Tỷ lệ sử dụng đồng euro trong thanh toán toàn cầu sụt giảm mạnh
Các giao dịch xuyên biên giới của hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT bằng đồng tiền chung của châu Âu đã thấp kỷ lục trong tháng 7.
Theo phân tích của hãng RIA Novosti, tỷ lệ sử dụng đồng euro trong thanh toán quốc tế đã giảm xuống mức thấp lịch sử vào tháng 7.
Thống kê dữ liệu của SWIFT cho thấy tỷ lệ giao dịch xuyên biên giới liên quan đến đồng tiền phổ biến thứ hai thế giới đã giảm còn 24,4% vào tháng 7, sụt giảm 6,83 điểm phần trăm so với tháng trước đó.
Trong khi đó, thanh toán bằng đồng đô la Mỹ tăng lên 46,4%, còn giao dịch xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng lên hơn 3% – mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.
Video đang HOT
Tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong thương mại toàn cầu đang tăng trưởng đều đặn nhờ những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm quốc tế hóa đồng nội tệ của họ.
SWIFT tiếp tục là công cụ chính để xử lý thanh toán toàn cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây, các hệ thống liên ngân hàng thay thế đã xuất hiện.
Nga bắt đầu phát triển hệ thống thanh toán quốc gia SPFS của riêng mình sau khi Mỹ trừng phạt nước này vào năm 2014. SPFS đảm bảo việc kết nối các lệnh tài chính giữa các ngân hàng cả trong và ngoài nước. Thẻ thanh toán Mir của Nga đã được đưa vào lưu hành từ tháng 12/2015 và được sử dụng ở một số quốc gia.
Trung Quốc cũng có hệ thống thanh toán riêng, CIPS (Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới), trong khi Ấn Độ có SFMS (Hệ thống nhắn tin tài chính có cấu trúc). Nga và các đối tác thương mại của họ đã tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán, cũng như nỗ lực thiết lập một loại tiền dự trữ mới trong bối cảnh Moskva bị phương Tây trừng phạt gay gắt.
Quá trình quốc tế hóa đồng NDT đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ
Một báo cáo tổng hợp ý kiến chuyên gia của Reuters mới đây cho biết, trong năm 2022, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể việc sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) để mua hàng hóa của Nga, bao gồm dầu, than, cho tới một số mặt hàng kim loại khác.
Đồng NDT tại một ngân hàng ở Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo nhận định việc chuyển sang sử dụng đồng NDT để thanh toán phần lớn giao dịch hàng hóa, trị giá khoảng 88 tỷ USD, đã góp phần đẩy nhanh nỗ lực quốc tế hóa đồng nội tệ của Trung Quốc, bất chấp trong năm vừa qua nền kinh tế lớn nhất châu Á đã sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ, làm hạn chế vai trò toàn cầu của nước này trong nền kinh tế thế giới trong ngắn hạn.
Vào tháng 3/2023, đồng NDT, lần đầu tiên đã vượt đồng USD, đã trở thành đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất cho các giao dịch xuyên biên giới của Trung Quốc. Mặc dù, tỷ trọng của đồng NDT với tư cách là đồng tiền thanh toán quốc tế vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm 2,5%, so với 39,4% của đồng USD và 35,8% của đồng euro, theo báo cáo từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT).
Nhà chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Công ty quản lý quỹ Paribas Asset Management ở Hong Kong (Trung Quốc), Chi Lo, dự báo sẽ xuất hiện "hiệu ứng quả cầu tuyết" trong dài hạn, khi ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào "khối NDT", để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD.
Ông Lo lý giải quá trình NDT hóa sẽ diễn ra trong một thời gian dài, từ một đến ba thập kỷ nữa. Hiện tại và trong vài năm tới, các giao dịch quốc tế sử dụng đồng NDT chủ yếu sẽ chỉ xuất hiện trong ngành năng lượng.
Dù cho Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy quốc tế hóa đồng NDT từ hơn một thập kỷ trước, đồng tiền này chỉ được sử dụng một cách rời rạc trong các giao dịch mua hàng hóa lớn của Trung Quốc, do hầu hết các giao dịch dầu mỏ, khí đốt, đồng và than trên toàn cầu đều được định giá bằng đồng USD.
Tuy nhiên, sự thay đổi đã xuất hiện vào năm ngoái, khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ và các quốc gia phương Tây liên tục áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt ngày càng tăng đối với Nga, bao gồm cả việc "vũ khí hóa" đồng USD. Bằng cách chuyển sang sử dụng đồng NDT trong các giao dịch với Nga, năm 2022, Trung Quốc đã trở thành khách mua chính các mặt hàng năng lượng của Nga, thúc đẩy khối lượng nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia châu Âu này tăng 52% về giá trị.
Điều đó giúp Trung Quốc tiết kiệm hàng tỷ USD, khi nền kinh tế nội địa đang "quay cuồng" với các tác động từ lệnh hạn chế nghiêm ngặt do dịch COVID-19, đồng thời giúp Trung Quốc có sẵn một lượng hàng dự trữ dồi dào chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau đại dịch.
Dữ liệu của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho thấy, trong năm 2022, tổng số tiền thanh toán trên Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS), giải pháp thay thế cho SWIFT của Trung Quốc, đã tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 96,7 nghìn tỷ NDT (14,02 nghìn tỷ USD).
Trên toàn cầu, việc sử dụng đồng NDT cũng thành công đạt được đà tăng trưởng. Tháng trước, Argentina cho biết sẽ bắt đầu thanh toán hàng nhập khẩu của Trung Quốc bằng đồng NDT, để giảm bớt áp lực lên nguồn dự trữ USD của quốc gia. Trong khi, vào tháng 3/2023, tập đoàn TotalEnergies của Pháp lần đầu tiên đã bán cho Trung Quốc lô hàng dầu khí hóa lỏng (LNG) thanh toán bằng đồng NDT.
Đồng nhân dân tệ đánh bật đồng USD khỏi thị trường Nga Thị phần ngày càng tăng của đồng nhân dân tệ trên thị trường Nga bắt nguồn từ hai yếu tố: Thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc và do lệnh trừng phạt Nga. Đồng USD đang không còn trở nên phổ biến ở Nga. Ảnh: RT Theo báo Izvestia ngày 6/4, đồng USD không còn là ngoại tệ được giao dịch nhiều...