Tỷ lệ lạm phát của Eurozone giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu, trong tháng trước, giá tiêu dùng tại Eurozone tăng 0,8%, thấp hơn so với ước tính trước đó là 0,9%.
Biểu tượng đồng euro. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ lạm phát tại Khu vực đồng euro (Eurozone) trong tháng 9/2019 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016 và giảm mạnh hơn ước tính trước đó.
Sự sụt giảm trên có khả năng làm gia tăng mối lo ngại về tình hình “ sức khỏe” của kinh tế Eurozone và có thể thúc đẩy một cuộc tranh luận tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về cách thức theo đuổi mục tiêu giữ lạm phát gần mốc 2% trong trung hạn.
Eurostat cho biết trong tháng trước, giá tiêu dùng tại Eurozone tăng 0,8%, thấp hơn so với ước tính trước đó là 0,9%.
Tuy nhiên, nếu không tính giá năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến, giá tiêu dùng tại Eurozone tăng 1,2% trong tháng Chín, so với mức tăng 1,1% trong tháng Tám, phù hợp với ước tính của Eurostat trước đó vào ngày 1/10.
Video đang HOT
[Eurozone nhất trí các chi tiết của một tiểu ngân sách cho khu vực]
Việc điều chỉnh hạ số liệu về lạm phát là dấu hiệu đáng lo ngại cho các nhà sản xuất khu vực, vốn đang phải đối mặt với sự sụt giảm sản lượng cũng như lòng tin của thị trường.
Cũng theo số liệu của Eurostat, thặng dư thương mại của Eurozone với phần còn lại của thế giới đã tăng lên 14,7 tỷ euro (16,2 tỷ USD) trong tháng Tám, so với mức 11,9 tỷ của cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu.
Số liệu được công bố ngày 16/10 cũng cho thấy những khó khăn trong hoạt động chế tạo, với xuất khẩu trong tháng Tám giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu giảm 4,1%, do căng thẳng thương mại toàn cầu. Hoạt động trao đổi thương mại giữa các quốc gia Eurozone cũng giảm 5,6%.
Bất chấp những đe dọa trừng phạt của Mỹ đối với các đối tác toàn cầu, dữ liệu mới nhất cho thấy thặng dư thương mại của Liên minh châu (EU) với Mỹ đã tăng lên 102,7 tỷ euro trong giai đoạn từ tháng 1-8/2019, so với mức 90,6 tỷ euro của cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc tăng lên 127,4 tỷ euro, so với mức 116,3 tỷ euro một năm trước đó./.
Trà My (TTXVN/Vietnam )
c
Eurozone kêu gọi các nước Đức, Hà Lan tăng chi tiêu để kích thích tăng trưởng
Đức và Hà Lan đang thực hiện nhiều chính sách để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại hai nước.
Biểu tượng đồng euro. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Ủng hộ lời kêu gọi của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hồi tháng trước, nhiều quan chức Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 9/10 kêu gọi các nước Đức và Hà Lan (hai quốc gia thành viên có thặng dư ngân sách) cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế quốc gia cũng như toàn khu vực Eurozone.
Tuy nhiên, các bộ trưởng tài chính của Đức và Hà Lan đều khẳng định, chính quyền Berlin và Amsterdam đã và đang thực hiện nhiều chính sách để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại hai nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Eurozone đang chậm lại khi Đức - nền kinh tế đầu tàu của khu vực - đang đứng trước nguy cơ suy giảm và giữ lạm phát không tăng. ECB đã kêu gọi các thành viên cần có những chính sách kích thích kinh tế, song các nền kinh tế Eurozone không có một chính sách hành động phối hợp chung nào.
Các quan chức hàng đầu Eurozone đã gây áp lực buộc Đức và Hà Lan sử dụng " không gian tài chính" (thuật ngữ chỉ tài chính công) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này cũng như của toàn khu vực sử dụng đồng tiền chung. Ủy viên Kinh tế và Tài chính Châu Âu Pierre Moscovici nhấn mạnh, Đức và Hà Lan cần phải hiểu rằng việc tăng cường đầu tư là vì lợi ích quốc gia của họ cũng như lợi ích cho "lục địa già".
Phát biểu tại cuộc họp thường kỳ các bộ trưởng tài chính Eurozone ở Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết nước này đang thực hiện một "chính sách tài chính rất to lớn", có thể xem là khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Đức đang thúc đẩy nhiều biện pháp chống biến đổi khí hậu khi thông báo sẽ chi 150 tỷ euro cho dự án chống biến đổi khí hậu trong vòng 10 năm tới.
[Đức: Nền kinh tế lớn nhất châu Âu có khả năng đối phó với khủng hoảng]
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Wopke Hoekstra cũng "gạt bỏ" áp lực yêu cầu nước này phải chi tiêu công nhiều hơn, do chính quyền Amsterdam cũng đã có nhiều khoản chi tiêu ngân sách lớn để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ cấu của nền kinh tế.
Cũng tại cuộc họp trên, Ủy ban Kinh tế và Tài chính châu Âu lưu ý nền kinh tế khu vực đồng euro đang tăng trưởng chậm lại, do đó cần có các chính sách tài chính kích thích tài khóa, hoặc khu vực sẽ phải đối mặt với một thời gian dài tăng trưởng thấp.
Hồi tháng 9/2019, Đức đã phải chịu những áp lực mới về tăng chi tiêu công và giúp phục hồi nền kinh tế, một ngày sau khi ECB cảnh báo Berlin đã chạm đến giới hạn khả năng ngăn ngừa suy thoái. Trước đó một ngày, để tránh nguy cơ suy thoái, Hội đồng thống đốc ECB đã nhất trí thông qua một gói biện pháp nới lỏng tiền tệ, nhằm hỗ trợ nền kinh tế Eurozone vượt qua các cú sốc từ bên ngoài.
Cụ thể, ECB quyết định cắt giảm lãi suất tiền gửi từ -0,4% xuống mức thấp kỷ lục mới -0,5%, đồng thời tái khởi động chương trình mua trái phiếu với quy mô 20 tỷ euro/tháng kể từ tháng 11/2019 nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Eurozone và ngăn chặn những dự đoán đầy quan ngại về lạm phát./.
Q.Chung (TTXVN/Vietnam )
Các thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm Chốt phiên giao dịch 23/9 các thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm sau khi hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit cảnh báo về sự suy yếu của nền kinh tế Eurozone, trong khi chứng khoán Mỹ đi ngang. Các thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm chốt phiên giao dịch 23/9 . Ảnh: THX/TTXVN Trên thị trường Phố Wall,...