Tỷ phú bán tháo cổ phiếu Netflix, chấp nhận lỗ 400 triệu USD
Nhà đầu tư William Ackman đã bán 3,1 triệu cổ phiếu Netflix, chấp nhận khoản lỗ 400 triệu USD dù mới mua 3 tháng trước.
William Ackman, CEO quỹ đầu tư Pershing Square.
Quỹ đầu tư Pershing Square Capital Management của tỷ phú Ackman “quay xe” gấp sau khi nền tảng streaming thông báo lần đầu tiên sụt giảm người dùng trong hơn 10 năm. Quỹ này bán 3,1 triệu cổ phiếu Netflix khi thị giá giảm 35%, xuống còn 226,19 USD, chấp nhận lỗ hơn 400 triệu USD.
Vào tháng 1, nhà đầu tư giải ngân hơn 1 tỷ USD vào Netflix khi cổ phiếu giảm giá do dự báo tiêu cực về số lượng thuê bao. Tuy nhiên, ngay khi Netflix báo cáo giảm 200.000 người dùng trong quý I, ông đã không ngần ngại quay lưng với công ty mình từng khen ngợi chỉ vài tuần trước đó.
Trong thông báo chung, tỷ phú Ackman nói rằng các thay đổi mô hình kinh doanh mà Netflix đề xuất như tích hợp quảng cáo, siết tình trạng chia sẻ mật khẩu giữa các hộ gia đình khiến công ty trở nên khó đoán trong ngắn hạn.
“Dù việc kinh doanh của Netflix vô cùng dễ hiểu, do các sự kiện gần đây, chúng tôi mất lòng tin vào khả năng dự đoán triển vọng tương lai của công ty với mức độ đủ chắc”. Theo ông Ackman, Pershing Square mua cổ phiếu của hơn 10 doanh nghiệp một lúc và cần “mức độ dự đoán cao” trong danh mục. Thay vì chờ đợi tình hình tại Netflix cải thiện, Ackman chịu lỗ hơn 400 triệu USD.
Video đang HOT
Dự phòng rủi ro đã giúp Pershing Square sống sót trong những ngày đầu dịch Covid-19 và tăng trưởng trong vài tháng gần đây khi lãi suất bắt đầu tăng. 3 năm vừa qua là quãng thời gian đẹp nhất của quỹ, bao gồm mức tăng trưởng 70,2% năm 2020. Tuy nhiên, ông Ackman thừa nhận đã học được từ những thời điểm khó khăn khi quỹ của ông đầu tư vào Valeant Pharmaceuticals, một lựa chọn sai lầm khiến quỹ tổn thất hàng tỷ USD.
“Một trong những bài học từ sai lầm quá khứ của chúng tôi là hành động kịp thời khi tìm ra thông tin mới về một khoản đầu tư mà nó không nhất quán với luận điểm ban đầu. Đó là lý do vì sao chúng tôi làm như vậy (bán cổ phiếu Netflix)”, tỷ phú viết trong thông báo.
Thành tỷ phú được vài giờ, CEO Grab lại trở về là triệu phú sau khi cổ phiếu giảm hơn 21%
CEO Grab vừa trở thành tỷ phú đôla nhưng chỉ trong vài giờ.
Tờ Bloomberg đưa tin, Anthony Tan, đồng sáng lập Grab Holdings cho biết: "Cổ phiếu sẽ có lúc tăng và lúc giảm" ngay sau lễ rung chuông của Nasdaq tại Singapore vào tối thứ năm, sự kiện lần đầu tiên được tổ chức ở Đông Nam Á.
Anh ấy đã đúng. Giá cổ phiếu Grab đã tăng vọt trong phiên giao dịch trước ngày mở cửa thị trường ở New York. Tuy nhiên, sau khi mở cửa giá chỉ còn ở mức 13,06 USD, giảm hơn 21% ngay trong ngày đầu tiên. Cổ phiếu Grab lần đầu tiên niêm yết khi công ty dịch vụ gọi xe và giao hàng hoàn tất việc sáp nhập với công ty SPAC Brad Gerstner của Altimeter Capital Management.
Sự giảm giá này đã thổi bay khoảng 17 tỷ USD giá trị thị trường của công ty và có nghĩa là cổ phần của Tan, ban đầu trị giá hơn một tỷ USD, kết thúc phiên ở mức chỉ 725 triệu USD, theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg.
