Tỷ lệ lao động có việc sau học nghề tăng
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình nông thôn mới (NTM), 5 huyện đang xây dựng NTM của TP.HCM.
Gồm Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ đẩy mạnh triển khai đào tạo nghề tại địa phương, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân.
Tại Hóc Môn, chính quyền xã Trung Chánh đang đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm tăng thu nhập, giúp người dân thoát nghèo bền vững. UBND xã phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện và Trường Trung cấp kinh tế – kỹ thuật quận 12, Trung tâm dạy nghề tư thục Tiến Thành, Trường dạy nghề Lê Thị Riêng tổ chức mở các lớp học nghề ngắn hạn tại địa phương.
Nông dân Củ Chi học nấu ăn để mở dịch vụ làm nông kết hợp du lịch.
Các học viên sau khi tham gia học nghề hiện nay hầu hết đa tư tao viêc lam, đi lam thuê ơ cac cơ sơ kinh doanh, doanh nghiêp… Chị Nguyễn Lê Hồng Trang (trú ấp Mới 2) cho biết, chị tham gia khóa học trang điểm cô dâu. Sau khi hoàn thành khóa học, chị đã mở tiệm cắt uốn tóc và trang điểm. Hiện mỗi tháng chị có thu nhập bình quân hơn 6 triệu đồng.
Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền các Chương trình tuyển chọn lao động đi làm việc tại nước ngoài và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp tại thành phố được tăng cường thực hiện, giúp người lao động có nhiều kênh thông tin để tìm hiểu và lựa chọn; tăng cường tần suất tổ chức phiên giao dịch việc làm để kết nối thông tin cung – cầu lao động. Nhờ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, không những tạo việc làm thường xuyên cho lao động trong gia đình mà còn giải quyết thêm việc làm cho một số lao động khác.
Video đang HOT
Ngoài ra, người lao động tại các huyện còn được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh. Theo đó, tổng số lao động đã được giải quyết việc làm từ đầu năm 2016 đến nay tại 5 huyện là hơn 69.000 người, trong đó nữ lao động là hơn 28.500 người.
Theo Danviet
Xã nghèo nhất ở TP. HCM sắp về đích nông thôn mới
Là một trong những xã nghèo nhất của TP.HCM, nhưng theo kế hoạch cuối năm nay xã Bình Lợi (Bình Chánh) sẽ là xã đầu tiên của thành phố hoàn thành chương trình nông thôn mới nâng cao.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất phèn chua Bình Lợi, giờ lão nông Phạm Văn Ba (ấp 1) mới thấy quê hương mình thật sự thay da, đổi thịt. "Tui còn không tin vào mắt mình. Cách trung tâm thành phố đâu có xa (khoảng 30km), vậy mà trước đây muốn vào xã Bình Lợi chỉ có đi bằng xuồng, ghe. Cầu, cống, đường sá nhỏ hẹp, nắng bụi mưa lầy. Đời sống người dân thì thấp kém. Giờ xã này thật sự đổi thay rồi", chỉ con đường Trương Văn Đa trước chỉ rộng 2m giờ nâng cấp lên 9m đang nhựa hóa, lão nông này nói.
Nhờ có cây mai vàng, nông dân xã Bình Lợi đã khấm khá hơn. Ảnh: T.Đ
Lột xác...
Giờ về xã Bình Lợi có hai thứ mà có thể nhận thấy rõ nhất là giao thông và đời sống người dân. Hai tuyến đường chính đi vào trung tâm xã là Trương Văn Đa và Vườn Thơm đã mở rộng và nhựa hóa. Xã đã cho xây mới cầu Bà Tỵ, cầu Thầy Thuốc và 4 cây cầu trên đường Trương Văn Đa (cầu Ông Oánh, cầu Năm Xuyên, cầu Độc Lập, cầu Tám Đại). Ngoài ra, theo Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lợi Lê Văn Minh, trên địa bàn xã đã xây dựng 23 tuyến đường nhựa, cấp phối đá dăm (41,2km), phần lớn là mở rộng các tuyến đường ven kênh. Hoàn thành các dự án xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ khu B,
Nhiều tuyến đường nội đồng trong khu A (ấp 3 và ấp 4) trước kia là đường đất, mưa lầy nắng bụi, người dân vận chuyển nông sản phải dùng xuồng, ghe, nay được nâng cấp thành đường trải đá rộng 6m. Vùng trũng khu B (ấp 1 và ấp 2) thường ngập trắng mỗi khi triều cường, giờ đang được đầu tư hệ thống đê bao thủy lợi khép kín, kết hợp làm đường giao thông nội đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Đường Vườn Thơm đang vào xuân. Ảnh: T.Đ
Ông Ba cho biết, trước đây, khi còn là phó ban nông nghiệp của xã, ông chỉ mong có con đường đất rộng rãi, trải đá dăm cho bà con nông dân vận chuyển nông sản bớt nhọc nhằn mà không có. Giờ, nhìn đâu cũng thấy đường nhựa thênh thang.
