Tỷ giá, lãi suất sẽ ổn định
Trao đổi với báo giới, ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm nay, đồng thời cho rằng tỷ giá sẽ ổn định và lãi suất khó có dư địa giảm thêm.
Nhìn nhận của ông về triển vọng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay không được như cùng kỳ năm trước?
Ông Chidu Narayanan
Chúng tôi vẫn giữ nhận định Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 2 trong khu vực châu Á trong năm nay, chỉ đứng ngay sau Ấn Độ.
Cụ thể, dù tăng trưởng 6 tháng đầu năm thấp hơn nhưng cả năm sẽ vẫn đạt 6,9% như dự báo chúng tôi đã đưa ra vào đầu năm nay. Bởi, dù lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng không tích cực và đã kéo tăng trưởng chậm lại nhưng các lĩnh vực sản xuất và xây dựng vẫn là các động lực mạnh của tăng trưởng trong 6 tháng còn lại của năm nay, cũng như trong tương lai gần sắp tới.
Có rủi ro nào đối với dự báo khả quan trên không, thưa ông?
Tất nhiên cũng có một số rủi ro. Đơn cử, những rủi ro và biến động gia tăng trên các thị trường toàn cầu như giá dầu, hàng hóa cơ bản… có thể ảnh hưởng đến Việt Nam.
Trong đó, tôi cho rằng rủi ro lớn nhất là nhu cầu yếu đi từ các nền kinh tế lớn, ví dụ như kinh tế Mỹ dự báo tăng trưởng chậm hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa các nước, trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Thế nhưng nếu nguồn vốn FDI vẫn chảy vào Việt Nam mạnh mẽ thì sẽ tiếp tục hỗ trợ tốt cho tăng trưởng. Và về cơ bản thì các yếu tố giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt vẫn cao hơn so với các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng.
Một điểm quan trọng nữa là chúng ta cần sự tăng trưởng ổn định hơn là tăng trưởng quá nhanh vì như vậy sẽ không bền vững. Thế nên điều tôi muốn nói là Việt Nam có những động lực tốt để tăng trưởng nhanh nhưng chúng ta không phải cố gắng tăng trưởng bằng mọi giá. Theo nghĩa đó, nếu trong trường hợp các yếu tố rủi ro tiêu cực thì chúng ta cũng phải chấp nhận tăng trưởng thấp hơn.
Ông nói FDI là một động lực tốt cho tăng trưởng, vậy nhìn nhận cụ thể về vấn đề này thế nào?
Chúng ta thấy, lượng vốn FDI vào Việt Nam rất tốt trong những năm vừa qua. Chúng tôi dự báo năm 2016, vốn FDI sẽ còn mạnh hơn năm 2015, qua đó hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế cũng như sự ổn định của VND.
Chưa kể, do chi phí nhân công ngày càng cao tại Trung Quốc, nên có rất nhiều công ty muốn chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc, và Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất đối với họ…
Với dòng chảy vốn đó, ông dự báo gì về thị trường ngoại hối của Việt Nam thời gian tới?
Chúng tôi dự báo VND sẽ khá ổn định trong năm nay. Một số cơ sở cho nhận định này là:
Thứ nhất, việc NHNN áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm điều chỉnh theo ngày từ đầu năm nay là một động thái tích cực, cho phép NHTW đối phó nhạy bén, kịp thời hơn với các biến động của thị trường, tránh được các điều chỉnh tỷ giá một cách bị động và thường ở mức lớn như trước đây.
Thứ hai, việc dòng vốn FDI sẽ vẫn chảy vào mạnh và chủ yếu hướng đến khu vực sản xuất, điện tử một mặt tiếp tục là một động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai gần của Việt Nam, mặt khác sẽ hỗ trợ tốt cho ổn định tỷ giá.
