Tỷ giá VND/USD sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2019?
Cục dữ trữ liên bang Mỹ ( Fed) phát đi thông điệp “ôn hòa chính sách” nhưng đồng USD trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục tăng so với các ngoại tệ chủ chốt khác. Trong nước, nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ giá VND/USD ngoài tác động từ USD trên thị trường thế giới, việc hỗ trợ xuất khẩu có thể khiến cho đồng nội tế mất giá tối đa 3% trong năm nay.
Năm 2018 được ghi nhận là một trong nhưng năm tăng giá mạnh nhất của đồng USD khi chỉ số US Dollar Index, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với với rổ 6 đồng tiền chủ chốt với mức tăng trên 4% giá trị.
Từ cuối năm 2018, sau khi Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu tạm dừng quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ, giới đầu tư bắt đầu dự đoán đồng USD sẽ bước vào giai đoạn giảm giá. Theo kết quả từ cuộc khảo sát 60 chuyên gia tiền tệ của Reuters trong cuối tháng 12.2018, đồng USD được dự báo sẽ giảm giá mạnh so với các loại tiền tệ chủ chốt trong năm 2019 và đồng euro có khả năng tăng hơn 6% lên mức 1,2 USD/EUR vào cuối năm nay.
Công ty chứng khoán MB (MBS) cũng từng dự báo, USD nhiều khả năng đã tạo đỉnh và sẽ đi xuống nhẹ trong năm 2019 (dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 là 2,3%).
Ôn hòa chính sách, USD vẫn không suy yếu như dự đoán
Thế nhưng, trên thực tế đã không như nhiều chuyên gia nhận định, sau khi giảm khoảng 2% vào tháng 12.2018 và chỉ số US Dollar Index đã phục hồi nhanh chóng. Chỉ tính từ đầu năm 2019 đến nay, chỉ số US Dollar Index đã tăng trên 1,5% so với đầu năm và xác lập mức đỉnh cao nhất trong 21 tháng tại 97,67 điểm vào ngày 7.3. Thậm chí, trong phiên ngày 7.3, chỉ số US Dollar Index còn leo lên mức đỉnh 97,71 điểm.
Diễn biến đồng USD
Mặc dù Fed đã xác nhận sự thay đổi trong chính sách tiền tệ theo hướng ôn hòa hơn, và cũng đã bỏ cụm từ “tiếp tục tăng dần lãi suất” trong cuộc họp chính sách tháng 1.2019 nhưng đồng USD vẫn tiếp tục nhận được những lợi thế so với các đồng tiền khác khi nhà hoạch định chính sách của những nước này đang phải từ bỏ, hoãn lại các kế hoạch thắt chặt tiền tệ.
Cụ thể, trong cuộc họp chính sách định kỳ tháng 3, NHTW Châu Âu ( ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục đồng thời còn đẩy lùi thời hạn dự kiến nâng lãi suất sang năm 2020, thay vì nửa cuối 2019 như dự kiến ban đầu.
Bên cạnh đó, ECB giảm dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung Eurozone năm 2019 xuống còn 1,1%, so với mức dự báo tăng 1,7% đưa ra hồi tháng 12.
Đồng thời, ECB cũng quyết định tung thêm một chương trình cho vay dài hạn lãi suất thấp mới để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại trong khu vực, giúp Các ngân hàng đảo nợ số khoản vau có tổng trị giá 720 tỷ Euro để tránh tình trạng thắt chặt tín dụng có khả năng khiến tăng trưởng kinh tế thêm tồi tệ. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2014, ECB triển khai một chương trình cho vay thuộc dạng này.
Tuyên bố của ECB được đưa ra giữa lúc đã có nhiều mối lo về sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu. Trước đó, NHTW Canada cho biết đang có sự không chắc chắn về khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới.
Video đang HOT
Brexit có những tác động làm tăng giá trị đồng USD
Đặc biệt, trong tháng 2 vừa qua, cuộc đối đầu thương mại Mỹ – Trung và vấn đề Brexit là những nhân tố chính ảnh hưởng đến biến động của thị trường. Kịch bản tồi tệ nhất là Brexit không thỏa thuận vào 29.3 và Mỹ chính thức tăng thuế bổ sung vào hàng hóa Trung Quốc từ 1.3 đã không xảy ra hoặc khó có thể xảy ra đã khiến cho các hàng hóa trú ẩn là vàng, JPY và trái phiếu chính phủ quay đầu giảm giá sau khi tăng mạnh trước đó.