Đường mở đến đâu, ngành điện thắp sáng đến đó để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Những ngày giáp tết, nông dân mắc đèn thắp sáng cả cánh đồng mai vàng rộng hàng trăm ha để tỉa tót chuẩn bị thị trường tết. Cây mai đang trở thành cây trồng chủ lực của xã Bình Lợi. Vùng đất thấp trũng, đầm lầy này sau thời gian loay hoay, thắp thỏm với cây mía, hạt lúa, trái khóm... giờ đã tìm được cây trồng không chỉ xóa nghèo mà còn có thể vươn lên làm giàu.
Anh Trần Tứ Vương - một chủ vườn mai hơn 10ha cho biết, trước đây anh trồng lúa, nhưng hạt lúa chưa bao giờ đảm bảo được cuộc sống gia đình anh. Anh bắt đầu chuyển đất lúa sang trồng mai vàng. Và giờ, trang trại mai vàng của anh thuộc loại "khủng nhất" phía Nam. Mỗi năm, cây mai đã đem về cho anh tiền tỷ.
Theo UBND xã Bình Lợi, những năm 1990 trở về trước, người dân chỉ canh tác được một số cây trồng như mía, thơm, riềng. Do hệ thống đê bao thủy lợi và đường giao thông nội đồng không khép kín, nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp và bấp bênh, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn vì chỉ sống bằng nghề nông. Từ ngày có hệ thống thủy lợi, với sự định hướng của địa phương, nhiều nông dân chuyển sang trồng cây mai, nuôi cá, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đặc biệt, vùng chuyên canh cây mai với diện tích hơn 330ha đã được hình thành, cung cấp mai vàng cho thị trường cả nước.
Ông Nguyễn Văn Hồng -Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, xã Bình Lợi có thổ nhưỡng phù hợp để trồng mai, nên huyện quy hoạch vùng trồng mai 300ha ở đây. Người dân có thể bán cây mai con làm nguyên liệu cho các nơi, đồng thời giữ lại một số cây mai có gốc và bộ rễ đẹp để tạo mai bonsai, xây dựng thương hiệu. Trước mắt, địa phương có kế hoạch thành lập đường mai, hội chợ về mai để quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng.
Về đích đúng tiến độ
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lợi Lê Văn Minh, xã Bình Lợi sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. Củng cố các mô hình hợp tác kinh tế nông nghiệp, như: cá kiểng, cá thịt, cây mai... thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững gắn với đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. "Xã đang làm tiêu chí giao thông. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành đúng kế hoạch chương trình nông thôn mới nâng cao" - ông Minh thổ lộ.
Theo ông Thái Thành Tâm - Phó Chủ tịch HĐND huyện Bình Chánh, xã Bình Lợi đang làm rất tốt công tác thực hiện chương trình nông thôn mới nâng cao và đang về đích đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo của Thành ủy về chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Thiếu nữ 14 tuổi ở Nam Định bỗng dưng mất tích bí ẩn Đi làm về người thân không thấy Ánh Tuyết đâu nên đi tìm kiếm khắp nơi không thấy. Đến nay sau 4 ngày người nhà vẫn chưa có thông tin về cô. Gần 4 ngày nay, người thân vẫn chưa tìm thấy tung tích của Ánh Tuyết (14 tuổi, ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Theo bố của Ánh Tuyết, khoảng 17h...