TV, smartphone đang trở thành tai mắt của nhà quảng cáo
Với việc cài đặt phần mềm theo dõi hành vi người dùng trên TV, smartphone, nhà quảng cáo có thể biết chính xác người dùng thích xem gì, vào thời điểm nào.
Khi Ellen Milz và gia đình bà xem Olympic mùa hè năm ngoái, chiếc TV cũng đang nhìn lại họ.
Bà Milz (48 tuổi), sống với chồng và 3 con tại Chicago, đồng ý làm một tình nguyện viên của công ty có tên TVision Insights. Công ty này theo dõi thói quen xem TV của người dùng, chẳng hạn bà đang cười hay khó chịu, theo dõi quảng cáo hay nhìn đi chỗ khác – bằng một thiết bị gắn trên đỉnh TV.
Dan Schiffman demo cách hoạt động của phần mềm theo dõi người dùng. “Vấn đề quan trọng nhất với nhà quảng cáo là người dùng có đang nhìn màn hình hay không”, ông nói. Ảnh: NYTimes.
“Công ty đó nói &’Chúng tôi sẽ đặt thiết bị này trong nhà bạn, kết nối với TV theo dõi bạn trong suốt sự kiện Olympic để biết bạn thích môn thể thao nào, biểu lộ cảm xúc của bạn và bạn xem với ai’”, bà chia sẻ. “Và tôi nói &’Tôi chẳng có gì phải giấu’”.
Bà Milz thừa nhận ý tưởng này thật kỳ quặc nhưng những e ngại đó nhanh chóng tan biến. Ban đầu, bà được tặng 60 USD, và một khoản 230 USD khác sau 4 đến 6 tháng.
TVision là một trong số những công ty muốn xâm nhập phòng khách của người dùng để tìm hiểu thói quen xem TV của họ, phục vụ các nhà quảng cáo. Nhu cầu tìm hiểu thói quen này ngày một lớn khi thói quen xem TV của người dùng thay đổi mạnh mẽ những năm qua. Họ là đối tác của những tên tuổi lớn như Weather Channel, NBC và Disney ABC Television Group.
Bằng cách cài đặt Microsoft Kinect (thường dùng để chơi game trên Xbox) trên TV, TVision theo dõi chuyển động mắt người dùng khi xem TV. Cảm biến bên trong thiết bị có thể ghi lại hoạt động của tất cả các thành viên gia đình trong căn phòng.
“Vấn đề lớn với các nhà quảng cáo TV là bạn có đang thực sự nhìn vào TV hay không?”, Dan Schiffman – Giám đốc của TVision – cho biết.
Schiffman sáng lập ra TVision, start-up với 30 nhân viên cùng với một bạn học khác.
Các công ty chi khoảng 69 tỷ USD/năm cho quảng cáo TV tại Mỹ và rất muốn biết làm cách nào phân phối số tiền đó một cách hợp lý. Nielsen và hệ thống 42.500 gia đình của họ từ lâu quyết định cách tiêu tiền của các nhà quảng cáo tại Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều người bắt đầu chỉ trích cách làm của Nielsen là cũ kỹ. Họ chọn các gia đình một cách ngẫu nhiên để đại diện cho xu hướng xem truyền hình ở tầm quốc gia.
TVision hiện làm việc với 2.000 gia đình (khoảng 7.500 người). Họ khẳng định chỉ nắm giữ thông tin, không lưu trữ hình ảnh hoặc video của người dùng.
Chẳng hạn, số liệu của họ có dạng “người số 124 tại gia đình số 6 đang chú ý đến TV ở khoảnh khắc này và không chú ý ở chương trình kế tiếp hoặc quảng cáo”.
Symphony Advanced Media cũng làm cách tương tự nhưng với 17.500 người dùng smartphone tại Mỹ, chủ yếu là điện thoại Android. Đổi lại, họ trả cho người dùng 5-12 USD mỗi tháng để theo dõi cách người dùng sử dụng smartphone.
Video đang HOT
Nó sử dụng microphone trên điện thoại để biết người dùng xem gì và yêu cầu họ hoàn thành khảo sát. Ứng dụng của họ có thể biết được nếu người dùng đang xem một show nào đó, sử dụng headphone khi đi xe bus.
Một dạng công ty khảo sát hành vi người dùng khác là RealityMine. Họ trả cho người dùng gần 90 USD/năm để cài một ứng dụng nhằm theo dõi mạng Internet trong gia đình.
