Tỷ lệ thai lưu, tử vong ở bà mẹ toàn cầu tăng vì COVID-19
Rà soát toàn cầu các nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với quá trình mang thai, sinh nở cho thấy đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực tới các thai phụ và trẻ sơ sinh.
Một thai phụ được tiêm vaccine COVID-19 tại Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo nghiên cứu đăng ngày 31/3 trên tạp chí Lancet, số ca thai lưu và tử vong ở bà mẹ tăng gần 1/3 trên toàn cầu.
Theo dữ liệu tổng hợp từ 40 nghiên cứu tại 17 quốc gia, số phụ nữ cần phẫu thuật vì thai ngoài tử cung tăng gần 6 lần từ tháng 1/2020 tới tháng 1/2021. Đây là tình trạng trứng được thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung mà nếu không điều trị có thể gây chảy máu chết người.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học London thuộc Đại học St.George xác định rằng nhiều vấn đề nói trên có thể bắt nguồn từ việc phụ nữ không được tiếp cận chăm sóc y tế trong đại dịch. Các bệnh viện quá tải vì bệnh nhân COVID-19 và một số thai phụ ngại gặp bác sĩ do sợ mắc COVID-19.
Theo 6 trong 10 nghiên cứu được đánh giá, số phụ nữ gặp triệu chứng trầm cảm gia tăng. Tỷ lệ lo âu ở bà mẹ cũng tăng.
Video đang HOT
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Asma Khalil, giáo sư sản khoa tại Đại học London, nói: “Nghiên cứu cho thấy tình trạng gián đoạn do dại dịch đã khiến cả bà mẹ và trẻ tử vong vì nguyên nhân có thể tránh được, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình”. Ông nói: “Chúng tôi kêu gọi các nhà lập pháp và lãnh đạo ngành y tế ưu tiên chăm sóc các thai phụ trong hành động chiến lược với đại dịch nhằm giảm tác động tiêu cực tới các thai phụ khắp thế giới”.
Tiến sĩ Denise Jamieson gọi kết quả nghiên cứu này là đáng lo ngại. Ông nói: “Nghiên cứu cho thấy bằng chứng thuyết phục rằng ảnh hưởng của đại dịch đã vượt quá ảnh hưởng của việc lây nhiễm COVID-19. Nó cho thấy tác động tiêu cực sâu sắc tới sức khỏe bà mẹ và trẻ em sẽ còn kéo dài sau đại dịch”.
Đây là đặc điểm đã từng xảy ra. Khi có bệnh truyền nhiễm khiến nguồn lực y tế bị tiêu hao nặng nề, ảnh hưởng tới phần lớn dân số thì bà mẹ và trẻ em sẽ bị tác động.
Trên toàn cầu, chỉ có một tỷ lệ không thay đổi nhiều là số ca sinh non. Tỷ lệ này ổn định ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, dữ liệu từ các quốc gia thu nhập cao cho thấy số ca sinh non giảm 10%. Hiện chưa rõ tại sao.
Người cận kề bệnh nhân Covid-19 phút tử biệt
Công viêc cua nhưng linh mục câu nguyên cho bênh nhân Covid-19 hấp hối chât chưa buôn đau va thach thưc, nhưng không vi thê ma ho bo cuôc.
Tại các bệnh viện trên khắp nước Mỹ, trọng trách an ủi và cầu nguyện cùng những bệnh nhân không có người nhà bên cạnh thuộc về các linh mục - những người đang chịu áp lực lớn trước số người chết gia tăng kỷ lục.
Từ ngày 11 đến 17/1, Trung tâm Y tế Holy Cross, Los Angeles, ghi nhận 12 người chết do Covid-19. Chỉ trong vòng 45 phút bước sang tuần mới đã thêm 3 ca tử vong.
11 tháng qua, ngày nào linh mục Kevin Deegan cũng mặc đồ bảo hộ, ngồi bên các bệnh nhân, nắm tay họ, vuốt nhẹ vầng trán, cất lời cầu nguyện và giúp họ đẩy lùi sợ hãi.
Người nhà bệnh nhân không thể đến viện sẽ được kết nối qua iPad. Linh mục Deegan kể lại kỷ niệm với nữ bệnh nhân Leticia và con trai bà, anh Jayson Lim. Nhìn thấy hình ảnh bà Leticia qua màn hình, anh Lim nghẹn ngào cất tiếng gọi mẹ, ôm mặt khóc nức nở, rồi cả ba người cùng cầu nguyện.
Linh mục Kevin Deegan đang cầu nguyện cho một bệnh nhân Covid-19. Ảnh: AP News.
