Tỷ giá ngoại tệ ngày 19/6: USD tăng giá
USD tăng mạnh nhất trong một năm sau cuộc họp của Fed và tác động không cân đối vào thị trường châu Á dựa trên thước đo các động thái điều chỉnh rủi ro.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,51 điểm, tăng 0,48%.
Chủ tịch Fed, Jerome Powell cho hay, các quan chức Fed sẽ bắt đầu thảo luận về việc thu hẹp việc mua trái phiếu được sử dụng để hỗ trợ thị trường tài chính và nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch.
Fed dự báo tỷ lệ lạm phát Mỹ trong năm 2021, với chỉ số chi tiêu cá nhân (PCE) sẽ lên tới 3,4%, cao hơn mức 2,4% dự báo trong kỳ họp trước. Lạm phát của nước này trong tháng 5 vừa qua đã tăng mạnh nhất trong vòng 13 năm.
Áp lực lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2022, với CPE dự báo sẽ tăng 2,1%, cao hơn mức 2% dự báo hồi tháng 3.Fed dự báo lạm phát năm 2023 sẽ là 2,2%, cũng tăng so với con số 2,1% dự báo trước đây.
Tỷ giá ngoại tệ
Video đang HOT
Cùng với dự báo lạm phát tăng, các quan chức Fed kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ tăng từ mức 6,5% trong dự báo trước lên mức 7%, cao hơn nhiều so với con số dự báo tăng 4,2% đưa ra trong cuộc họp hồi tháng 12/2020.
Các quan chức Fed đã đẩy tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến trong bối cảnh lạc quan về thị trường lao động và lo ngại về lạm phát gia tăng, đồng thời đưa ra các dự báo cho thấy, Fed sẽ có hai đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2023.
Quan điểm mới của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về lãi suất đã ảnh hưởng mạnh tới các thị trường châu Á khi đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh, làm phức tạp triển vọng chính sách của các ngân hàng trung ương khác.
Đồng peso của Philippines, đồng Rupiah của Indonesia và đồng won của Hàn Quốc nằm trong số những đồng tiền có hiệu suất kém nhất kể từ khi Fed công bố chính sách.
Trong khi đó, giá dầu tiếp tục tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2018 sau khi dữ liệu cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ, thêm vào kỳ vọng về thị trường dầu đang thắt chặt khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và các nhà giao dịch hàng đầu dự đoán giá dầu sẽ tăng thêm.
Ngày 18/6 (giờ Việt Nam), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.148 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.975 đồng và bán ra ở mức 23.757 đồng.
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.865 đồng (mua) và 23.065 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.865 đồng/USD và 23.065 đồng/USD. Vietinbank: 22.870 đồng/USD và 23.070 đồng/USD. ACB: 22.890 đồng/USD và 23.050 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 10/6: USD yếu trước thời điểm quan trọng
Tỷ giá ngoại tệ ngày 10/6 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế suy yếu trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng trước thời điểm Mỹ công bố nhiều thông tin quan trọng.
Đầu phiên giao dịch 9/6 trên thị trường Mỹ (đêm 9/6 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 89,96 điểm.
Đồng USD trên thị trường quốc tế suy yếu trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng trước thời điểm Mỹ công bố nhiều thông tin quan trọng.
Trong ngày 10/6, các nhà đầu tư sẽ đón nhận thông tin về lạm phát Mỹ và kết quả cuộc họp chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB. Theo các dự báo, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 của Mỹ được sẽ tăng 0,5% so với tháng 4 và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu lạm phát tăng ở mức cao hơn, nhiều khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải tính tới việc thu hẹp chương trình mua tài sản 120 tỷ USD hàng tháng.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: USD yếu.
Đồng bạc xanh giảm còn do đồng Nhân dân tệ Trung Quốc đang tăng trở lại đỉnh 3 năm bất chấp những nỗ lực kìm hãm đà tăng của ngân hàng trung ương nước này.
USD giảm trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm lùi về ngưỡng 1,5%.
Dòng tiền trên thế giới có dấu hiệu chuyển vào thị trường cổ phiếu sau khi Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lên tới 5,6%, tăng 1,5 điểm phần trăm so với dự báo 4,1% trước đó.
Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 9/6, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 22.860 đồng/USD và 23.060 đồng/USD.
Tới cuối phiên 9/6, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.860 đồng/USD và 23.060 đồng/USD. Vietinbank: 22.855 đồng/USD và 23.055 đồng/USD. ACB: 22.880 đồng/USD và 23.060 đồng/USD.
Chốt phiên giao dịch 9/6, tỷ giá Euro đứng ở mức: 27.376 đồng (mua) và 28.518 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 32.005 đồng (mua) và 33.009 đồng (bán). Tỷ giá Yên Nhật ở mức 205,6 đồng (mua vào) và 214,2 đồng (bán ra). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.550 đồng và bán ra ở mức 3.662 đồng.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 8/6: USD hồi phục Tỷ giá ngoại tệ ngày 8/6 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế hồi phục nhưng triển vọng trong dài hạn vẫn khá u ám. Đồng bạc xanh bị cạnh tranh bởi nhiều thế lực mới. Đầu giờ sáng 8/6 (giờ Việt Nam), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với...