Grab vẫn chưa công bố lợi nhuận, nhưng các nhà đầu tư đã rất hoan nghênh thương vụ IPO này, giúp họ thu được 4,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc Grab IPO lúc này dường như không phải là thời gian tối ưu nhất. Đại dịch Covid-19 đã cản trở nghiêm trọng các hoạt động kinh doanh dịch vụ gọi xe và biến thể Omicron đang gây ra những giới hạn mới về du lịch. Singapore, quê hương của Grab, đã cấm nhập cảnh từ bảy quốc gia châu Phi vào tuần trước và chính phủ cho biết hôm thứ năm rằng họ đã phát hiện hai trường hợp nhập cảnh nhiễm Omicron.
Đó là một năm đầy biến động đối với Grab. Việc sáp nhập với Altimeter Growth Corp được công bố vào tháng 4 đã bị trì hoãn. Đồng thời, sự bùng nổ SPAC thu hút hàng tỷ đôla trong vài năm qua đã có dấu hiệu giảm bớt trong bối cảnh tăng cường giám sát quy định.
Tan đã được truyền cảm hứng để thành lập Grab khi đang lấy bằng MBA tại Trường Kinh doanh Harvard hơn một thập kỷ trước. Anh đã từ bỏ công việc kinh doanh của gia đình mình, một trong những nhà phân phối ô tô lớn nhất ở Malaysia, và thay vào đó, bắt đầu dịch vụ gọi taxi MyTeksi với người bạn cùng lớp Harvard là Hooi Ling Tan. Dự án sau đó được chuyển đến Singapore sau khi huy động vốn để mở rộng ra khu vực và được đổi tên thành Grab vào năm 2016. Công ty hiện cũng kinh doanh dịch vụ giao đồ ăn, thanh toán trực tuyến và tài chính.
Do cấu trúc cổ phần của Grab, Anthony Tan có 60,4% quyền biểu quyết mặc dù chỉ sở hữu 2,2% công ty. Nếu anh thực hiện đầy đủ các quyền chọn cổ phiếu của mình, quyền biểu quyết của anh sẽ tăng lên 66,11%.
Dù cổ phiếu giảm mạnh trong ngày đầu lên sàn nhưng thương vụ này đã tạo ra sự giàu có đáng kể cho các giám đốc điều hành chủ chốt khác của công ty. Cổ phiếu của người đồng sáng lập Hooi Ling Tan và Chủ tịch Ming Maa hiện trị giá lần lượt là 224 triệu USD và 126 triệu USD.
SoftBank Group - tập đoàn đã rót khoảng 3 tỷ USD vào Grab thông qua một loạt khoản đầu tư bắt đầu từ năm 2014 hiện nắm 18,6% cổ phần, trị giá 6,1 tỷ USD. Uber Technologies và Didi Chuxing Technology có số cổ phần lần lượt trị giá 4,7 tỷ USD và 2,5 tỷ USD.
Trong khi Grab đã tạo ra sự giàu có cho nhiều cá nhân thì khoản lỗ của công ty đã tăng lên 988 triệu USD trong quý thứ ba từ 621 triệu USD trong cùng kỳ năm ngoái khi doanh thu giảm khoảng 9% xuống còn 157 triệu USD. Sự gia tăng lỗ chủ yếu do các chi phí không dùng tiền mặt, và "một phần đáng kể" chi phí này sẽ giảm sau khi hợp nhất kinh doanh.
Đại dịch cũng gây thiệt hại cho hoạt động của Grab khi nhu cầu đối với các dịch vụ di chuyển giảm dần trong bối cảnh các biện pháp thắt chặt chặt và các hạn chế trên toàn khu vực. Hơn nữa, công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng sau khi đối thủ người Indonesia là Gojek, sáp nhập với nhà cung cấp thương mại điện tử Tokopedia. GoTo, pháp nhân sau kết hợp, đang chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở trong nước và ở Mỹ vào năm tới.
Nhưng Anthony Tan vẫn tự tin rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn cho Grab khi có nhiều người tiêm chủng và các quốc gia chọn theo đuổi chiến lược chung sống với Covid-19.
"Chúng tôi tự tin về hoạt động kinh doanh của mình". Anh cũng bổ sung rằng "Mọi thứ đang được theo dõi tốt", ý chỉ việc đáp ứng mục tiêu năm nay về tổng giá trị hàng hóa tăng từ 15 tỷ USD đến 15,5 tỷ USD.
Những tỷ phú công nghệ Trung Quốc 'buông bỏ' ghế lãnh đạo do áp lực Từ Jack Ma của Alibaba đến Richard Liu của JD.com, hàng loạt sáng lập viên công nghệ Trung Quốc phải từ bỏ vị trí lãnh đạo vài năm gần đây. Nhà sáng lập gã khổng lồ thương mại điện tử (TMĐT) JD.com Richard Liu là lãnh đạo mới nhất từ chức. Tuần trước, công ty thông báo ông Liu rời ghế CEO nhưng...