Linh mục Deegan, người từng phục vụ nhiều bệnh nhân nặng, không còn xa lạ với những cuộc sinh ly tử biệt. Tuy nhiên, thảm kịch Covid-19 là điều linh mục Deegan và các linh mục khác chưa từng trải qua. Tính đến nay, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng hơn 400.000 người tại Mỹ.
Holy Cross tiếp nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 đến nỗi số nhân viên y tế trong các phòng chăm sóc đặc biệt phải tăng gấp đôi. Nhiều bệnh nhân đành phải chuyển đến các khu chăm sóc ngoại trú và phục hồi. Thậm chí, hành lang cũng được tận dụng làm phòng bệnh. Linh mục Deegan cho rằng mình sẽ nhiễm nCoV một ngày nào đó bởi số lượng bệnh nhân đổ đến viện. May mắn thay, ông vẫn khỏe mạnh và vừa được tiêm phòng Covid-19 mũi thứ hai.
Bên cạnh các bác sĩ và y tá, những linh mục như Deegan phải thay nhau làm 24/7. Họ đã chứng kiến vô số cuộc chia ly nghẹn ngào. Anne Dauchy, một mục sư khác, nhớ lại lần cầu nguyện cho một bệnh nhân sắp qua đời trong tiếng khóc và những lời yêu thương của người nhà cất lên qua chiếc iPad: "Con yêu mẹ rất nhiều. Cảm ơn mẹ vì tất cả", những đứa con đau khổ nói lời vĩnh biệt.
Mục sư Dauchy chia sẻ: "Chúng tôi cố định nghĩa phép màu là gì. Nó có thể là người bệnh được sống thêm một ngày hoặc tỉnh dậy sau cơn mê. Trong trường hợp này, phép màu đã đến để bà ấy được yên nghỉ, không phải chịu đựng thêm bất cứ điều gì nữa".
Khi được hỏi về cách ông và cộng sự vượt qua những tổn thương tinh thần, linh mục Deegan trả lời không thể nhớ rõ. Tuy nhiên, khi chứng kiến các nhân viên y tế mạo hiểm tính mạng vì người khác, ông cảm thấy cần sát cánh cùng họ và làm chỗ dựa tinh thần cho những người đau ốm.
Đảm nhận công việc này, các linh mục tuyên úy đôi khi trở thành mục tiêu công kích, trút giận của người nhà bệnh nhân. Monica Pantoja, một nhân viên tại phòng chăm sóc tích cực, cho rằng nhiều người đã quá giận dữ mà không hiểu rằng các tuyên úy đã nỗ lực hết sức mình. Pantoja chia sẻ:"Tôi nghĩ những lời cầu nguyện của họ có ý nghĩa vô cùng lớn".
Trên nền bức tranh ảm đạm, vẫn còn đó những niềm vui nhỏ. Trong một lần cầu nguyện, linh mục Deegan khuyến khích người nhà bệnh nhân nói chuyện qua mạng để người bệnh cùng nghe. Khi người con hô to "con chào mẹ", người phụ nữ đang thở máy bỗng choàng tỉnh, mở to mắt, nhấc đầu lên khe khẽ. "Đó có phải cậu Marvin không thưa bà?", Deegan hỏi và bà gật đầu.
Sau đó, khi linh mục ra khỏi bệnh viện, đứng trước ông là anh Jayson Lim, con trai bà Leticia. Anh Lim cảm ơn linh mục vì mẹ anh vẫn sống và nỗ lực chiến đấu với căn bệnh. Anh nói: "Dù đau đớn, tôi vẫn cảm thấy ấm áp khi được cầu nguyện cùng mẹ và linh mục. Cảm ơn ông. Chúa phù hộ cho ông", Lim nói.
Trước những lời đó, linh mục Deegan đã khóc. Lau đi những giọt nước mắt, ông ngừng một lúc để ngẫm lại lý tưởng đã giúp ông kiên cường gắn bó với công việc tới ngày hôm nay.
Thương tâm bé gái bị bố mẹ bỏ mặc, tử vong do bị chấy cắn nghiêm trọng Cha mẹ của cô bé Kaitlyn Yozviak (12 tuổi) sinh sống tại Georgia (Mỹ) đã bị buộc tội ngược đãi trẻ em và giết người cấp độ 2. Bé Kaitlyn Yozviak (trái, ngoài cùng) đã tử vong do sự ngược đãi của bố mẹ. Ảnh: wsbtv Theo báo Anh The Sun, bé Kaitlyn tử vong vào ngày 26/8/2020. Cục Điều tra Georgia cho...