Ứng dụng này có thể theo dõi hoạt động của 25 loại thiết bị trong nhà, chẳng hạn điện thoại, tablet, Xbox, Wii, Apple TV và Google Chromecast.
Thiết bị theo dõi người dùng đặt trên TV.
Mục tiêu của họ là “hiểu xem người dùng thích các thông tin đa phương tiện nào”, Charlie Buchwalter – CEO của Symphony cho hay.
Trong thời gian diễn ra Olympic, bà Milz đeo một chiếc FitBit và NBC có thể biết được nhịp tim của bà thay đổi ra sao khi xem các chương trình nhất định.
Do đó, dù TVision khẳng định không lưu trữ hình ảnh, video của người dùng, bảo mật vẫn là một nỗi lo. Trong tháng 2, Vizio – một trong những hãng sản xuất Internet TV lớn nhất thế giới – cho biết họ phải nộp 2,2 triệu USD tiền phạt vì thu thập và bán dữ liệu từ hàng triệu chiếc smart TV có dấu hiệu theo dõi người dùng.
Đức Nam
Theo Zing
Những cách biến TV thường thành smart TV
Chiếc TV của bạn mua đã lâu và thuộc đời cũ, không thông minh cho lắm? Bạn có thể dễ dàng biến nó thành chiếc smart TV và còn hơn thế.
Chỉ cần một thiết bị nhỏ gọn như chiếc Google Chromecast này, TV của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ khác thường.
Theo định nghĩa thông thường, smart TV là bất cứ chiếc TV nào cho phép bạn truy cập vào Internet. Ngày nay, smart TV không còn là khái niệm xa lạ, chỉ với số tiền khoảng 7-8 triệu đồng trở lên, bạn có thể dễ dàng sở hữu một chiếc TV thông minh có thể xem video trên YouTube, cài đặt ứng dụng và xem phim trực tuyến.
Thế nhưng không phải ai cũng dễ dàng thay thế chiếc HDTV cũ đang dùng, mua chiếc smart TV mới để tận hưởng hết tính năng thông minh và tiện lợi của chúng.
Vấn đề ở đây là tận dụng cái có sẵn chứ không phải chi gần chục triệu đồng ra mua cái mới. Ngay cả chiếc smart TV mới cũng có điểm yếu riêng, chẳng hạn nó không thể xem được một số chương trình đặc thù nếu bạn không sử dụng chương trình truyền hình trả tiền.
Ngoài ra, với tốc độ cập nhật sản phẩm như hiện nay, chiếc smart TV sẽ nhanh chóng lỗi thời chỉ trong 2-3 năm sau khi mua. Các chuẩn video mới ngày càng nhiều và smart TV không được cập nhật thường xuyên để tương thích với chúng.
Vậy tại sao bạn lại không tận dụng chiếc HDTV cũ, kết hợp với một số giải pháp công nghệ gọn nhẹ sau để biến nó thành chiếc smart TV trên cả thông minh?
Google Chromecast
Lựa chọn rẻ tiền nhất chính là Google Chromecast. Thiết bị gọn nhẹ có giá chỉ 35 USD này dễ dàng cắm vào cổng HDMI của chiếc TV. Sau khi cài đặt xong, bạn có thể dễ dàng phát nội dung giải trí độ phân giải cao từ máy tính, thiết bị di động lên TV, miễn là cả hai đều kết nối vào mạng Wi-Fi chung.
Chromecast rất dễ sử dụng. Bất cứ ứng dụng nào mà nó hỗ trợ, chẳng hạn YouTube hoặc Netflix, đều sẽ cho phép phát video thẳng vào TV.
Điểm yếu duy nhất của Chromecast là nó không phải thiết bị độc lập. Điều đó có nghĩa chiếc "smart TV" gắn Chromecast buộc phải có nguồn phát nội dung như điện thoại, tablet hoặc laptop.
Đầu phát nội dung Roku
Trên thị trường có khá nhiều loại đầu phát media nhưng Roku có vẻ tốt hơn cả với giao diện điều khiển rất dễ dùng, thậm chí cho cả những người không rành về công nghệ.
Roku tương thích tốt với hầu hết các dịch vụ phát nội dung thông dụng hiện nay như Netflix, Hulu, Amazon Video, ESPN... Nó được trang bị điều khiển từ xa riêng có sẵn nút tai nghe. Trường hợp không muốn làm phiền người khác, bạn có thể cắm tai nghe vào chiếc remote này để nghe tiếng TV giống như một chiếc headphone không dây.
