Tỷ lệ sinh liên tục giảm, Hàn Quốc hướng đến phát huy tiềm năng người cao tuổi
Hàn Quốc dự kiến trở thành một xã hội siêu già vào năm 2025, khi những người trên 65 tuổi sẽ chiếm 20% trong tổng dân số 52 triệu người.
Đến năm 2050, tỷ lệ này có thể tăng lên gần 44%.
Bà Chung Soon-duk (ngoài cùng bên trái) và bà Yoon Ok-ja trong lớp học cùng các bạn nhỏ. Ảnh: CNA
Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc, vốn nằm trong nhóm thấp nhất thế giới, tiếp tục giảm nghiêm trọng trong năm 2023. Theo dữ liệu từ cơ quan Thống kê Hàn Quốc ngày 28/2, tỷ lệ sinh trung bình của phụ nữ Hàn Quốc năm 2023 là 0,72 trong khi một năm trước đó là 0,78. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết để duy trì dân số ổn định là 2,1.
Khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học với tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc hướng đến nỗ lực giải phóng tiềm năng của dân số cao tuổi. Một số giải pháp sáng tạo bao gồm tạo điều kiện để người cao tuổi đăng ký đi học hoặc tuyển dụng họ làm người mẫu thời trang…
Theo cơ quan Thống kê Hàn Quốc, cứ 10 người cao tuổi tại nước này có 6 người trở lên đang phải vật lộn với thu nhập không đủ. Số người cao tuổi sống một mình cũng ngày càng tăng. Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là chính phủ Hàn Quốc phải đưa ra chính sách giải quyết thay đổi nhân khẩu học của đất nước và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người già.
Đến trường
Theo truyền thông địa phương, trong 40 năm qua, khoảng 3.800 trường tiểu học trên khắp Hàn Quốc đã buộc phải đóng cửa do thiếu học sinh, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Ví dụ là trường tiểu học Yangdong ở huyện Yangpyeong, tỉnh Kyunggi thực sự đã cạn kiệt học sinh vì gần như không còn trẻ nhỏ trong huyện. Năm 1994, trường chỉ còn lại 14 học sinh khi nhiều người dân địa phương chuyển đến thành phố. Cuối cùng ngôi trường này được sáp nhập với một trường học lớn hơn trong huyện.
Video đang HOT
Khi cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng sâu sắc, hiệu trưởng trường tiểu học Yangdong – ông Hong Seok-jong nảy ra ý tưởng nhận người cao tuổi làm học sinh. Ông Hong Seok-jong chia sẻ: “Tôi nhận thấy có những bà cụ trong làng chưa bao giờ được đến trường do đó tôi cho rằng sẽ tốt hơn nếu đăng ký cho họ. Tôi đi quanh làng và có những người nói rằng họ muốn theo học tại trường nếu được nhận”.
Bốn bà cụ đã đăng ký nhập học vào năm 2021. Trong số đó có bà Yoon Ok-ja (82 tuổi) vốn chưa bao giờ có cơ hội đến trường khi còn nhỏ. Các cụ bắt đầu lớp một cùng 13 “bạn cùng lớp” nhỏ tuổi. Bà Yoon Ok-ja chia sẻ: “Bà chỉ biết viết tên mình. Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, bà mới chỉ 9 tuổi. Mẹ, em trai và chị gái bà đều chết trong chiến tranh. Chỉ có bố, em gái và bà sống sót”. Ở Hàn Quốc cách đây vài thập niên, các bé gái thường không được học hành. Thay vào đó, họ phụ giúp bố mẹ kiếm sống hoặc ở nhà chăm sóc các em trong khi bố mẹ đi làm.
Một học sinh tóc bạc khác, bà Chung Soon-duk (82 tuổi), cho biết cảm thấy rất vui khi cuối cùng cũng được đến trường, điều mà hồi còn trẻ bà không thể thực hiện vì bận làm việc ở trang trại.
Bà Chung Soon-duk (phải) ôn bài sau giờ học cùng con trai Park Yeong-bok. Ảnh: CNA
Ông Hong Seok-jong chia sẻ khá bất ngờ trước niềm vui và sự mãn nguyện của người cao tuổi. Ông kể lại: “Các cụ nói rằng ‘Ông/bà rất hạnh phúc’ và họ không nhận ra bản thân có thể vui mừng đến thế. Khi nghe điều đó, tôi nhận ra rằng chúng tôi đã đưa ra quyết định đúng đắn”. Tuy nhiên, quy mô lớp học lại giảm vào năm ngoái do hai bạn học lớn tuổi khác của bà Chung và bà Yoon phải nghỉ học vì lý do sức khỏe.
Các trường học Hàn Quốc như trường tiểu học Yangdong cần những học sinh lớn tuổi như vậy để tồn tại. Bản thân học sinh cao tuổi cũng được hưởng lợi từ việc học đọc và viết. Cô Hong Myung-hee, giáo viên phụ trách các học sinh bát tuần, nói với CNA rằng các cụ ông cụ bà cũng rất ham học. Ví dụ, khi đi học về, bà Chung Soon-duk vẫn lấy sách ra và tiếp tục học. Con trai bà – ông Park Yeong-bok cho biết: “Trước đây mẹ tôi không biết viết. Nhưng kể từ khi đi học trong ba năm qua, bà đã tiến bộ hơn rất nhiều. Bây giờ mẹ tôi có thể viết bất cứ điều gì bà muốn. Vì thế tôi mừng cho bà”.
Trong khi đó, bà Yoon Ok-ja cho biết mong muốn có thể tiếp tục đi học và ít nhất là hoàn thành chương trình học tiểu học.
Sàn diễn thời trang
Một buổi học trình diễn thời trang cho người cao tuổi tại Hàn Quốc. Ảnh: CNA
Trong khi đó, Hiệp hội Người mẫu Cao tuổi Hàn Quốc đang cung cấp chương trình đào tạo người mẫu và trình diễn trên sàn catwalk cho các ông bà ở độ tuổi 70 và 80. Họ sẽ dành hai giờ mỗi tuần tại hiệp hội được thành lập 7 năm trước này. Độ tuổi tối thiểu để trở thành thành viên là 45 tuổi.
Sáng kiến này tạo điều kiện để những người cao tuổi Hàn Quốc như bà Park Woo-hee (hơn 70 tuổi), thực hiện ước mơ sàn catwalk của mình. Bà nói với CNA: “Điều này thật thú vị và tôi nghĩ đây là một trong những điều tốt nhất mà phụ nữ chúng tôi có thể thích làm khi đã có tuổi”.
Người mẫu 84 tuổi Ha Yoon-jeong, đã gia nhập hiệp hội khoảng một năm trước, chia sẻ rằng hoạt động này khiến bà cảm thấy có động lực để thức dậy mỗi sáng.
Huấn luyện viên Kim Moo-young nói rằng ban đầu không dễ dàng gì để anh huấn luyện các học viên cao tuổi do khoảng cách tuổi tác.
Nhưng Kim Moo-young đánh giá: “Khi dạy các học viên khác và những học viên cao tuổi, tôi thấy các học viên cao tuổi đam mê và sẵn lòng học hỏi hơn nhiều. Chúng tôi đã nhóm lại ngọn lửa trong họ”.
1/3 trường mẫu giáo Hàn Quốc có thể đóng cửa trong vòng 4 năm tới
Tỷ lệ sinh giảm mạnh ở Hàn Quốc dự kiến dẫn đến việc đóng cửa khoảng 1/3 các trung tâm giữ trẻ và mẫu giáo ở nước này vào năm 2028.
Chăm sóc em bé sơ sinh tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một báo cáo của Viện Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em Hàn Quốc công bố ngày 30/1 cho thấy số lượng trung tâm giữ trẻ trên toàn quốc đã giảm 21,1%, từ 39.171 cơ sở trong năm 2018 xuống còn 30.923 cơ sở vào năm 2022. Tương tự, số lượng các trường mẫu giáo có mức giảm 5,1%, từ 9.021 xuống 8.562 trường cùng thời kỳ.
Dự báo chủ yếu xuất phát từ số lượng trẻ em từ độ tuổi sơ sinh đến 5 tuổi đang giảm dần. Báo cáo chỉ ra rằng xu hướng này sẽ còn trầm trọng hơn nữa.
Dựa trên dữ liệu từ năm 2022, cơ quan thống kê Hàn Quốc ước tính tỷ lệ sinh của "xứ sở kim chi" vào năm 2023 là 0,72 trẻ sinh ra trên một phụ nữ. Cơ quan này dự đoán số trẻ sơ sinh sẽ tiếp tục giảm hàng năm, với dự báo đáng chú ý là số trẻ em dưới một tuổi dự kiến giảm xuống dưới 200.000 bé vào năm 2026.
Số lượng tuyển sinh tại các trung tâm giữ trẻ ở Hàn Quốc tiếp tục xuống dốc, giảm từ hơn 1,41 triệu bé vào năm 2018 xuống còn 1,09 triệu bé vào năm 2022.
Tương tự, số học sinh nhập học mẫu giáo giảm từ 675.998 học sinh vào năm 2018 xuống còn 552.812 học sinh vào năm 2022, tương đương mức giảm 18,2%.
Báo cáo của viện trên dự báo số lượng trung tâm giữ trẻ và mẫu giáo sẽ giảm đáng kể, từ 39.053 vào năm 2022 xuống còn 26.637 vào năm 2028, nghĩa là khoảng 31,8% trong số các cơ sở có nguy cơ đóng cửa trong 4 năm tới.
Mức giảm dự kiến đặc biệt cao ở các thành phố lớn, với dự đoán mức giảm 39,4% ở Busan, 37,3% ở thủ đô Seoul, 37,3% ở Daegu và 34% ở Incheon.
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại một số lượng lớn các trường mẫu giáo và trung tâm giữ trẻ sẽ đóng cửa trong tương lai, đặc biệt là ở những khu vực không có nhiều học sinh, sẽ dẫn đến cơ sở hạ tầng chăm sóc trẻ em không đầy đủ và làm trầm trọng thêm tình trạng dân số ở những khu vực này.
Báo cáo cũng đề xuất sáng kiến hỗ trợ tài chính cho các cơ sở có nguy cơ đóng cửa và chỉ định các trung tâm giữ trẻ và trường mẫu giáo cụ thể ở những khu vực dễ bị tổn thương, củng cố cơ sở hạ tầng thiết yếu để đảm bảo hoạt động bền vững.
Để giải quyết bài toán nan giải về tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Hàn Quốc đã và đang đưa ra các ưu đãi tài chính cho các cặp vợ chồng sinh con và tăng khoản trợ cấp hằng tháng cho các bậc cha mẹ. Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng đã thành lập một nhóm đặc trách để xây dựng chính sách khuyến khích sinh con.
Từ năm 2006 đến nay, Chính phủ Hàn Quốc đã chi hơn 200 tỷ USD cho kế hoạch này nhưng gần như không hiệu quả. Thay vì được cải thiện, hiện tượng tỷ lệ sinh thấp lại đang ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.
'Quả bom hẹn giờ' nhân khẩu học ở Hàn Quốc sắp phát nổ Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hàn Quốc đã kéo dài suốt 30 năm khiến số lượng nam giới vượt xa số lượng nữ giới. Các chuyên gia nhận định "quả bom hẹn giờ" nhân khẩu học của Hàn Quốc sắp phát nổ. Nhân viên văn phòng ăn bữa trưa tại một cửa hàng tiện lợi ở Seoul, Hàn...