Tuyệt đối không tiêm vắc xin khi trẻ có những dấu hiệu này
Trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin, cha mẹ cần chú ý những biểu hiện sau đây của con em mình để hoãn hoặc dừng tiêm, tránh những tai biến xấu có thể xảy ra.
Ảnh minh họa: Internet
Tiêm chủng mở rộng gồm vắc-xin phòng các bệnh gì?
Những bệnh truyền nhiễm và vắc xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.
Trong số 10 vắc xin trên, 2 vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là tiêm vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao – tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu sau sinh.
Đối tượng không được tiêm vắc xin
Với trẻ sơ sinh, chống chỉ định tiêm chủng hoặc tạm hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:
- Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
- Nghe tim bất thường
- Tri giác bất thường (ly bì hoặc kích thích, bú kém,…)
- Cân nặng dưới 2000g và có các chống chỉ định khác.
Với trẻ sơ sinh, khi trẻ sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C sẽ không nên tiêm vắc xin. Ảnh minh họa: Internet
Với trẻ em, chống chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau
Video đang HOT
- Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.
- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.
- Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.
- Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C; nghe tim bất thường.
- Nhịp thở nghe phổi bất thường.
- Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác.
Không tiêm chủng vắc xin cho những trường hợp
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib lần tiêm chủng trước hoặc vắc xin có thành phần DPT, viêm gan B, Hib như:
Sốt cao trên 39C trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm vắc xin.
Dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.
Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.
Khóc dai dẳng trên 3 giờ… trong vòng 1 ngày sau tiêm vắc xin.
Giảm trương lực cơ trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.
- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan….)
Sau khi tiêm vắc xin, cần đưa ngay trẻ đến viện nếu trẻ quấy khóc, vật vã, bứt rứt… Ảnh minh họa: Internet
Tạm hoãn tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib cho các trường hợp
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ sốt 37,5C hoặc hạ thân nhiệt 35,5 C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới truyền máu, các sản phẩm từ máu hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
- Cân nặng dưới 2000 gram
Những dấu hiệu sau khi tiêm chủng cần đưa trẻ đến viện ngay
- Tinh thần: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ,…
- Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch
- Sốt cao>39C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h
- Da nổi vân tím, chi lạnh
- Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú
- Co giật
- Phát ban
Đặc biệt, không tự ý dùng thuốc ở nhà khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm vắc xin. Khi dùng thuốc cần phải theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Theo Tiền phong
Tiêm vắc xin vẫn là cách tốt nhất để phòng bệnh
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mới đây đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng sai lệch thông tin về các loại vắc xin và những chương trình sử dụng vắc xin, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết vấn đề này.
Việt Nam đang tích cực nghiên cứu thêm các loại vắcxin nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh hiểm nghèo. Ảnh: Nhandan.
Giám đốc điều hành của UNICEF - bà Henrietta Fore bày tỏ lo ngại khi thực tế đang có khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh bỏ lỡ các lợi ích từ việc tiêm phòng mỗi năm, khiến chúng có nguy cơ mắc các loại bệnh và đẩy các cộng đồng cùng nhiều nước vào nguy cơ bùng phát các đại dịch.
Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ, năm 2014 dịch sởi bùng phát mạnh, hàng trăm nghìn trẻ em mắc bệnh nghi do sởi, trong đó hơn 6.000 trẻ được xác định mắc sởi, gần 150 cháu tử vong. Khi đó các bậc phụ huynh mới đổ xô cho con đi tiêm phòng vắc xin sởi khiến các điểm tiêm chủng quá tải. Ngay sau đó, Bộ Y tế cũng tổ chức nhiều đợt tiêm phòng sởi cho trẻ đến 14 tuổi. Nhờ vậy đến năm 2016, các ca bệnh sởi được ghi nhận thấp nhất trong vòng 10 năm qua với chỉ hơn 46 bệnh nhân trên cả nước.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp và do virus sởi gây ra. Bệnh tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Virus sởi lây lan rất mạnh trên diện rộng nên có thể gây thành dịch lớn, chu kỳ 2-4 năm một lần. Tất cả những người cơ thể chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bởi vậy, tiêm phòng vắc xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh.
Lý do những năm trước nhiều bậc cha mẹ lo ngại không cho con đi tiêm phòng là do đã xảy ra tai biến với 3 em bé ở Quảng Trị sau khi tiêm vắc xin sởi. Mặc dù sau đó nguyên nhân xảy ra tai biến đã được xác định là do tiêm nhầm thuốc, song nhiều người vẫn quy kết do văcxin và quyết định không cho con tiêm phòng ngừa. Theo Bộ Y tế khi ấy, tỷ lệ trẻ được chủng ngừa vắc xin sởi rất thấp, thậm chí tại Hà Nội, 90% trẻ mắc bệnh sởi chưa được tiêm phòng ngừa.
Theo PGS, TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), việc phát minh ra vắcxin được đánh giá là thành tựu y học vĩ đại của loài người. Vắcxin ra đời đã thật sự trở thành một loại vũ khí sắc bén, hữu hiệu để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Không có bất cứ can thiệp y tế nào đem lại hiệu quả to lớn như vắcxin trong việc giảm tỷ lệ mắc và chết vì bệnh truyền nhiễm. Đến nay, khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắcxin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đưa vắcxin vào sử dụng phổ cập cho người dân. Nhờ vắcxin, hằng năm thế giới đã cứu được khoảng 2,5 triệu trẻ em không tử vong do các bệnh truyền nhiễm.
Chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của WHO và UNICEF. Đến năm 1985 chương trình được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Từ năm 1986, đây được coi là một trong 6 chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Qua kết quả khảo sát cho thấy nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng mà các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, sởi đã giảm từ hàng chục đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng. Tiêm chủng mở rộng cũng đã bảo vệ được hàng trăm nghìn trẻ không mắc, không bị tử vong cũng như bị các di chứng của các bệnh đó để lại, bảo vệ hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa...
Hiện nay nguy cơ của các dịch bệnh truyền nhiễm vẫn còn rất nhiều tiềm ẩn, cho nên việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ là hết sức quan trọng. Nếu không duy trì tỷ lệ tiêm chủng, chắc chắn dịch bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát, lúc đó hậu quả thật khó lường hết được.
Hương Giang
Theo daidoanket
20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) vừa công bố, trong năm 2018 có 20 triệu trẻ em trên thế giới, hoặc trong 10 trẻ thì có hơn 1 trẻ, chưa được tiêm vắc xin phòng sởi, bạch hầu, uốn ván. 20 triệu trẻ em chưa được tiêm vắc xin sởi, bạch hầu, uốn ván...