Trong khi đó, đồng CNY của Trung Quốc cũng mất giá khi Chính phủ Trung Quốc hạ mức kỳ vọng đối với các chỉ số chính về tăng trưởng kinh tế và các số liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng (Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 2 giảm mạnh nhất trong 3 năm)
Giới chuyên gia cho rằng, đồng USD vẫn có giá trị đặc biệt trong bối cảnh kinh tế, chính trị vẫn còn nhiều bất định như hiện nay.
“Đồng bạc xanh vẫn có giá trị rất cao, nhà đầu tư họ vẫn đổ vào USD để có 1 giá trị vững vàng. Chính vì lý do này, USD vẫn được đẩy lên cao”, ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Theo các nhà phân tích, việc Fed không tăng lãi suất đồng USD lên hoặc chỉ tăng 1 lần trong năm 2019 sẽ làm giảm giá trị đồng USD. Tuy nhiên, lực kéo đó không đủ để bù trừ lại nhu cầu của thị trường. Chính vì thế, giá USD vẫn tăng mặc dù Fed không tăng lãi suất trong năm nay.
Tiền đồng giảm giá tối đa 3%
Trên thị trường trong nước, bước sóng của tỷ giá VND/USD cũng dày hơn. Tuy nhiên, so với 28.12.2018, tỷ giá VND/USD không có sự thay đổi lớn, gần như ngang, với giá trị thấp hơn so với năm 2018.
Tỷ giá bình quân VND/USD hiện quang ngưỡng 23.200 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá mua/bán cũng được các ngân hàng ổn định ở mức 23.150 VND/USD và 23.250 VND/USD.
Diễn biến cặp tỷ giá VND/USD trong thời gian qua
Theo các chuyên gia kinh tế, áp lực đối với lãi suất và tỷ giá hiện nay đã giảm rất nhiều so với năm trước. Sức ép lên VND trong năm 2019 được dự báo là không quá lớn, nhờ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước được củng cố và duy trì ở mức khá, USD nhiều khả năng sẽ đi xuống nhẹ trong năm 2019 khi Fed giãn tăng lãi suất. Ngoài ra, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư 7,2 tỷ USD trong năm 2018 sẽ tạo thêm dư địa cho ổn định tỷ giá tại Việt Nam.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo, năm 2019, khả năng USD không tăng nhiều, thậm chí có thể suy yếu hơn; lạm phát trong nước khả năng kiểm soát ở mức khoảng 4%, do giá hàng hóa thế giới tăng không lớn, áp lực lên tỷ giá giảm bớt.
Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2019, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ tăng nhẹ tỷ giá VND/USD, khoảng 1,5 -2%, nhằm cân đối hai mục tiêu là ổn định vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu.
Đồng USD mạnh lên so với VND nhằm hỗ trợ xuất khẩu
Đồng quan điểm, song chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, “Cho tới thời điểm này, tỷ giá vẫn ổn định, tuy nhiên từ giờ tới cuối năm giá vẫn tiếp tục biến động. Tỷ giá VND/USD sẽ mất giá khoảng 3% trong năm nay”.
Do đó, chuyên gia kinh tế khuyến cáo, các doanh nghiệp nên mua những hợp đồng giao trong tương lai. Những hợp đồng tương lai như vậy sẽ bảo đảm doanh nghiệp có thể mua được một số lượng ngoại tệ hay bán số lượng ngoại tệ với giá họ đã thương thảo và chốt với ngân hàng. Đây là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro do những biến động tỷ giá ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Theo dan viet
Lãi suất, tỷ giá biến động ra sao trong năm 2019?
Theo dự báo của Công ty chứng khoán MB (MBS), sang năm 2019, áp lực lên tỷ giá VND/USD nhiều khả năng sẽ giảm khi quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của FED đã đến giai đoạn cuối và kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ suy giảm mức độ tăng trưởng.