Thứ ba, chúng tôi cũng nhận thấy, kỳ vọng về việc Fed tăng lãi suất trong thời gian qua đã giảm đáng kể, với chỉ 50% thị trường nhận định khả năng Fed sẽ tăng lãi suất một lần trong năm nay. Hơn nữa với các biến động mạnh trên thị trường toàn cầu hiện nay, như vấn đề Brexit thì chúng tôi cho rằng, Fed sẽ không tăng lãi suất một lần nào trong cả năm nay. Hơn nữa, với sự kiện Brexit xảy ra, thậm chí Fed có thể sẽ giảm lãi suất vào đầu năm tới. Điều này cũng giảm bớt áp lực đối với tỷ giá trong nước.
Vậy với đồng NDT của Trung Quốc thì sao, liệu có biến động lớn?
Tôi cho rằng ít có khả năng này. Vào thời điểm cuối năm nay, chúng tôi dự báo NDT sẽ ở mức 6,56 NDT/USD. Sở dĩ chúng tôi nhận định như vậy vì Trung Quốc cũng đã thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm theo ngày. Nếu trước đây chỉ dựa vào đồng USD thì nay dựa vào một giỏ tiền tệ. Mặt khác, NHTW Trung Quốc cũng rất muốn duy trì được tỷ giá ổn định.
Thêm một vấn đề mà người dân và DN Việt Nam đang quan tâm là lãi suất. Theo ông, với bối cảnh vừa nêu thì mặt bằng lãi suất có thể giảm thêm?
Tôi không thấy cơ sở để NHNN giảm lãi suất hơn nữa, vì hiện mặt bằng lãi suất đã rất thấp rồi. Thêm vào đó, tín dụng đã tăng khá tốt trong những tháng đầu năm và tôi tin tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục tăng tốt hơn nữa trong nửa còn lại của năm nay, qua đó phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đặt ra.
Tôi cho rằng đó cũng là mức tối ưu – mức vừa đủ cho các DN đầu tư kinh doanh và không quá cao để có thể gây tổn thương cho hệ thống. Với cách nhìn như vậy chúng tôi dự đoán, lãi suất sẽ ổn định từ nay đến cuối năm.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Thời Báo Ngân Hàng
Tỷ giá dự báo thay đổi lớn và nhanh hơn
Nhận định về thị trường ngoại hối thời gian qua, Báo cáo Kinh tế vĩ mô tháng 5/2016 của Trung tâm Nghiên cứu BIDV cho rằng, diễn biến tương đối ổn định, tỷ giá có xu hướng tăng nhẹ và dao động trong biên độ 22.290-22.320 VND/USD.
Tỷ giá USD/VND có thể tăng từ 2-3% để phù hợp với các diễn biến thị trường trong những tháng còn lại của năm 2016.
Các yếu tố tác động chủ yếu do: thị trường ngoại hối quốc tế đang dịch chuyển theo hướng tăng giá USD; kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng theo diễn biến của thị trường quốc tế, cũng như tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng.
Thị trường ngoại hối, theo Báo cáo của BIDV, sẽ duy trì sự ổn định trong tháng 6/2016 do cán cân thương mại vẫn ở mức tích cực. Theo đó, dự kiến trong tháng 6, tỷ giá biến động trong biên độ 22.300-22.500VND/USD. Mặc dù vậy, báo cáo này cũng cảnh báo rằng, nhiều khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 6 này.
"Có thể nhận định, tỷ giá sẽ có những thay đổi lớn hơn, nhanh hơn trong những tháng còn lại của năm 2016" - Phó tổng giám đốc OCB Đinh Đức Quang.
Thực tế, trong 5 tháng đầu năm 2016, kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng, có nhiều chuyển biến tích cực: doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 4/2016 tăng 1,3% so với tháng trước đó, mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2015; tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 5% trong tháng 4/2016; lạm phát tháng 4/2016 tuy tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua), nhưng vẫn cách xa so với mục tiêu (2%) và dự báo sẽ ổn định trong các tháng còn lại của năm.
"Số liệu kinh tế tích cực là cơ sở để Fed xem xét nâng lãi suất trong tháng 6, với mức dự đoán là 0,25% nếu tỷ lệ lạm phát gần mức mục tiêu và có ít lo ngại hơn về đà tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nói.
