Tỷ lệ bệnh nhân tim mạch nông thôn tử vong cao hơn thành thị
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “ Tầm quan trọng của chất lượng trong chăm sóc sức khỏe và vai trò dược sĩ” do Hội Dược sĩ Bệnh viện TP.HCM và Hội Dược Bệnh viện Hà Nội tổ chức ngày 21-7.
Cụ thể, trong phần trình bày về “Chất lượng hệ thống Y khoa Châu Á – Thái Bình Dương & Việt Nam”, ThS.DS. Đỗ Văn Dũng (Phó Tổng thư ký Hội Dược học, Trưởng Phòng Quản lý dược – Sở Y tế TP.HCM) nhấn mạnh, chất lượng của việc chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân.
Chất lượng điều trị và chất lượng thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh
“Ví dụ như tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn, vùng hẻo lánh được kê đơn các thuốc tim mạch phù hợp chỉ bằng một nửa so với bệnh nhân ở thành thị. Chất lượng trong điều trị đã dẫn đến kết quả thực tế là tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân sống tại các vùng nông thôn, hẻo lánh cao hơn ở thành thị” – dược sĩ Đỗ Văn Dũng dẫn chứng.
Video đang HOT
Tại hội thảo, gần 500 dược sĩ từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành lân cận đã cùng phân tích và thảo luận để làm rõ về các vai trò mang tính quyết định trong chất lượng điều trị cho bệnh nhân bao gồm: Vai trò người thầy thuốc/ Dược sĩ, vấn đề chất lượng thuốc,tuân thủ điều trị, các mô hình hợp tác trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân và làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Đặc biệt, với đề tài “Vấn đề tuân thủ điều trị và chất lượng thuốc: thách thức trong điều trị các bệnh mạn tính”, PGS.TS Lê Anh Thư (Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM) cho rằng, để đạt hiệu quả trong điều trị các bệnh mạn tính, trước hết cần cải thiện dịch vụ chăm sóc, tăng cường mối quan hệ thầy thuốc/nhân viên y tế với bệnh nhân, tăng cường tư vấn trực tiếp, gia tăng sự tuân thủ điều trị.
“Cùng đó, cần giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn, cải thiện chất lượng sống và hòa nhập được với cuộc sống xã hội; giảm tổng chi phí y tế bằng cách cung cấp cho bệnh nhân liệu pháp điều trị hiệu quả với thuốc chất lượng cao, giúp giảm hoặc ngăn ngừa tỷ lệ tàn phế, nhập viện và tử vong do các biến chứng của bệnh” – PGS.TS Lê Anh Thư nêu rõ.
Theo_An ninh thủ đô
Mổ nhầm chân: chuyên môn yếu kém hay tắc trách?
Bác sĩ mổ nhầm chân bệnh nhân đã không xem bệnh án trước khi mổ. Sự tắc trách này ngay lập tức đã gây hậu quả nghiêm trọng. trường hợp đầu tiên.
Hàng loạt những "lùm xùm" liên quan đến chuyên môn, trách nhiệm của ngành y thời gian qua khiến lòng tin của người dân với hệ thống y tế bị sụt giảm nghiêm trọng. Đơn cử như vụ cắt nhầm bàng quang cháu bé 21 tháng tuổi, hỏng một quả thận bác sĩ lại cắt cả hai, cháu bé đau tay phải mổ tay trái... và gần đây nhất là vụ bệnh nhân liệt chân trái bác sĩ mổ chân phải ở Bệnh viện Việt Đức - một bệnh viện ngoại khoa đầu ngành của cả nước khiến người dân càng băn khoăn, lo lắng.
Đã vậy, sau khi đã mổ nhầm chân phải, trước khi mổ tiếp chân trái, phía bệnh viện đã yêu cầu người nhà bệnh nhân đóng thêm 5 triệu đồng tiền viện phí để tiếp tục thực hiện ca mổ khiến người nhà bệnh nhân vô cùng bức xúc.
Sai sót, tai biến trong y khoa là điều không thể tránh khỏi và phải nói công bằng rằng, trong tất cả các ngành nghề đều có thể xảy ra sai sót. Nhưng riêng với ngành y, nơi nắm tính mạng con người, cái đáng quí nhất, nên một sai sót, tai biến nhỏ có thể ảnh hưởng đến sinh mạng, cuộc đời của một con người. Cho nên, nếu các ngành nghề trong xã hội yêu cầu sự cẩn trọng, đúng qui trình ở mức 10 điểm thì với ngành y yêu cầu đó phải nhân lên gấp 10 lần, thậm chí là vô cùng chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Vụ việc xảy ra ở Bệnh viện Việt Đức khiến dư luận xã hội băn khoăn, lo lắng hơn. Bởi, một bệnh viện lớn và uy tín mà lại xảy ra những chuyện như thế này thì còn biết tin vào đâu nữa?
Vậy chuyện mổ nhầm chân là do bác sĩ tắc trách hay trình độ chuyên môn kém? Có lẽ phần nhiều do tắc trách. Với một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành như Việt Đức, tay nghề bác sĩ luôn là điều đáng tự hào. Thế nhưng, tay nghề giỏi chưa phải là yếu tố quyết định đến sự thành công tuyệt đối của ca điều trị. Trong trường hợp này, vị bác sĩ mổ chính trong ca mổ đã không xem bệnh án. Khi vào mổ, vị bác sĩ này chỉ cầm chân bệnh nhân lên và hỏi "mổ chân này hả?" - một cách làm thật ẩu, đại khái và không thể chấp nhận được trong y khoa.
Lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức đã tạm đình chỉ chuyên môn đối với bác sĩ này vì đã vi phạm nội quy, quy định chuyên môn của bệnh viện, dẫn đến sự cố đáng tiếc trên.
Điều đáng buồn hơn, bác sĩ trong ca mổ này lại đang công tác tại một trường đại học y, không thuộc biên chế hay lao động hợp đồng của bệnh viện Việt Đức. Đã là thầy thì hơn ai hết phải hiểu rõ qui trình khi vào mổ như thế nào chứ không thể tự tin thái quá đến mức "liệt chân trái, mổ chân phải" như đã xảy ra.
Dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi: Không biết, khi giảng dạy cho sinh viên của mình, ông nói gì về qui trình điều trị, đặc biệt là qui trình phẫu thuật cho bệnh nhân? Nếu sinh viên của ông cũng giống thầy thì hậu quả sẽ thế nào?
Bác sĩ phẫu thuật nhầm đã xin lỗi, Bệnh viện Việt Đức cũng đã xin lỗi người bệnh và gia đình. Đó là những lời xin lỗi được đưa ra để xoa dịu nỗi đau với gia đình người bệnh. Còn thực ra, tất cả các gia đình khi có người thân, bạn bè vào bệnh viện đều không ai muốn nhận lời xin lỗi đó. Ngay lúc này đây, nhiều người là bệnh nhân, người thân, bạn bè... đều cầu mong đừng bao giờ bác sĩ, bệnh viện phải xin lỗi mình!/.
An Nhi
Theo_VOV
Những ca bác sĩ ngớ ngẩn đau chân phải mổ chân trái ở Việt Nam Anh Thảo, bà Phấn, bé Hào là những trường hợp đáng tiếc bị bác sĩ phẫu thuật nhầm do chủ quan, tắc trách khi làm việc. Chiều ngày 19/7, tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã xảy ra sự việc bác sĩ mổ nhầm chân đang gây xôn xao dư luận. Nạn nhân bị mổ nhầm chân là anh Nguyễn Văn Thảo...