TV1 đấu giá Thuỷ điện Sông Bung 5 với giá khởi điểm 1.390 tỷ đồng
HĐQT CTCP Tư vấn Xây dựng điện 1 (TV1) vừa công bố Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 2/11 về việc thông qua giá khởi điểm bán đấu giá lại và phương án bán tài sản Nhà máy thủy điện Sông Bung 5.
Theo đó, TV1 sẽ bán đấu giá công khai Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5, giá khởi điểm đợt này là 1.390 tỷ đồng. Đây là giá đã bao gồm cả khoản nợ vay ngân hàng của dự án Sông Bung 5, nhưng không bao gồm thuế GTGT và các loại thuế phí, lệ phí…
Trường hợp bên mua muốn kế thừa hợp đồng vay vốn tín dụng của Sông Bung 5, bên mua phải thỏa mãn các điều kiện về kế thừa công nợ và chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại hợp đồng vay vốn tín dụng.
Trường hợp bên mua không kế thừa hợp đồng vay vốn, TV1 sẽ thực hiện tất toán hợp đồng với ngân hàng cho vay và bên mua có nghĩa vụ thanh toán khoản phí trả nợ trước hạn phát sinh tại thời điểm tất toán theo quy định trong hợp đồng.
Các khoản nợ phải thu, phải trả nhà thầu thực hiện thi công xây dựng công trình Sông Bung 5 sẽ thuộc về trách nhiệm của TV1. Thời gian đấu giá sẽ trong năm 2020.
Video đang HOT
Nhà máy thủy điện Sông Bung 5.
Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 được xây dựng trên Sông Bung nằm ở hạ lưu 2 dự án thủy điện A Vương và Sông Bung 4 thuộc tỉnh Quảng Nam. Dự án có công suất 57 MW với tổng mức đầu tư là 1.372 tỷ đồng trong đó vốn tự có của TV1 là 412 tỷ đồng; vốn vay thương mại là 960 tỷ đồng.
TV1 được thành lập năm 1982, tiền thân là Công ty Khảo sát thiết kế điện trực thuộc Bộ Điện lực. Đầu năm 2008, đơn vị chính thức được cổ phần hóa với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đến nay có vốn 267 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh truyền thống của TV1 vẫn là khảo sát, thiết kế và xây lắp các công trình về ngành điện với doanh thu năm 2019 là 476 tỷ đồng, chiếm 85% tổng doanh thu. Trong khi đó, nguồn thu từ thủy điện Sông Bung 5 là 85 tỷ đồng, đóng góp tỷ trọng 15% trong năm 2019.
Còn trong quý 3/2020 mới đây, doanh thu của công ty đạt 158 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ do doanh thu sản xuất điện tăng. Lãi gộp cùng kỳ đạt 21 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay tới 17 tỷ đồng chưa kể chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng gần 10 tỷ nên công ty báo lỗ 4,3 tỷ đồng.
Cổ phiếu TV1 được niêm yết trên HoSE kể từ 14/9/2010. Tuy nhiên đến 13/6/2018, cổ phiếu này đã bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE do kiểm toán từ chối đưa ý kiến.
Sau đó, TV1 được giao dịch trên UPCoM từ 22/6 năm nay với giá đóng cửa phiên chào sàn 18.700 đồng/cp. Thị giá cổ phiếu hiện nay chỉ còn 8.700 đồng/cp.
Pin Ác quy Miền Nam (PAC) tạm ứng cổ tức năm 2020 tỷ lệ 10%
Công ty cổ phần Pin Ác quy Miền Nam (Mã chứng khoán: PAC - sàn HOSE) thông báo tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020.
Theo đó, doanh nghiệp dự kiến tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 với tỷ lệ 10%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.000 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là 20/11 và ngày thanh toán là 14/12.
Được biết, với 46,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi trả tổng 46,5 tỷ đồng cho cổ đông trong đợt tạm ứng lần 1 năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 2.242,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 103,9 tỷ đồng, lần lượt giảm 0,9% và 10,2% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 65,3% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 3.670 tỷ đồng, lợi nhuận là 205 tỷ đồng và cổ tức không thấp hơn 15%.
Tính tới 30/9/2020, tổng tài sản giảm 9,3% về 2.251,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho là 578,3 tỷ đồng, chiếm 25,7% tổng tài sản; đầu tư tài chính ngắn hạn là 573,4 tỷ đồng, chiếm 25,5% tổng tài sản; tài sản cố định là 547,8 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng tài sản; các khoản phải thu là 320,1 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 04/11, cổ phiếu PAC giảm 100 đồng về 26.000 đồng/cổ phiếu.
Nhà đầu tư BOT: Từ khách hàng lớn biến thành con nợ lớn của ngân hàng Năm 2020 là một năm đầy biến cố và khó khan, dịch Covid - 19 đã tác động tiêu cực làm đa số doanh nghiệp đều điêu đứng, Chính phủ phải mở gói cứu trợ. Với các doanh nghiệp đầu tư BOT, lưu lượng phương tiện sụt giảm, không được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng, vốn nhà nước tham gia...