Liên quan đến vấn đề này, ở góc độ người theo dõi thị trường, ông Đinh Đức Quang, Phó tổng giám đốc OCB phân tích, thứ nhất, việc Fed có thể tăng lãi suất trong phiên họp tháng 6/2016 không phải là thông tin mới mang tính bất ngờ, mà ngay từ cuối năm 2015, thị trường đã tính toán đến các khả năng Fed có thể nâng lãi suất vài lần (mỗi lần 0,25%) trong năm 2016. Bản thân các mức lãi suất ngắn và trung hạn của đồng USD đã tính vào các dự báo này. NHNN cũng đã tính toán các thay đổi này vào các mức điều chỉnh tỷ giá USD/VND vào cuối năm 2015 để tạo sự ổn định cho những tháng đầu năm 2016. Do vậy, nhiều khả năng NHNN sẽ chưa điều chỉnh ngay tỷ giá USD/VND nếu Fed quyết định tăng lãi suất trong tháng 6.
Thứ hai, nhìn vào bức tranh tổng thể các nguồn cung cầu ngoại tệ vào ra Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, có thể thấy được sự thặng dư từ nhiều nguồn như xuất nhập khẩu, kiều hối, đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài; ngoài ra còn có nguồn cung từ sự chuyển đổi từ tích lũy ngoại tệ của cá nhân sang VND, sau khi lãi suất huy động USD giảm về 0%/năm. Thông tư 07/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 24 cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ đến 31/12/2016, tuy nhiên, đối tượng này có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay ngoại tệ. Do vậy, nếu NHNN vẫn duy trì chính sách quản lý huy động USD với lãi suất 0%/năm, thì thị trường chưa thấy khả năng diễn biến trái chiều với tình hình trong 5 tháng đầu năm.
Thứ ba, có một yếu tố mà thị trường sẽ phải cân nhắc, đó là nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ hơn trong nửa sau của năm 2016. Trong 5 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn ngành tăng khoảng 5%, một mức tăng khá so với cùng kỳ những năm trước. Tuy nhiên, toàn ngành đã lên kế hoạch tăng tín dụng từ 18-20% trong năm nay, do vậy, hoàn toàn có khả năng tín dụng các tháng tới sẽ tốt hơn. Trong đó, chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu vay trả ngoại tệ, nên việc mua bán ngoại tệ sẽ nhộn nhịp hơn và trong quá trình này, sẽ có những thời điểm cung cầu thị trường có chênh lệch đáng kể. Cơ quan quản lý đã áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm để bám sát hơn thực tế thị trường và đây sẽ là công cụ linh hoạt hơn trong việc định hướng tỷ giá, đáp ứng các nhu cầu, kỳ vọng hơn là cách cơ quan quản lý chỉ dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp, hỗ trợ.
"Có thể nhận định, tỷ giá sẽ có những thay đổi lớn hơn, nhanh hơn trong những tháng còn lại của năm 2016. Thông điệp của cơ quan quản lý gần đây cũng luôn mong muốn doanh nghiệp, cá nhân phải hiểu rõ, bám sát thị trường, chủ động quản lý rủi ro, không trông chờ vào sự bao cấp, che chắn, bảo vệ rủi ro từ cơ quan quản lý. Những sự điều chỉnh hợp lý từ 2-3% cho tỷ giá USD/VND hoàn toàn có thể xảy ra để phù hợp với các diễn biến thị trường, phù hợp với các bứt phá mạnh mẽ hơn từ tăng trưởng tín dụng, lưu chuyển tiền tệ, nhu cầu tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP mạnh mẽ hơn trong những quý còn lại của năm 2016", ông Quang nhấn mạnh.
Nhuệ Mẫn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Biến động tỷ giá nhất thời? Tỷ giá hối đoái tiền đồng/đô la Mỹ niêm yết của các ngân hàng đã tăng đáng kể từ cuối tuần trước, từ mức 22.300 đồng lên 22.450 đồng/đô la Mỹ vào ngày 31-5-2016. Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tỷ giá được chào mua/bán cao nhất ở mức 22.425-22.430 đồng/đô la Mỹ, trong khi tỷ giá niêm yết của Sở...