Tỷ giá ngoại tệ ngày 5/9: Nhiều sức ép, USD giảm giá
USD giảm trong bối cảnh quan chức Fed chấp nhận duy trì lãi suất 0% dù lạm phát tăng.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,78 điểm, giảm 0,05%.
Quan chức Fed cho biết có thể điều chỉnh nâng các chính sách hỗ trợ dưới hình thức cam kết sẽ giữ lãi suất ở mức gần 0% cho đến khi lạm phát đạt 2,5% – vượt mức mục tiêu 2% do chính Fed đề ra.
Chủ tịch Fed Jerome Powell ngày 27/8 cho biết Fed đã thay đổi chính sách và sẽ cho phép lạm phát tăng để nền kinh tế Mỹ có thể tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Ông Powell nhấn mạnh sự thay đổi này có nghĩa lạm phát của Mỹ có thể tăng lên hơn mức mục tiêu 2% vào một thời điểm nào đó trước khi Fed sẽ có hành động bằng cách tăng lãi suất.
Video đang HOT
Phố Wall có phiên giảm mạnh nhất kể từ phiên 11/6 sau khi những dữ liệu kém khả quan được công bố. Giới đầu tư lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ phải trải qua một quá trình phục hồi khó khăn và kéo dài.
Trong khi đó, dữ liệu từ Chính phủ cho thấy thâm hụt thương mại đã tăng vọt 18,9% trong tháng 7.
Chứng khoán Australia ghi nhận mức giảm lớn nhất trong khu vực, với chỉ số S&P/ASX 200 mất 2,57%. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc cũng ghi nhận diễn biến tiêu cực, khi Shanghai Composite mất 1,56%, Shenzhen Component rớt 1,844% và HangSeng Index của Hồng Kông rớt 1,75%.
Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,32%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 cũng sụt 1,07%. Ở khu vực Đông Nam Á, chỉ số Straits Times của Singapore mất 1,57%. Hiện tại, chỉ số MSCI Asia (không bao gồm Nhật Bản) đang giao dịch thấp hơn 1,53%.
Ngày 4/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.206 đồng (tăng 3 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.852 đồng (tăng 11 đồng).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 23.090 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. Vietinbank: 23.083 đồng/USD và 23.263 đồng/USD. BIDV: 23.085 đồng/USD và 23.265 đồng/USD. ACB: 23.100 đồng/USD và 23.250 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/6: USD giảm giá, Euro tăng
Đồng USD suy yếu trong bối cảnh căng thẳng xung quanh vấn đề Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc.
Tỷ giá trong nước
Ngày 29/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.261 đồng (giảm 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.210 đồng (mua) và 23.390 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.210 đồng/USD và 23.390 đồng/USD. Vietinbank: 23.193 đồng/USD và 23.375 đồng/USD. BIDV: 23.205 đồng/USD và 23.385 đồng/USD. ACB: 23.220 đồng/USD và 23.370 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 99,808 tăng 0,41%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ tìm cách bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ khỏi những rủi ro khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc, bằng cách gây áp lực buộc các công ty này tuân thủ các quy định về kế toán và minh bạch của Mỹ.
Phát biểu tại Nhà Trắng trong buổi thông báo các biện pháp nhằm vào Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Hong Kong, Tổng thống Trump cho biết ông đang chỉ thị một nhóm công tác của tổng thống về các thị trường tài chính nghiên cứu các "hành vi khác nhau của các công ty Trung Quốc niêm yết trên các thị trường Mỹ với mục đích bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ".
Ông cho rằng các công ty đầu tư không nên để khách hàng của mình phải chịu những rủi ro lớn và tiềm ẩn khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc "không chơi cùng luật chơi", và các nhà đầu tư Mỹ có quyền được hưởng sự rõ ràng và minh bạch.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất ngân sách dài hạn cho giai đoạn 2021-2027 với số tiền lên đến 1.100 tỷ euro (1.212 tỷ USD) cùng với Quỹ Phục hồi kinh tế châu Âu 750 tỷ euro (826 tỷ USD) nhằm giúp các nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) vượt qua cuộc khủng hoảng chưa từng có kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Trong ngân quỹ 750 tỷ euro của Quỹ Phục hồi kinh tế châu Âu có 500 tỷ euro (551 tỷ USD) dành cho tài trợ và 250 tỷ euro (275 tỷ USD) là để cho vay. Số tiền 500 tỷ euro sẽ được EC huy động trên thị trường, sau đó sẽ chuyển thông qua ngân sách châu Âu cho các quốc gia thành viên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19. Để hưởng lợi từ chương trình, các nước sẽ phải xây dựng một kế hoạch đầu tư và cải cách phù hợp với những ưu tiên chính trị của EC,
Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/8: Nhiều sức ép, USD giảm giá USD giảm giá trong bối cảnh tình hình kinh tế không mấy khả quan và diễn biến mới tại Nhật Bản. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,40 điểm, giảm 0,65%. Hôm 27/8 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ...