Tỷ lệ tử vong cao do bị đau tim buổi sáng
Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu tim Quốc gia Tây Ban Nha vừa kết thúc một nghiên cứu dài kỳ ở 811 người mắc bệnh từ năm 2003, điều trị tại Bệnh viện Clinico San Carlos, phát hiện thấy, cơn đau tim ở con người thường xuất hiện vào lúc sáng sớm và có mức độ nguy hiểm hơn tới trên 20% so với xảy ra vào các thời điểm khác trong ngày, đặc biệt có mức độ tổn thương mô tim cao dễ dẫn đến tử vong.
Các bệnh nhân mà mô tim bị cơn đau tim làm tổn thương nhiều được lượng định xấu hơn về tình trạng bệnh tật, và có một rủi ro tử vong cao hơn.
Những người tham gia nghiên cứu phần lớn mắc bệnh nhồi máu cơ tim phân khúc cao, một dạng bệnh đau tim hay gặp, trong đó máu cung cấp cho tim bị tắc nghẽn trong thời gian dài. Những người này được phân thành 4 nhóm phụ thuộc vào thời gian cơn đau tim xảy ra, trong đó 269 người có cơn đau tim xuất hiện từ lúc 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, 240 người từ trưa đến 18 giờ chiều, 161 người từ 18 giờ chiều đến 24 giờ đêm và 141 người từ 24 giờ đêm đến sáng hôm sau.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học tiến hành kiểm chứng hàm lượng một số enzyme do cơ thể bài tiết trong khi đau tim để xác định mức độ tổn thương mô hoặc lượng mô bị chết hay còn gọi là mức độ nhồi máu. Kết quả, những người có cơn đau tim từ 6 giờ sáng đến trưa có mức độ nhồi máu cao nhất, có mức enzyme cao hơn tới 21% so với nhóm còn lại. Theo nhóm nghiên cứu, thì mỗi tế bào trong cơ thể có đồng hồ riêng (gọi là đồng hồ sinh học) để báo cho tế bào biết về thời gian cụ thể trong ngày và những gì sẽ xảy ra tiếp đó, nhưng nếu cơ chế trên bị sự cố sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tế bào.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do stress cao, mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch. Vì lý do trên mà những người làm ca đêm thường có tỷ lệ rủi ro mắc bệnh lớn, bởi đồng hồ sinh học của cơ thể không đồng bộ với quy trình tự nhiên. Ngoài yếu tố về đồng hồ sinh học còn phải kể đến vai trò các protein có trong cơ tim, nó làm việc theo nhịp sinh học nói trên và một khi đồng hồ sinh học bị sự cố cũng có thể làm cho peotein làm sai chức năng. Hiện nay các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để nhận dạng cụ thể các protein nói trên để có liệu pháp bảo vệ tim.
Video đang HOT
Với nghiên cứu vừa thực hiện, các nhà khoa học khuyến cáo những người có nguy cơ mắc bệnh tim cần đề phòng, còn các bệnh viện cũng phải có kế hoạch quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân đau tim trong giai đoạn buổi sáng.
Có thể phòng tránh bệnh tim bằng cách :
Kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, lipid máu và cân nặng. Có chế độ ăn uống thích hợp kèm với tập thể dục đều đặn. Không hút thuốc lá, hạn chế việc dùng rượu bia.
Theo SKDS
5 không để giữ tim khỏe sau kỳ nghỉ dài
Sau kỳ nghỉ dài với nhiều hoạt động vui chơi cũng như ăn uống triền miên, nhiều người sẽ rất dễ bị cơn đau tim hoành hành. Dưới đây là 5 bí-kíp nhỏ giúp phòng tránh các cơn đau tim nguy hiểm.
Không uống rượu quá nhiều
Bạn có thể biết uống rượu với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu nhậu quá nhiều thì hậu quả sẽ thật khó lường. Uống quá nhiều bia rượu có thể làm tăng huyết áp trong thời gian dài và gây ra hiện tượng rối loạn nhịp tim tâm nhĩ, khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, và đau ngực.
Không ăn mặc phong phanh
Khi ra ngoài trong điều kiện thời tiết lạnh lẽo, bạn nên mặc đủ ấm và mang các phụ kiện cần thiết. Không khí lạnh sẽ gây co thắt các mạch máu lại và làm tăng tiết các hoóc-môn liên quan với nguy cơ đau tim. Do vậy, hãy lưu ý khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh này.
Không ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng chất béo cao sẽ làm cho các cơn đau tim có dịp hoành hành. Nghiên cứu năm 2000 trên những người sống sót sau cơn đau tim cho hay, khoảng thời gian 2 tiếng sau một bữa ăn khó tiêu, thừa chất là rất nguy hiểm. Quá trình vận chuyển máu từ tim để hỗ trợ quá trình tiêu hóa nếu bị thay đổi do lượng thức ăn quá nhiều cũng có thể gây ra hiện tượng đau thắt ngực liên quan đến các cơn đau tim.
Không ngộ nhận bị đầy hơi
Bánh kẹo ngọt, chất kích thích, cộng thêm với những bữa ăn quá nhiều có thể khiến bạn bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày khiến ngực bị đau. Đây chính là lý do mà bạn có thể kết luận bị đầy hơi mà không nghĩ cơn đau tim đang hoành hành. Hãy cẩn trọng, đừng nhầm lẫn một cách tai hại. Hãy kiểm tra hoặc tim gặp bác sỹ ngay để phát hiện bệnh chính xác, đừng vội chủ quan để tự kết luận bệnh cho mình.
Không lơ là với bệnh
Thay vì thế bạn hãy chọn cho mình cách chữa trị thích hợp nhất. Đừng hi vọng các cơn đau sẽ tự khỏi, hãy tìm gặp bác sỹ chuyên khoa ngay lập tức để có hướng điều trị kịp thời. Càng xử lý nhanh, các tế bào cơ tim sẽ được tiếp nhận máu để phục hồi nhanh hơn. Nên nhờ, thời gian là vàng. Đừng lãng phí.
Hãy tự biết chăm sóc bản thân một cách tốt nhất để không bị các cơn đau tim làm phiền!
Theo SKDS
Vài cách phân biệt đột quỵ và cơn đau tim Đột quỵ và cơn đau tim là hai căn bệnh nguy hiểm có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch, gây tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên hai căn bệnh này đôi khi dễ bị nhầm mặc dù có nhiều điểm khác nhau. Đau tim (heart attack) và đột quỵ (strokes) tuy có nhiều điểm giống nhau...