Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu cao tốc Bắc-Nam
Bộ GTVT yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu để chọn được nhà thầu mạnh, có năng lực, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2.
Cùng với đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án cao tốc Bắc-Nam đang triển khai.
Tại Thông báo số 474/TB-BGTVT kết luận cuộc họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông của Bộ GTVT ngày 2/11 vừa qua, đối với dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các Ban QLDA tập trung tổ chức thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với 12 gói thầu (dự kiến khởi công) trước ngày 15/11/2022 để đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán trước khi ký hợp đồng xây lắp; đồng thời chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục tiếp theo để triển khai thi công vào cuối năm 2022.
Nhà thầu thi công một dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Các Ban QLDA phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cử cán bộ thường trực theo dõi tại địa phương, bảo đảm bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu (dự kiến khởi công) trước ngày 20/11/2022.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu để chọn được nhà thầu mạnh, có năng lực, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu. Giám đốc các Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng nếu để xảy ra tình trạng bán thầu và các vấn đề tiêu cực trong lựa chọn nhà thầu.
Với dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 1, từ nay đến cuối năm 2022 thời gian chỉ còn 2 tháng, khối lượng công việc còn lại rất lớn, đặc biệt là phải hoàn thành dự án thành phần Cam Lộ-La Sơn, thông xe kỹ thuật 3 dự án thành phần Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo- Phan Thiết, Phan Thiết- Dầu Giây.
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA đường Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thành các hạng mục trên tuyến chính của dự án Cam Lộ-La Sơn trong tháng 11/2022; hoàn thành các hạng mục còn lại và hoàn thiện các thủ tục để khánh thành đưa vào khai thác trong tháng 12/2022.
Ban quản lý dự án Thăng Long và Ban QLDA 7 kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công bảo đảm thông xe kỹ thuật các dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây trước ngày 31/12/2022.
Các Ban QLDA tập trung chỉ đạo các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, tài chính…tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu; các đơn vị tư vấn kịp thời xử lý vấn đề phát sinh bảo đảm không đình trệ thi công vì chưa có hồ sơ thiết kế xử lý.
Ngoài ra, đơn vị đại diện chủ đầu tư phải rà soát chặt chẽ để xem xét rút ngắn thời gian thanh toán, đơn giản hóa các thủ tục giải ngân, bảo đảm đúng quy định pháp luật để sớm thanh toán kịp thời cho các nhà thầu, không để thiếu vốn phục vụ thi công.
Video đang HOT
Các Ban QLDA còn được giao tăng cường kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ theo cam kết, xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm về chất lượng, tiến độ đúng quy định hợp đồng và xem xét không cho tham gia các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2./.
Bộ GTVT đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 với 25 gói thầu xây lắp, giá trị các gói thầu từ 3.000 – 8.000 tỷ đồng.
Theo quyết định của Bộ GTVT, các gói thầu xây lắp cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2 được chia theo tiêu chí độ dài, tính chất kỹ thuật, giá trị, đảm bảo không chia nhỏ gói thầu theo yêu cầu của Chính phủ.
-Theo đó, 7 dự án thành phần được chia với số lượng 2 gói thầu/dự án gồm Hàm Nghi-Vũng Áng dài 54km (gói 1 trị giá 4.456 tỷ đồng, gói 2 là 3.304 tỷ đồng).
- Vũng Áng-Bùng: (dài 56,1km với gói 1 là 5.300 tỷ đồng, gói 2 trị giá 5.400 tỷ đồng); Bùng-Vạn Ninh (dài 50km, gói 1 trị giá 3.939 tỷ đồng và gói 2 là 3.500 tỷ đồng).
-Dự án cao tốc đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ: (dài 65km, gói thầu 1 là 3.358 tỷ đồng, gói 2 là 3.476 tỷ đồng).
-Hoài Nhơn-Quy Nhơn: (dài 70,1km, gói số 1 trị giá 3.028 tỷ đồng, gói 2 là 2.440 tỷ đồng); Chí Thạnh-Vân Phong (dài 48km, gói 1 trị giá 4.393 tỷ đồng, gói số 2 là 4.440 tỷ đồng).
-Vân Phong-Nha Trang: (dài 83,35km, gói số 1 là 5.365 tỷ đồng, gói số 2 trị giá 3.549 tỷ đồng).
-Ba dự án thành phần có tổng giá trị các gói thầu xây lắp từ 12.000 tỷ đồng trở lên được chia thành 3 gói thầu/dự án gồm Quảng Ngãi-Hoài Nhơn (dài 88km) với gói thầu số 1 trị giá 3.500 tỷ đồng, gói thầu số 2 trị giá 5.300 tỷ đồng và gói thầu số 3 trị giá 5.600 tỷ đồng.