Tỷ giá 2019 dự kiến tăng khoảng 2% còn lãi suất VND sẽ tăng nhẹ 0,1-0,3%
Công ty chứng khoán MB (MBS) vừa có báo cáo cập nhật "Toàn cảnh kinh tế vĩ mô 2018 và dự báo 2019" trong đó đi sâu vào phân tích chính sách tài khoá và tiền tệ. Thông điệp chính được đưa ra: sang năm 2019, tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định quanh mức 6,8%; cung tiền tiếp tục kiểm soát chặt, tỷ giá biến động không quá 1,5-2% và chi thường xuyên vẫn là thách thức!
Toàn cảnh
Theo MBS, tăng trưởng GDP Việt Nam tích cực trong năm 2018 với mức tăng GDP đạt 7.08%, cao hơn so với mức tăng 6.81% của năm 2017. Nhiều khả năng, tăng trưởng GDP năm 2019 sẽ tiếp tục duy trì mức độ ổn định quanh mức 6,8%.
CPI 2018 tăng 3.54% so với cùng kỳ và tăng 2.98% so với đầu năm. Tuy vậy, lạm phát đã không còn ở mức thấp, cộng thêm tỷ giá chịu sức ép từ tình trạng đồng USD gia tăng trên thị trường thế giới khiến dư địa nới lỏng thêm chính sách tiền tệ của NHNN là khá thấp. NHNN đưa ra thông điệp kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý cho thấy quan điểm điều hành thận trọng trong năm 2018 và năm 2019.
Tỷ giá USD/VND tăng 2,6% so với đầu năm do áp lực tăng giá của USD trên thị trường tiền tệ thế giới song nhìn chung vẫn được duy trì ổn định trong năm 2018 tháng đầu năm nhờ nguồn cung USD khá dồi dào khiến dư địa hỗ trợ tỉ giá của NHNN tương đối cao.
Sang năm 2019, áp lực lên tỷ giá VND/USD nhiều khả năng sẽ giảm khi quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của FED đã đến giai đoạn cuối và kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ suy giảm mức độ tăng trưởng. Trong khi đó, nguồn ngoại tệ trong nước hiện tại khá dồi dào nhờ vào dòng vốn đầu tư nước ngoài, xuất siêu khá và các thương vụ bán vốn nhà nước. Do đó, nhiều khả năng tỷ giá VND/USD sẽ chỉ biến động nhẹ trong năm 2019 ở mức quanh 2%.
Vốn FDI giải ngân trong năm 2018 ước đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9.1% so với năm 2017; các nhà đầu tư chuyển từ mua ròng trái phiếu Chính phủ trong năm 2017 sang bán ròng năm 2018 với mức bán ròng nhẹ khoảng 900 tỷ VNĐ. Cán cân thanh toán thặng dư và dự trữ ngoại hối vẫn được duy trì ở mức cao là 63, 5 tỷ VNĐ.Việt Nam đã xuất siêu mạnh trong năm 2018 với mức xuất siêu là 7.2 tỷ USD.
2019: Kiểm soát chặt cung tiền
Trong năm 2018, NHNN đã ra nhiều văn bản điều hành chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt tốc độ và chất lượng tín dụng hệ thống. Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 2/8/2018 của NHNN trong đó không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trừ trường hợp đặc biệt và tiến hành kiểm tra các TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng đã cho thấy quan điểm điều hành rất thận trọng của NHNN.
Năm 2019, MBS cho rằng: định hướng chính sách tiền tệ của NHNN nhiều khả năng sẽ tiếp tục mang tính thận trọng như trong nửa cuối năm 2018. Thông điệp xuyên suốt được đưa ra là ổn định mặt bằng lãi suất thay vì hạ mặt bằng lãi suất.Tăng trưởng tín dụng được định hướng ở mức dưới 15% thấp hơn năm 2017 và 2018.Tăng trưởng cung tiền được định hướng ở mức 14 - 15% thấp hơn năm 2017 và 2018.
Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là kể từ 1/1/2019 trở đi sẽ giảm xuống còn 40%.Quy định này cũng sẽ khiến áp lực huy động của các NHTM tăng lên và làm giảm khả năng tăng trưởng tín dụng của các NHTM.(Thông tư số 15/2018/TT-NHNN trong đó quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp).
Hoạt động cho vay bằng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ song vẫn mở cho một số đối tượng cụ thể.Cho vay ngoại tệ ngắn hạn để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cho nhu cầu trong nước được thực hiện đến hết ngày 31/3/2019.Cho vay ngoại tệ trung, dài hạn để thanh toán nhập khẩu, thực hiện đến hết ngày 30/9/2019.Cho vay ngoại tệ ngắn hạn để thanh toán chi phí trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thì không bị giới hạn về thời gian.
Về tỷ giá, định hướng của NHNN là sẽ điều hành tỷ giá theo sát diễn biến của kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Tỷ giá sẽ không được neo cứng mà diễn biến linh hoạt hàng ngày và sẽ không có các diễn biến tăng giảm sốc như trong quá khứ.Với áp lực gia tăng của USD ở mức vừa phải, dự báo tỷ giá VND/USD sẽ tăng khoảng 1.5 -2% trong năm 2019.
Áp lực chi thường xuyên
Bức tranh tài khóa của Việt Nam đã bớt căng thẳng trong năm 2017 và 2018 khi thâm hụt ngân sách/GDP giảm mạnh nhờ nguồn thu từ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và mức tăng trưởng GDP khả quan. Tuy nhiên các nguồn thu từ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước không phải là nguồn thu ổn định do đó về dài hạn tình trạng căng thẳng tài khoá của Việt Nam vẫn còn. MBS dự báo, áp lực ngân sách sẽ trở lại vào năm 2020 và 2021.
Thu ngân sách Nhà nước 2018 ước đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng; chi ngân sách hơn 1,56 triệu tỷ đồng. Như vậy, bội chi ngân sách 204.000 tỷ đồng (khoảng 8,8 tỷ USD), bằng 3,67% GDP, tương ứng với tỷ lệ bội chi kế hoạch Quốc hội giao. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách tính theo phương pháp mới (không tính chi trả nợ gốc) sẽ khó phản ánh được thực trạng căng thẳng ngân sách. Chi trả nợ gốc trong năm 2018 dự kiến khoảng 147 nghìn tỷ VNĐ vẫn sẽ gây áp lực lên chính sách tài khoá của Việt Nam.
Dự kiến trong năm 2019 mức nợ công/GDP sẽ giảm nhẹ và đạt mức 61.4% đạt mức an toàn so với mức trần cho phép của Quốc Hội.
Đánh giá chung về chính sách tài khóa của Việt Nam, MBS khẳng định: việc phải dành phần lớn tiền ngân sách để trả nợ và chi thường xuyên sẽ tạo ra một rủi ro lớn cho việc đầu tư, hạn chế nguồn tiền đầu tư phát triển kinh tế. Nếu nghĩa vụ trả nợ nhiều sẽ gây rủi ro cho những khoản chi tạo ra năng suất lao động, giảm chi vào giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Do đó, ổn định chi thường xuyên sẽ là nhiệm vụ thách thức của Chính phủ thời gian tới.
Năm 2019, thị trường ngoại hối vẫn chịu sức ép từ lộ trình tăng lãi suất của FED song không còn quá mạnh và NHNN đủ khả năng điều tiết nhờ dự trữ ngoại hối cao với biên độ tăng tỷ giá VND/USD 2%. Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ quanh mức 15% và mặt bằng lãi suất điều hành sẽ có thể duy trì ở mức như hiện nay hoặc tăng nhẹ 0.25% do quan điểm thận trọng của NHNN. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nhiều khả năng chỉ tăng nhẹ 0,1 - 0,3% .
KHÁNH MINH
Theo tienphong.vn
Có nên đầu tư USD? Đồng USD đang có xu hướng tăng do do chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc leo thang, cũng như giữa Mỹ và một số nền kinh tế khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc chọn đồng USD như một tài sản đảm bảo ở thị trường Việt Nam liệu có phải là khôn ngoan? Đang có xu hướng tích trữ đồng...