 tỷ dân và hàng triệu lao động nhập cư tại các thành phố lớn như Ấn Độ, bạn không thể phong tỏa đất nước trong 21 ngày và mong rằng mọi người sẽ ở nguyên tại chỗ", Michael Kugelman, chuyên gia phân tích chính trị Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu Wilson (Mỹ), cho biết.
Bữa ăn ngay trên đường của bà mẹ và 2 đứa con nhỏ đang phải đi bộ giữa trời nắng nóng (ảnh: Bloomberg)
Những hình ảnh tại bang Maharashtra, nơi có trung tâm tài chính của Ấn Độ - thành phố Mumbai, cho thấy, hàng ngàn người đang đi bộ cùng nhau để về quê giữa cái nóng hơn 35 độ C, có những ngôi làng nằm cách Mumbai hơn 600 km.
"Một số người tốt bụng đã cho chúng tôi thức ăn. Tôi không biết mai có còn được cho ăn nữa không. Vài người lớn tuổi nói với tôi là họ phải đi bộ 5 ngày mới về đến làng", một người trong nhóm di tản cho biết.
Neha Kashyap đang đi bộ về quê cùng chồng và 3 đứa con nhỏ. Cô cho biết rằng, chồng mình có một cửa hàng sửa chữa đồ điện dân dụng ở thành phố nhưng phải đóng cửa vì không có khách. Họ còn một chút tiền, nhưng không kiếm đâu ra xe để thuê về quê và buộc phải đi bộ.
"Cứ ở thành phố sẽ không còn gì để ăn. Chính quyền nói hãy ở nguyên trong nhà và đừng nên ra ngoài, nhưng họ không cho chúng tôi đồ ăn. Chúng tôi sẽ nuôi con cái bằng cách nào? Trả tiền thuê nhà bằng cách nào? Chúng tôi phải cố gắng thoát khỏi nơi đó", cô Neha Kashyap nói trong những dòng nước mắt.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Tình cảnh ở Mỹ: Vung tiền tỷ không mua được đồ chống Covid-19 Hàng tỷ USD thuộc gói 2.200 tỷ USD mà chính phủ Mỹ phê duyệt đã được rót về các bệnh viện và tiểu bang nhằm chống dịch Covid-19. Mỹ là quốc gia chi "đậm" nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 nhưng hiện lại đang là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh với số ca nhiễm virus nhiều nhất...