-Dự án đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh: (dài 61,7km) có gói thầu số 1 trị giá 3.960 tỷ đồng, gói thầu số 2 trị giá 3.055 tỷ đồng và gói thầu số 3 trị giá 6.241 tỷ đồng.
-Dự án đoạn Hậu Giang-Cà Mau: (hơn 73km) được chia thành gói thầu số 1 trị giá 7.256 tỷ đồng, gói thầu số 2 trị giá 3.835 tỷ đồng, gói thầu số 3 trị giá 3.334 tỷ đồng.
-Hai dự án thành phần chỉ có duy nhất một gói thầu là Bãi Vọt-Hàm Nghi (dài 35,32km) với gói thầu số 1 trị giá 6.044 tỷ đồng. Dự án đoạn Cần Thơ-Hậu Giang (dài 37,65km) với gói thầu số 1 giá trị 7.966 tỷ đồng.
Công trường cầu Rạch Miễu 2 vắng vẻ sau 7 tháng khởi công
Dự án cầu Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre khởi công ngày 29/3. Sau gần 7 tháng, công trình nghìn tỷ này thi công chậm chạp, không đảm bảo tiến độ.
Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông vận tải) - chủ đầu tư, công trình hiện chưa đạt tiến độ so với kế hoạch vì công tác giải phóng mặt bằng của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre khá chậm.
Gần 7 tháng qua, dự án cầu Rạch Miễu 2 chỉ mới thi công khoảng 2 km đường dẫn ở hạng mục trải vải địa và bơm cát trên địa phận tỉnh Bến Tre.
Trên công trường, chỉ vài công nhân làm việc.
"Mấy tháng nay chúng tôi không có mặt bằng sạch để triển khai xây dựng. Việc chờ đợi này mất nhiều thời gian hơn so với kế hoạch", anh T.L., quản lý thi công một gói thầu phía bờ Bến Tre, cho biết.
Nhiều nhà ở của người dân trong phạm vi dự án phía Bến Tre vẫn chưa được giải tỏa. Theo thông tin từ chủ đầu tư, tỉnh Bến Tre đã bàn giao 2,7/9,34 km, đạt gần 28% mặt bằng.
Cũng ở phía bờ Bến Tre, hiện các nhà thầu đang thi công gói thầu XL04, XL05. Trong đó, gói thầu XL04 đã hoàn thành khoan cọc nhồi mố A9 phía Bến Tre, sẽ tiếp tục thi công mố nhô thời gian tới. Gói XL05 trong giai đoạn khởi động một vài hạng mục nhỏ.
Còn ở phía bờ tỉnh Tiền Giang, hiện đã bàn giao được khoảng 0,19/6,84 km mặt bằng, chưa đủ điều kiện để thi công công trình. Trong ảnh là một khu dân cư phía bờ Tiền Giang - nơi sẽ có một số hạng mục chính của cầu Rạch Miễu 2. Tuy nhiên, nơi này chưa thực hiện giải phóng mặt bằng.
Cù lao Thới Sơn - nơi cầu Rạch Miễu 2 đi qua, nhà thầu chỉ mới phát quang một khu vực nhỏ để tập kết máy móc thiết bị. Ngoài lý do công tác giải phóng mặt bằng chậm, phía chủ đầu tư dự án còn cho biết các nhà thầu xây dựng thông báo khan hiếm nguồn cát lấp nên chưa thể đẩy nhanh thi công.
Để phục vụ thi công cầu Rạch Miễu 2, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tổ chức di dời 130 bè cá nằm trong hành lang an toàn thi công cầu.
Công tác di dời được thực hiện khá nhanh chóng dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân. Ngoài ra, tỉnh Bến Tre chi trên 1,6 tỷ đồng để hỗ trợ 18 hộ dân trong quá trình di dời bè cá. Hiện hầu hết bè cá được di dời đi nơi khác.
Dự án cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 17,6 km, quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h. Công trình có vốn đầu tư hơn 5.170 tỷ đồng, khi hoàn thành giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu Rạch Miễu hiện hữu.
Vành đai 3 TP.HCM qua Bình Dương 19.280 tỉ đồng thực hiện ra sao? Là công trình giao thông kết nối quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dự án vành đai 3 TP.HCM đặt mục tiêu tới tháng 6-2023 khởi công. Một khối lượng công việc đồ sộ đang chờ, công tác chuẩn bị diễn ra thế nào? Công tác cắm cọc giải phóng mặt bằng để xác định ranh thu hồi đất...