Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng nhanh
Tình trạng béo phì không chỉ là tình trạng thừa cân mà đang được xem là một “đại dịch” mới bởi sự gia tăng nhanh chóng cũng như những hệ lụy về sức khỏe mà căn bệnh này gây ra.
Ngày 7/7, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) phối hợp tổ chức tọa đàm “Dinh dưỡng và những biện pháp can thiệp hiệu quả”.
Theo các chuyên gia, Việt Nam có tỉ lệ thừa cân béo phì chung toàn quốc khá thấp so với thế giới và khu vực. Tuy nhiên, đáng lo ngại là gánh nặng về mất cân bằng, một bên là suy dinh dưỡng ở khu vực nông thôn và một bên là thừa cân béo phì ở khu vực thành thị. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2010 – 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%.
Video đang HOT
Thừa cân béo phì là căn bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể chất; khẩu phần dư thừa chất bột tinh chế, quen sử dụng thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường, nhiều chất béo, muối, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, và một số các nguyên nhân khác như di truyền, rối loạn nội tiết và chuyển hóa… Trong khi đó, thường là hậu quả của bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.
Theo nghiên cứu của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, có ít nhất 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc – UNFPA, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, người dân hạn chế vận động và bị mất cân bằng dinh dưỡng. Người dân cần xây dựng thói quen vận động cũng như có kiến thức về dinh dưỡng, cân bằng.
PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cho biết, vấn đề về dinh dưỡng cần được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, toàn diện, góp phần xây dựng các giải pháp hiệu quả, hướng vào xử lý gốc rễ các nghịch lý về dinh dưỡng ở Việt Nam.
Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm
Sáng 5-7, Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị Ban chấp hành (mở rộng) lần thứ 6, nhiệm kỳ 2019-2024 để sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2022, phổ biển một số Luật, Chỉ thị, 2 Nghị quyết về Khánh Hòa vừa được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV thông qua.
Ông Lê Xuân Thân - Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh chủ trì. 6 tháng đầu năm 2022, Hội Luật gia tỉnh và các chi hội đã tích cực tham gia đóng góp xây dựng pháp luật bằng nhiều hình thức; thẩm tra, góp ý các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND các cấp; tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho khoảng 1.700 người; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, phản biện xã hội, hòa giải ở cơ sở... Hội cũng đã phát triển được Chi hội Luật gia tư pháp huyện Cam Lâm và 12 hội viên mới.
Ông Lê Xuân Thân trao kỷ niệm chương cho các luật gia.
Ông Lê Xuân Thân yêu cầu, 6 tháng cuối năm, Hội Luật gia tỉnh tiếp tục củng cố tổ chức chi hội, phát triển hội viên; tham gia góp ý xây dựng pháp luật; phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật... Tại hội nghị, ông Lê Xuân Thân đã phổ biến 5 Luật mới được ban hành, 2 Nghị quyết của Quốc hội về: Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; Chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); đồng thời truyền đạt Chỉ thị số 14 ngày 1-7-2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới.
Ông Lê Xuân Thân trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân.
Nhân dịp này, Hội Luật gia Việt Nam đã tặng kỷ niệm chương cho 43 luật gia của tỉnh; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa tặng giấy khen cho 2 tập thể, 1 cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động hội năm 2021, góp phần vào sự phát triển của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh.
Trợ lực cho doanh nghiệp Mặc dù sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm tiếp tục có sự khởi sắc ở nhiều ngành, nghề, song nhận định của Bộ Công Thương cho thấy, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn hiện hữu và giá cả nhiều nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất dự báo tiếp tục tăng cao. Doanh nghiệp đang trông chờ sự...