Tỷ lệ tử vong tăng cao trong mùa Hè 2022 tại Tây Ban Nha
Đợt nắng nóng kỷ lục tại Tây Ban Nha vào mùa Hè năm 2022 đã khiến hơn 350 người tử vong do say nắng và mất nước, đồng thời là yếu tố quyết định dẫn tới tỷ lệ tử vong tăng 20,5% trong cùng giai đoạn.
Nắng nóng gay gắt tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 26/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu được Cơ quan Thống kê quốc gia (INE) Tây Ban Nha công bố ngày 27/6 cho biết, giai đoạn tháng 5 – 8/2022 đã ghi nhận 157.580 người tử vong, nhiều hơn 26.849 người so với cùng kỳ năm 2019. Trong số các nguyên nhân gây tử vong liên quan trực tiếp đến nắng nóng bao gồm say nắng (122 trường hợp so với 47 ca năm 2019) và mất nước (233 trường hợp so với 109 ca năm 2019).
Nắng nóng không chỉ có thể gây tử vong khi con người bị say nắng, làm tổn thương não, thận và các cơ quan khác, mà còn có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe khác như đau tim hoặc khó thở. Theo INE, nhiều trường hợp tử vong khác do các bệnh mãn tính trước đó được xác định là có nguy cơ khi nhiệt độ tăng cao. Trong đó, tỷ lệ tử vong do các bệnh liên quan đến huyết áp cao tăng 36,9%; do bệnh tiểu đường tăng 31,2% và do chứng sa sút trí tuệ tăng 19,8%.
Cơ quan thời tiết Tây Ban Nha (AEMET) cho biết năm 2022, nước này đã trải qua năm nóng nhất kể từ khi các số liệu bắt đầu được ghi chép vào năm 2016. Hiện Tây Ban Nha đang trải qua đợt nắng nóng đầu tiên của mùa Hè 2023. Nhiệt độ ngày 26/6 đã lên tới 44,4 độ C ở tỉnh Huelva, miền Tây Nam đất nước. Đến nay đã có 2 người tử vong vì nắng nóng.
Ngày 27/6, nhiệt độ tại các vùng ở Tây Ban Nha vẫn trên 40 độ C. Nắng nóng gay gắt được dự báo sẽ kéo dài đến ngày 29/6. Mặc dù đã quen với nhiệt độ mùa hè tăng cao, đặc biệt là ở miền Nam đất nước nhưng người dân Tây Ban Nha đang trải qua ngày càng nhiều các đợt nắng nóng kéo dài và nhiệt độ cao hơn trong khi lượng mưa thiếu hụt ở mức đáng lo ngại.
WHO: Ít nhất 15.000 người tử vong do nắng nóng ở châu Âu năm 2022
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/11 cho biết từ đầu năm tới nay đã có ít nhất 15.000 người ở châu Âu tử vong vì thời tiết nắng nóng, trong đó Tây Ban Nha và Đức là hai trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hoàng hôn chói chang trên bờ biển ở Calais, Pháp ngày 30/10/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Ba tháng từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay là quãng thời gian nóng nhất ở châu Âu kể từ trước tới nay và nhiệt độ đặc biệt cao đã dẫn đến đợt hạn hán tồi tệ nhất mà lục địa này từng trải qua kể từ thời Trung cổ.
Ông Hans Kluge, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO, thông báo nắng nóng đã khiến gần 4.000 người tử vong ở Tây Ban Nha trong khi số người tử vong bởi thời tiết cực đoan trong mùa Hè vừa qua ở Bồ Đào Nha là hơn 1.000 người, ở Vương quốc Anh là hơn 3.200 người và ở Đức là khoảng 4.500 người.
Ngày 20/7, nhiệt độ ở miền Đông nước Đức đã tăng lên tới gần 40 độ C trong khi nhiệt độ ở các khu vực phía Tây nước này cũng cao hơn cùng thời điểm trong các năm trước, dao động từ 34-37 độ C. Đáng chú ý, tại Tây Ban Nha, nhiệt độ đã tăng tới 45 độ C ở một số khu vực, gây ra hàng chục vụ cháy rừng. Anh cũng lần đầu tiên ghi nhận mức nhiệt 40 độ C hôm 19/7.
Nhiệt kế ngoài trời hiển thị mức nhiệt 39 độ C tại Wittenheim, miền Đông Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng các đợt nắng nóng hiện nay là do biến đổi khí hậu. Việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch của con người như than đá, khí đốt và dầu mỏ đã khiến thời tiết nóng hơn, các đợt nắng nóng kéo dài và thường xuyên hơn. Năm nay, một vùng áp suất cao di chuyển chậm đã đưa không khí nóng từ Bắc Phi tới châu Âu.
Dự báo nhiệt độ tăng kỷ lục, Chính phủ Anh triệu tập phiên họp khẩn cấp Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các đợt nắng nóng bất thường tại Anh và chính phủ nước này đã phải triệu tập phiên họp khẩn cấp để bàn biện pháp đối phó. Người dân tránh nóng bên đài phun nước tại Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London, Anh, ngày 13/7/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN Ngày 16/7, Chính phủ Anh tiến...