Phiên bản Roku 4 mới nhất hiện nay hỗ trợ video HDR (High Dynamic Range) và 4K độ phân giải cực cao. Thực ra, tính năng 4K cũng không cần thiết nếu chiếc TV của bạn không hỗ trợ chuẩn 4K. Ở mức thông thường, bạn chỉ cần mua phiên bản Roku thấp hơn để giảm tối đa giá thành.
Roku có khá nhiều model, thế nên trước khi mua, bạn cần tham khảo kỹ xem model nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhất.
Máy tính mini Intel Compute Stick
Cả Chromecast và Roku đều rất tốt nhưng nếu bạn muốn biến chiếc TV thường của mình thành smart TV thực thụ thì Intel Compute Stick mới là lựa chọn đích thực. Khi đó, sức mạnh của cả chiếc máy tính sẽ xuất hiện trên chiếc TV của bạn.
Bạn không chỉ có các ứng dụng Windows 10 trên TV mà còn có thể dùng trình duyệt web Edge và tất nhiên có cả các nội dung video 4K. Chưa hết, bạn còn có thể dùng Office, check e-mail, vào mạng xã hội và nhiều thứ khác trên TV, đồng thời lưu được cả ảnh trên đó.
Chiếc máy tính bỏ túi Intel Compute Stick có kích cỡ chỉ to hơn chiếc USB một chút.
Intel Compute Stick còn cho phép đồng bộ với bàn phím không dây có trackpad điều khiển tiện lợi hoặc dùng luôn ứng dụng bàn phím điều khiển từ xa trên điện thoại. Nó giống như một chiếc PC chuyên dành cho giải trí gia đình (HTPC) có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, có thể đặt ở bất cứ chỗ nào.
Raspberry Pi
Nếu bạn không quan trọng chuyện HTPC có chạy hệ điều hành Windows hay không thì Raspberry Pi sẽ là lựa chọn rẻ tiền hơn. Nó tiêu thụ điện ít hơn, kích thước nhỏ nhắn hơn và chạy hệ điều hành Linux.
Raspberry Pi là giải pháp PC nhỏ gọn giá rẻ gắn vào TV.
Raspberry Pi cũng có bàn phím và ứng dụng điều khiển từ xa. Tốt nhất bạn nên chọn Raspberry Pi 3 vì nó được tích hợp Wi-Fi và Bluetooth. Thêm cáp HDMI, vỏ máy và thẻ microSD, tất cả chưa hết 50 USD, không quá tệ cho một chiếc PC đầy đủ chức năng trên HDTV.
Android TV Box hoặc Apple TV
Một lựa chọn khác bạn cũng có thể cân nhắc là sử dụng Android TV Box và Apple TV. Nếu bạn đang sử dụng iPhone và máy Mac thì nên đầu tư chiếc Apple TV sẽ tiện hơn bởi chúng tương thích với nhau tốt hơn.
Một chiếc đầu phát Android TV.
Còn nếu bạn đang dùng điện thoại Android với máy tính Chromebook hoặc Windows thì nên sử dụng Android TV Box. Cả hai đều có thể biến chiếc TV thường của bạn thành smart TV.
PlayStation 4 hoặc Xbox One
Cả hai game console này đều có tính năng phát video rất tốt. Điểm dễ nhận thấy nhất là chúng có ổ Blu-ray để xem phim độ phân giải cực cao. Chất lượng âm thanh cũng rất tốt, đặc biệt lý tưởng khi bạn có loa ngoài. Các hệ game console này sẽ hỗ trợ chuẩn HDR chỉ trong nay mai.
Dù là game console nhưng PS4 và Xbox One rất mạnh về phát đa phương tiện.
Xbox One là đầu phát media cực tốt. Nó hỗ trợ tất cả các dịch vụ của Microsoft trong đó có Groove Music và được trang bị máy chủ Plex trong trường hợp bạn cần dùng đến.
Trong khi đó, PlayStation 4 liên tục được cập nhật tính năng mới trong năm qua và nó cũng là đầu phát media cực tốt, chỉ có điều chi phí khá cao.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Samsung QLED TV sẽ về Việt Nam trong tháng 4 Samsung sẽ chính thức giới thiệu dòng QLED TV mới vào giữa tháng 3 trong sự kiện toàn cầu tại Pháp. Những model này cũng sẽ sớm về Việt Nam trong tháng 4. Samsung QLED TV sẽ về Việt Nam trong tháng 4. Samsung dự kiến đem toàn bộ dòng QLED TV mới của hãng về Việt Nam vào tháng 4. Trước đó...